Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì 2 (Bản đẹp)

docx 11 trang nhatle22 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì 2 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_hoc_ki_2_ban_dep.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì 2 (Bản đẹp)

  1. BÀI 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Câu 1. Các loại luật liên quan đến quyền trẻ em là? A. Hiến pháp. B. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. C. Luật hôn nhân và gia đình. D. Cả A,B,C. Câu 2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được giáo dục. D. Cả A,B,C. Câu 3. Biểu hiện của quyền được bảo vệ là? A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch. B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể. C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự. D. Cả A,B,C. Câu 4. Biểu hiện của quyền được chăm sóc là? A. Trẻ em được sống chung với bố mẹ. B. Trẻ em được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. C. Trẻ em tàn tật được giúp đỡ trong việc phục hồi chức năng. D. Cả A,B,C. Câu 5. Biểu hiện của quyền được giáo dục là? A. Trẻ em được đi học. B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. D. Cả A,B,C Câu 6. Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được giáo dục. D. Cả A,B,C. Câu 7. Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được giáo dục. D. Cả A,B,C.
  2. Câu 8. Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là? A. Cha mẹ. B. Người đỡ đầu. C. Người giúp việc. D. Cả A,B. Câu 9. Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? A. Dưới 12 tuổi. B. Dưới 14 tuổi. C. Dưới 16 tuổi. D. Dưới 18 tuổi. Câu 10. Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được giáo dục. D. Cả A,B,C BÀI 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 D Câu 6 A Câu 2 D Câu 7 C Câu 3 D Câu 8 D Câu 4 D Câu 9 C Câu 5 D Câu 10 B BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Câu 1. Ngày môi trường thế giới là ? A. 5/6. B. 5/7. C. 5/8. D. 5/9. Câu 2. Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên? A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
  3. B. Rừng. C. San hô. D. Cá voi. Câu 3. Môi trường bao gồm các yếu tố nào dưới dây ? A. Ngôi nhà. B. Rừng. C. Rác thải. D. Cả A,B,C. Câu 4. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là? A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Thiên nhiên. C. Tự nhiên. D. Môi trường. Câu 5. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là? A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Thiên nhiên. C. Tự nhiên. D. Môi trường Câu 6. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đó là? A. Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa. B. Tạo cho con người phương tiện sinh sống. C. Tạo cho con người phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. D. Cả A,B,C. Câu 7. Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền? A. 1.000.000đ - 2.000.000đ. B. 2.000.000đ - 3.000.000đ. C. 3.000.000đ - 4000.000.đ. D. 3.000.000đ - 5.000.000đ. Câu 8. Hành động nào là bảo vệ môi trường? A. Phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định. B. Trồng cây xanh. C. Không sử dụng túi nilong. D. Cả A,B,C. Câu 9. Hành động nào là phá hủy môi trường? A. Đốt túi nilong. B. Chặt rừng bán gỗ. C. Buôn bán động vật quý hiếm. D. Cả A,B,C.
  4. Câu 10. Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai? A. Chính quyền địa phương. B. Trưởng thôn. C. Trưởng công an xã. D. Gia đình ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM GDCD 7 BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 6 D Câu 2 A Câu 7 D Câu 3 D Câu 8 D Câu 4 D Câu 9 D Câu 5 A Câu 10 A BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA Câu 1. Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 2. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là? A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. Câu 3. Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ? A.Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 4. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là? A. Di sản. B. Di sản văn hóa.
  5. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 5. Di sản văn hóa vật thể bao gồm? A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Câu 6. Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 7. Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 8. Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận? A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. Câu 9. Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là? A. Mộc bản triều Nguyễn. B. Châu bản triều Nguyễn. C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. D. Cả A,B,C. Câu 10. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán. C. Lờ đi coi như không biết. D. Giấu không cho ai biết ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM GDCD 7 BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 D Câu 6 B Câu 2 A Câu 7 A
  6. Câu 3 D Câu 8 C Câu 4 C Câu 9 D Câu 5 D Câu 10 A BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Câu 1. Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 2. Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.) được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo. Câu 3. Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 4. Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo. Câu 5. Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 6. Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào ? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng.
  7. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 7. Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất? A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Đạo Cao Đài. D. Đạo Hòa Hảo. Câu 8. Hành vi nào sau đây cần lên án? A. Ăn trộm tiền của chùa. B. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo. C. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa. D. Cả A,B,C. Câu 9. Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 10. Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào? A. Đạo Tin lành. B. Đạo Thiên Chúa. C. Đạo Phật. D. Đạo Hòa Hảo. BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B Câu 6 B Câu 2 B Câu 7 A Câu 3 A Câu 8 D Câu 4 C Câu 9 C Câu 5 C Câu 10 B BÀI 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Câu 1. Thủ tướng chính phủ nước ta hiện nay là ai? A. Ông Nguyễn Xuân Phúc. B. Ông Trương Hòa Bình.
  8. C. Ông Vũ Đức Đam. D. Ông Phùng Xuân Nhạ. Câu 2. Chủ tịch Quốc hội nước ta hiện nay là ai ? A. Bà Tòng Thị Phóng. B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. C. Ông Vũ Đức Đam. D. Ông Trương Hòa Bình. Câu 3. Chủ tịch nước ta hiện nay là ai? A. Ông Nguyễn Phú Trọng. B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân. C. Ông Phùng Xuân Nhạ. D. Bà Nguyễn Kim Tiến. Câu 4. Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào? A. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương. B. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện. C. Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã. D. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp xã. Câu 5. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là ? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 6. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là ? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân. Câu 7. Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân. Câu 8. Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp được gọi là? A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân. C. Viện Kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân.
  9. Câu 9. Cơ quan hành chính nhà nước bao gồm? A. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp. B. Chính phủ và Quốc hội. C. Chính phủ và Viện kiểm sát. D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Câu 10. Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là? A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. B. Chính phủ và Quốc hội. C. Chính phủ và Viện kiểm sát. D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp BÀI 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 A Câu 6 A Câu 2 B Câu 7 B Câu 3 A Câu 8 B Câu 4 A Câu 9 D Câu 5 B Câu 10 A BÀI 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) Câu 1. Cơ quan chính quyền nhà nước cấp sơ sở gồm? A. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. B. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. C. Đảng ủy xã, phường, thị trấn. D. Cả A và B. Câu 2. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào? A. Phát triển kinh tế - xã hội. B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh. D. Cả A,B,C. Câu 3. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra? A. Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Nhân dân.
  10. Câu 4. Đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương? A. Hội đồng nhân dân xã. B. Đảng ủy xã. C. Ủy ban nhân dân xã. D. Công an. Câu 5. Xin cấp giấy khai sinh làm ở đâu? A. Hội đồng nhân dân xã. B. Đảng ủy xã. C. Ủy ban nhân dân xã. D. Công an. Câu 6. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng? A. Công an xã. B. Ủy ban nhân dân xã. C. Công an huyện. D. Hội đồng nhân dân huyện. Câu 7. Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào? A. Cơ quan xét xử. B. Cơ quan kiểm sát. C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra. D. Cơ quan hành chính. Câu 8. Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào để giải quyết tại địa phương? A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân. C. Viện Kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân xã. Câu 9. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đõ em sẽ làm gì? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Lờ đi và coi như không biết. C. Báo với chính quyền địa phương. D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân. Câu 10. Người có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cấp xã là ? A. Trưởng công an xã. B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. D. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã BÀI 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN)
  11. Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 D Câu 6 B Câu 2 D Câu 7 D Câu 3 A Câu 8 D Câu 4 D Câu 9 C Câu 5 C Câu 10 A