Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

docx 5 trang nhatle22 2190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_lich_su_lop_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn

  1. UBND HUYỆN AN LÃO TRƯỜNG THCS THÁI SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: LỊCH SỬ 6. Thời gian làm bài: 45 phút Giáo viên ra đề : Dương Thu Oanh MA TRẬN ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Cộng (TNKQ) TNKQ TL Thấp Cao Chủ đề 1: Chương III- Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập. Nhận biết Hiểu được: Bài 17: Cuộc được: Lập niên k/n Hai Bà - diễn biến - vì sao gọi là biểu các Trưng. cuộc k/n thời kì Bắc cuộc HBT. thuộc. khởi Bài 18: Trưng - kinh đô nghĩa Vương và cuộc nước ta thời - ng.nhân nhà tiêu biểu k/c chống xâm Trưng Hán nắm độc lược Hán. Vương; quyền về sắt ở của thời nước ta; kì Bắc Bài 19, 20: Từ - âm mưu thuộc. sau Trưng - Biết sự kiện đồng hóa Rút ra Vương đến cuộc khởi thâm độc của bài học trước Lý Nam nghĩa Bà nhà Hán. thực Đế (giữa tk I Triệu năm tiễn. đến giữa tk 248. VI). - Bài 21, 22: - Biết kinh Khởi nghĩa Lý đô nước Vạn Bí. Nước Vạn Xuân. Xuân (542- - Biết được: 602) sự tôn kính của n.dân đ/v Triệu Quang Phục trong cuộc k/c chống quân Lương, - Bài 24: Nước Cham-pa từ tk II đến tk X. - Hiểu được các thành tựu
  2. nghệ thuật của Cham-pa. Số câu 5 5 1 11 Số điểm 1,25 1,25 4,0 6,5 Tỉ lệ % 12,5 12,5 40 65 Chủ đề 2: Chương IV: Bước ngoặt Hiểu được: l.sử ở đầu thế kỉ X: - ý nghĩa của - Bài 26: Cuộc việc Khúc đấu tranh Thừa Dụ tự giành quyền tự xưng là tiết độ chủ của họ sứ. Khúc và họ - Giải Dương. thích - Bài 27: Ngô - công lao của được ý Quyền và Ngô Quyền nghĩa của chiến thắng trong chiến chiến Bạch Đằng thắng Bạch thắng năm 938. Đằng. Bạch Đằng năm 938. Số câu 2 1 3 Số điểm 0,5 3,0 3,5 Tỉ lệ % 5 30 35 Tổng số câu 5 8 1 14 Tổng số điểm 1,25 4,75 4,0 10 Tỉ lệ % 12,5 47,5 40 100
  3. ĐỀ BÀI: I, Trắc nghiệm: 3 điểm. Câu 1: Dòng nào nói đúng trình tự diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? A. Mê Linh  Cổ Loa  Luy Lâu B. Cổ Loa  Luy lâu  Mê Linh C. Chu Diên  Mê Linh  Cổ Loa D. Chu Diên  Cổ Loa  Luy Lâu Câu 2: Trưng Vương dựng kinh đô ở: A. Cổ Loa B. Phong Khê C. Luy Lâu D. Mê Linh Câu 3: Chính sách cai trị thâm độc nhất của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là: A- Cử người Hán trực tiếp cai quản tới cấp huyện. B- Áp đặt chế độ thuế khóa, lao dịch và cống nạp nặng nề. C- Bắt thợ thủ công giỏi sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp. D- Di dân Hán sang giữ đất và thực hiện chính sách đồng hoá toàn diện. Câu 4: Vì sao nhà Hán nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao? A. Vì ở Trung Quốc thiếu sắt. B. Vì sắt là loại nguyên liệu quý hiếm. C. Bắt dân ta khai thác để đem về Trung Quốc. D. Hạn chế phát triển sản xuất và sử dụng sắt làm vũ khí chống lại chúng của nhân dân ta. Câu 5: Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ta nhằm mục đích gì? A. Đồng hóa dân tộc ta. B. Bắt dân ta học thêm một thứ tiếng nữa. C. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục của người Hán. D. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán. Câu 6: Ai là người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”? A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Triệu Thị Trinh D. Bùi Thị Xuân Câu 7: Kinh đô của nước Vạn Xuân đặt ở đâu? A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Mê Linh (Vĩnh Phúc). C. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). D. Hoa Lư (Ninh Bình). Câu 8: Ai là người được nhân dân tôn kính gọi là Dạ Trạch Vương? A. Lý Nam Đế B. Lý Phật Tử C. Triệu Quang Phục D. Lý Thiên Bảo Câu 9: Thành tựu nghệ thuật đặc sắc nhất của cư dân Cham- pa là: A. các bức tượng Phật. B. các công trình kiến trúc đền chùa. C. kiến trúc kinh đô được xây dựng đặc sắc. D. tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi. Câu 10: Việc Khúc Thừa Dụ xưng là tiết độ sứ có ý nghĩa gì? A. Khằng định đất nước đã giành được quyền tự chủ. B. Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường. C. Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ. D. Mở ra thời kì cai quản đất nước của họ Khúc. Câu 11: Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai năm 938? A. Làm nhụt ý chí của quân xâm lược.
  4. B. Khẳng định chủ quyền của dân tộc. C. Đánh tan mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc. D. Đánh tan âm mưu xâm lược của Nam Hán, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước. Câu 12: Vì sao gọi lịch sử dân tộc ta thời kì từ giữa thế kỉ I đến đầu thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc? A. Vì đây là thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. B. Vì đây là thời kì nước ta được các triều đại phong kiến phương Bắc giúp đỡ. C. Vì đây là thời kì nước ta cai trị các triều đại phong kiến phương Bắc . D. Vì đây là thời kì nước ta giành độc lập và ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc. I, Tự luận: 7 điểm. Câu 1: (4 điểm) Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của dân tộc ta trong thời kì Bắc thuộc? Qua các cuộc khởi nghĩa đó, em hiểu được điều gì quý báu mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta ngày nay? Câu 2: (3 điểm) Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta?
  5. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM: I, Trắc nghiệm: 3 điểm- mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D D D A C C C Câu 9 10 11 12 Đáp án D A D A II, Tự luận: 7 điểm: Câu Nội dung Điểm * Các cuộc k/n tiêu biểu thời kì Bắc thuộc: 1 - Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (0,75). - Năm 248: khởi nghĩa Bà Triệu. (0,75). - Năm 542: Khởi nghĩa Lí Bí. (0,75). - Năm 713-722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. (0,5). - Năm 776- 791: Khởi nghĩa Phùng Hưng. (0,5). * Điều quý báu mà tổ tiên để lại cho chúng ta là: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc. (0,75). 2 Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta bởi vì: - Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân xâm lược nước ta, mặc dù sau 1,5 trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại thêm một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập 1,5 của dân tộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho tổ quốc. Xác nhận của BGH: Người duyệt đề: Người ra đề: Lê Văn Triển. Dương Thị Thu Oanh