Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Khối 11 - Đề số 3

doc 4 trang nhatle22 4990
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Khối 11 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_11_de_so_3.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Khối 11 - Đề số 3

  1. Họ và tên Đề 003 Câu 1: Mội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn? A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động chính trị xã hội. C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Trái Đất quay quanh mặt trời. Câu 2: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn? A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan Câu 3: Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi. B. Nghiên cứu giống lúa mới. C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà. D. Quyên góp ủng hộ người nghèo. Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cầu? A. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức trả góp. B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ. C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền. D. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng. Câu 5: Chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp thích hợp ? A. Người sản xuất. B. Người tiêu dùng. C. Nhà nước. D. Nhân dân. Câu 6: Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa A. Cái mới và cái cũ. B. Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện. C. Cái trước và sau. D. Cái hiện đại và truyền thống. Câu 7: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra. D. Sử dụng “phao” trong thi học kì. Câu 8: Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế? A. Cạnh tranh trong nội bộ ngành B. Cạnh tranh lành mạnh C. Cạnh tranh giữa các ngành D. Cạnh tranh giữa người bán và người mua Câu 9: Để phân biệt canh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cần dựa vào những tiêu chí nào dưới đây? A. Tính đạo đức, tính pháp luật và hệ quả B. Tính truyền thống, tính nhân văn và hệ quả C. Tính hiện đại, tính pháp luật và tính đạo đức D. Tính đạo đức và tính nhân văn Câu 10: Vận dụng quan hệ cung – cầu để lí giải tại sao có tình trạng “cháy vé” trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn? A. Do cung = cầu. B. Do cung > cầu. Đề 003 – trang 1
  2. C. Do cung cầu. C. Cung < cầu. D. Cung ≤ cầu. Câu 13: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là: A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại. C. Những vấn đề cần thiết của xã hội. D. Những vấn đề khoa học xã hội Câu 14: Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng. A. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại. B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học. C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại. D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo. Câu 15: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa A. Tư duy và vật chất. B. Tư duy và tồn tại. C. Duy vật và duy tâm. D. Sự vật và hiện tượng. Câu 16: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh A. B. Anh B. C. Anh C. D. Anh a và anh B. Câu 17: Tiền tệ có mấy chức năng? A. Hai chức năng. B. Ba chức năng. C. Bốn chức năng. D. Năm chức năng. Câu 18: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là A. quan hệ giữa người bán và người mua. B. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. C. giá trị của hàng hóa. D. tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận. Câu 19: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây? A. Phong phú và đa dạng. B. Khái quát và cơ bản. C. Vận động và phát triển không ngừng D. Phổ biến và đa dạng. Câu 20: Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây? A. Cơ học. B. Vật lí. C. Sinh học. D. Xã hội. Đề 003 – trang 2
  3. Câu 21: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa? A. 5 con. B. 20 con. C. 15 con. D. 3 con. Câu 22: Giá trị sử dụng của hàng hóa là A. công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. B. sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người. C. cơ sở của giá trị trao đổi. D. lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Câu 23 Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. C. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. Câu 24 Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Bảng đen và phấn trắng. B. Thước dài và thước ngắn. C. Mặt thiện và ác trong con người. D. Cây cao và cây thấp. Câu 25: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 26: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị. Câu 27: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây? A. Gửi tiền vào ngân hàng. B. Mua vàng cất vào két. C. Mua xe ô tô. D. Mua đô là Mĩ. Câu 28: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lần nhau để xác định A. chất lượng và số lượng hàng hóa. B. gía trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. C. giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa. D. giá cả và số lượng hàng hóa. Câu 29: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất? A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất. D. Cơ sở vật chất. Câu 30: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất? A. Đối tượng lao động. B. Sức lao động. C. Tư liệu lao động. D. Máy móc hiện đại. Câu 31: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng. B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm. C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh. D. Chất và lượng biến đổi nhanh chóng. Câu 32: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. độ. B. lượng. Đề 003 – trang 3
  4. C. bước nhảy. D. điểm nút. Câu 33: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua A. giá trị trao đổi. B. giá trị sử dụng. C. chi phí sản xuất. D. hao phí lao động. Câu 34: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của A. Cạnh tranh. B. Thi đua. C. Sản xuất. D. Kinh doanh. Câu 35: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là A. giành hàng hóa tối về mình. B. giành hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. D. giành thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 36: Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự . Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường? A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị Câu 37: Trong ba năm học ở phổ thông năm nào bạn An cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. ba năm học phổ thổng. B. sinh viên đại học. C. học sinh giỏi. D. 25 điểm. Câu 38 Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh. C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường. D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”. Câu 39: Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có them lợi nhuận? A. Mẹ H . B. Bố H. C. Chị H. D. Mẹ H và chị H. Câu 40: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh A. B. Anh B. C. Anh C. D. Anh a và anh B. Đề 003 – trang 4