Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 4 trang nhatle22 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_1_de_so_1_nam_hoc_2017.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 7 ĐỀ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: / /2017 I. TRẮC NGHIỆM (2đ) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: “(1) Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. (2) Hồng cốm tốt đôi (3) Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. (4) Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.” (Trích Ngữ văn 7 tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Tác giả của văn bản trên là: A. Thạch Lam B. Hồ Xuân Hương C. Hồ Chí Minh D. Xuân Quỳnh Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (2) là: A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. So sánh Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích là: A. Ngợi ca màu sắc và hương vị của riêng đặc sản cốm. B. Khắc họa sự hài hòa về hương vị và màu sắc của hồng và cốm biểu trưng cho sự gắn bó trong tình duyên lứa đôi. C. Miêu tả cách thức làm cốm riêng biệt của làng Vòng. D. Nhấn mạnh giá trị văn hóa của cốm gắn liền với lễ nghi truyền thống của dân tộc. II.TỰ LUẬN (8đ) Câu 1 (4đ): a) Đặt một câu văn nêu ngắn gọn nội dung của bài thơ “Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh, trong đó có sử dụng quan hệ từ. (Gạch chân, chỉ rõ) b) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ sau: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) c) “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đong đầy tình bà cháu - một biểu hiện đáng trân trọng trong tình cảm gia đình của con người Việt Nam. Em sẽ làm gì để nuôi dưỡng, vun đắp tình cảm trong gia đình mình? Câu 2 (4đ): Ngôi nhà thân yêu gắn với bao kỉ niệm, gợi biết bao niềm thương nỗi nhớ trong mỗi người. Hãy viết một bài văn nêu những cảm nghĩ của em về nơi chốn thân yêu ấy. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 1 Môn: Ngữ văn 7 I. TRẮC NGHIỆM (2đ) Câu 1 - 0.5đ 2 - 0.5đ 3 - 0.5đ 4 - 0.5đ Đáp án A B B B, D Lưu ý: Với câu có hai đáp án đúng, trả lời thiếu hoặc thừa đáp án đều không cho điểm. II.TỰ LUẬN (8đ) Câu 1 (4đ): a) HS đặt câu nêu nội dung bài “Cảnh khuya” - Đúng nội dung: miêu tả cảnh đêm trăng nơi núi rừng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện 0.25đ tình yêu thiên nhiên, nỗi niềm lo lắng cho dân cho nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. - Đúng cấu trúc ngữ pháp 0.25đ - Có dùng, gạch chân chỉ rõ quan hệ từ 0.5đ b) Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: điệp ngữ “lồng” 1đ - Tác dụng: + Làm đoạn thơ sinh động, giàu hình ảnh. 0.25đ + Khắc họa sự đan cài, quấn quýt của cảnh vật 0.75đ c) HS nêu được ít nhất 2 việc làm cụ thể: vâng lời ông bà, cha mẹ; quan tâm, giúp đỡ 1đ ông bà, cha mẹ Câu 2 (4đ) 1. Một số yêu cầu: a) Về hình thức: - Kiểu bài biểu cảm. - Đúng hình thức 1 bài văn, đầy đủ bố cục - Diễn đạt mạch lạc, lưu loát, không sai lỗi chính tả. b) Về nội dung: HS tùy chọn trình tự biểu cảm nhưng cần đảm bảo các nội dung chính sau:  Mở bài: Giới thiệu về ngôi nhà thân yêu của em và tình cảm về ngôi nhà.  Thân bài: Biểu cảm về ngôi nhà thân yêu qua các khía cạnh như. Vẻ đẹp của ngôi nhà (vị trí, cảnh quan, những góc yêu thích ) Kỉ niệm sâu sắc với ngôi nhà thân yêu (vui, buồn ) Ngôi nhà trong trái tim em: nơi có ba mẹ thân yêu; bến đỗ bình yên; nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước  Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình. 2. Biểu điểm: - Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc, văn viết giàu hình ảnh, sáng tạo. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả hay diễn đạt. - Điểm 3 điểm: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, nội dung sâu sắc. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả hay diễn đạt. - Điểm 2: Nội dung sơ sài, còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. Tùy vào bài viết cụ thể, giáo viên cho các thang điểm còn lại. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Ngày thi: /12/2017 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Học sinh được củng cố những nội dung kiến thức cơ bản đã học về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. 2. Tư tưởng: - Học sinh thấy được vai trò của các kiến thức đã học trong giao tiếp và trong cuộc sống - Học sinh được rèn luyện ý thức trung thực trong kiểm tra 3. Kĩ năng: - Học sinh được rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu đề bài, viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, nội dung, bố cục rõ ràng. - Học sinh được rèn kĩ năng phân tích cảm thụ văn học qua những hình ảnh, những nét nghệ thuật đặc sắc. 4. Phát triển năng lực: tư duy sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật ngôn ngữ, giải quyết vấn đề II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VẬN VẬN DỤNG MỨC ĐỘ BIẾT HIỂU DỤNG CAO TỔNG NỘI DUNG TN TL TN TL TN TL TN TL Tác giả/ tác phẩm 0.5 0.5 Phương thức biểu đạt/ 0.5 0.5 Thể thơ Nghệ thuật 0.5 0.5 Nội dung 0.5 0.5 Quan hệ từ 1 1 Biện pháp tu từ 1 1 2 Liên hệ thực tiễn 1 1 Viết bài văn biểu cảm 1 3 4 Tổng 2 3 2 3 10 Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung