Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_2018.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018
- PHÒNG GIÁO DỤC CHÂU ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS KIM LONG Độc lập - Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9( tiết 132) THỜI GIAN : 45 PHÚT KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Cộng biết Tên Cấp độ thấp Cấp độ chủ đề cao ( văn bản) Chủ đề 1 Hiểu một số Hiểu chi tiết nghệ chi tiết nghệ thuật. thuật trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Số câu :1 Số Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % câu:1 Số điểm:2 Chủ đề 2 Nêu ý nghĩa Ý nghĩa bài thơ. một bài thơ trong các bài thơ đã học Số câu :1 Số Số điểm :2 Tỉ lệ:20% câu:1, Số điểm:2 Chủ đề 3 Nêu Hoàn cảnh sáng hoàn tác và mạch cảm cảnh ra xúc của bài thơ. đời và mạch cảm xúc bài thơ. Số câu :1 Số điểm:2.0 Tỉ lệ 20% Chủ đề 4 Viết một Phân tích thơ. bài văn ngắn phân tích đoạn
- thơ. Số câu :1 : Số Số điểm 4. Tỉ lệ 40 % câu:1 Số điểm 4 Tổng số câu :4 Số câu:1 Số câu: 1 Số câu:1 Số câu1 Số Số điểm :10 Số điểm: 2 Số điểm: 2 Số điểm:2 Số điểm:4 câu:5 Tỉ lệ %:100% Số điểm:10 KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 9( tiết 132) THỜI GIAN : 45 PHÚT Năm học : 2017 -2018 ĐỀ Câu 1: ( (2đ ) Nêu ý nghĩa của bài thơ: “Nói với con ” – Y Phương. Câu 2 : ( 2 đ ) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương. Câu 3: ( 2 đ ) Trong phần đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình? Câu 4: Cho câu thơ: Bỗng nhận ra hương ồi. a. ( 1đ ) Chép tiếp theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo trong bài thơ “ Sang thu”- Hữu Thỉnh b. (3 đ)Viết một bài văn ngắn phân tích những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời trong những câu thơ trên.
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN ( PHẦN THƠ) - LỚP 9- TIẾT 132 Câu 1 : - Mức đầy đủ: Nêu đúng ý nghĩa ( 2 đ ) - Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được một số ý (0.25- 1.5 điểm) - Mức chưa đạt: không nêu được nêu không đúng. (0 điểm) Câu 2 : (2điểm). HS nêu được hoàn cảnh sáng tác và trình tự mạch cảm xúc của bài thơ:Viếng lăng Bác a- Hòan cảnh sáng tác: Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác. Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này (1đ) b- Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác (trước khi vào lăng viếng Bác, khi vào trong lăng, trước khi ra về. (1đ) - Mức đầy đủ : Nêu được đúng và đủ hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác (trước khi vào lăng viếng Bác, khi vào trong lăng, trước khi ra về (2 điểm) - Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được một ý (1.0 điểm) - Mức chưa đạt: không nêu được nêu không đúng. (0 điểm) Câu 3: ( 2 điểm) - Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc - Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới - Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc - Mức đầy đủ : Nêu được các ý trên (2 điểm) - Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu được 1 ý (0.75 điểm) - Mức chưa đạt: không nêu được đầy đủ hoặc nêu không đúng. (0 điểm) Câu 4: ( 1 điểm ) ( Sai 1 lỗi trừ 0,25 đ) a. HS chép đúng ba câu thơ tiếp theo trong sách giáo khoa theo yêu cầu của đề. (1đ) b. HS nêu cảm nhận bằng một đoạn văn về những câu thơ đó qua việc đọc hiểu văn bản. (3 đ) Cụ thể là: Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: + Hương ổi phả trong gió se + Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không
- gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. +Sương chùng chình: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn - Cảm xúc của nhà thơ: + Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng .Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. ->những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, - Mức đầy đủ : Chép đúng đoạn thơ, về hình thức trình bày đúng bố cục bài văn, câu chữ rõ ràng. Trình bày được đúng và đủ ý như đã nêu - Mức chưa đầy đủ: Chỉ nêu chung chung chung chưa đạt hình thức (1.0) ( GV linh động) - Mức chưa đạt: không làm được. (0 điểm)
- TRƯỜNG THCS KIM LONGĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 Họ và tên: Tuần 27. Tiết 132 Lớp: 9a Năm học: 2017 -2018 Thời gian làm bài 45 phút Điểm Lời phê của cô Câu 1: ( (2đ ) Nêu ý nghĩa của bài thơ: “Nói với con ” – Y Phương. Câu 2 : ( 2 đ ) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương. Câu 3: ( 2 đ ) Trong phần đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
- Câu 4: Cho câu thơ: Bỗng nhận ra hương ồi. a. ( 1đ ) Chép tiếp theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo trong bài thơ “ Sang thu”- Hữu Thỉnh b. (3 đ)Viết một bài văn ngắn phân tích những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời trong những câu thơ trên.