Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tây Ninh

doc 3 trang nhatle22 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_de_so_3_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Đề số 3 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Tây Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH KÌ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 TRƯỜNG THPT TÂY NINH Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, khối lớp: 10 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề kiểm tra có 4 trang) Mã đề kiểm tra: Họ và tên học sinh: 357 Số báo danh: Lớp: . Học sinh lưu ý: Không được sử dụng tài liệu. PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm) Câu 1: Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống được gọi là gì? A. Khu dân cư. B. Dòng họ. C. Làng xã. D. Gia đình. Câu 2: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là? A. Danh dự. B. Nghĩa vụ. C. Hạnh phúc. D. Tự trọng. Câu 3: Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là A. hòa nhập. B. gần gũi, thân thiện. C. yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm. D. sự hợp tác. Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản? A. Chào hỏi người lớn tuổi. B. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. C. Lễ phép với thầy cô. D. Không vui với việc làm từ thiện của người khác. Câu 5: Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa? A. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân. B. Sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. C. Nhân ái, thương yêu con người. D. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Câu 6: Câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của nội dung nào dưới đây? A. Phong tục, tập quán. B. Tín ngưỡng. C. Lễ nghĩa, đạo đức. D. Tình cảm. Câu 7: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có A. lòng tự trọng. B. nhân phẩm. C. danh dự. D. sự tự ái. Câu 8: Nguyễn Thị L. sinh ngày 23 tháng 5 năm 2000, đã nghỉ học và hiện không có việc làm, gia đình L dự kiến sẽ tổ chức lễ cưới cho L ngày 20 tháng 5 năm 2018 với H - hàng xóm nhà L. Vậy trước lễ cưới, L có thể đăng kí kết hôn không? Vì sao? A. Được. Vì L đã đủ tuổi đăng kí kết hôn. B. Được. Vì hiện nay giới trẻ được tự do yêu đương. C. Không. Vì L chưa có việc làm ổn định. D. Không. Vì L chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Câu 9: Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước? A. Yêu quê hương, đất nước. B. Yêu thích tham quan, du lịch. Môn: GDCD – Khối 10 Trang 1/3 - Mã đề thi 357
  2. C. Yêu thích ngoại ngữ. D. Yêu công việc đang làm. Câu 10: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta? A. Trai năm thê bảy thiếp. B. Môn đăng hộ đối. C. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời. D. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Câu 11: Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào? A. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác. B. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. C. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết gây hại cho ai. D. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Câu 12: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là A. pháp luật. B. đạo đức. C. phong tục. D. tín ngưỡng. Câu 13: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là gì? A. Tình bạn. B. Tình đồng đội. C. Tình đồng hương. D. Tình yêu. Câu 14: Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Nói xấu anh C với mọi người. B. Lờ đi vì không phải việc của mình. C. Quay clip và tung lên mạng xã hội. D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C. Câu 15: A là người hay tự ái, người hay tự ái thường có những phản ứng nào dưới đây? A. Thiếu sáng suốt và dễ nổi cáu. B. Tự tin và sôi nổi. C. Nôn nóng và đốt cháy giai đoạn. D. Thiếu sáng suốt và và dễ rơi vào sai lầm. Câu 16: Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác. B. Báo giáo viên bộ môn. C. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn. D. Im lặng để bạn chép bài. Câu 17: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa? A. Luôn chung sức cùng mọi người làm việc. B. Yêu ghét rõ ràng. C. Không cố chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải. D. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống. Câu 18: Lòng yêu của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác. B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước. C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Cần cù và sáng tạo trong lao động. Câu 19: Trách nhiệm hàng đầu của thanh niên Việt Nam hiện nay đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là gì? A. Chỉ cần xác định mục đích và động cơ học tập đúng. B. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. C. Tham gia các hoạt động của địa phương như vệ sinh môi trường. D. Tham gia nhập ngũ khi địa phương gọi. Câu 20: K tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng? A. Biết ơn. B. Nhân đạo. C. Định hướng. D. Nhân nghĩa. Câu 21: Pháp luật quy định tuổi kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 20 tuổi . B. 18 tuổi . C. 21 tuổi. D. 19 tuổi . Câu 22: Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất A. của dân tộc Việt Nam. Môn: GDCD – Khối 10 Trang 2/3 - Mã đề thi 357
  3. B. của người lao động. C. của mọi người sống trên đất nước Việt Nam. D. của mọi doanh nghiệp. Câu 23: Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là gì? A. Nhân phẩm. B. Lương tâm. C. Danh dự. D. Nghĩa vụ. Câu 24: Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người? A. Tặng quà cho người yêu. B. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. C. Yêu nhau vì lợi ích. D. Tôn trọng người yêu. Câu 25: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân? A. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ. B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế. C. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu. D. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối. Câu 26: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là gì? A. Làng xóm. B. Tập thể. C. Cộng đồng. D. Dân cư. Câu 27: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập? A. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người. B. Sống phù hợp với thời đại. C. Sống tự do trong xã hội. D. Sống theo sở thích cá nhân. Câu 28: Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm? A. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản của người khác. B. Giúp người già neo đơn. C. Vứt rác bừa bãi. D. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc. Câu 29: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình A. xây dựng trường lớp sạch đẹp. B. phục vụ cho công việc. C. phục vụ lợi ích của Tổ quốc. D. chăm lo cho cuộc sống của gia đình. Câu 30: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. áp đặt. B. cưỡng chế. C. bắt buộc. D. tự nguyện. Câu 31: N hay giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước, đây là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng? A. Trách nhiệm. B. Nhân nghĩa. C. Hợp tác. D. Hòa nhập. Câu 32: Sức mạnh của truyền thống yêu nước của dân ta được Bác ví như A. một âm thanh. B. một làn sóng. C. một cơn mưa. D. một cơn gió. PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 2 điểm) Câu 1: Biểu hiện của lòng nhân nghĩa? ( 1 điểm) Câu 2: Hiện nay một số gia đình vẫn có quan niệm về tình yêu, hôn nhân như “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, “Môn đăng hộ đối” “Áo mặc sao qua khỏi đầu”. Em có nhận xét, đánh giá gì về các quan niệm trên? ( 1 điểm) HẾT Môn: GDCD – Khối 10 Trang 3/3 - Mã đề thi 357