Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thới Sơn

doc 5 trang nhatle22 5610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thới Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thới Sơn

  1. PHÒNG GD & ĐT TP MỸ THO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỚI SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN : ĐỊA LÍ 8 Thời gian :60 phút I. Mục đích của đề kiểm tra: 1- Kiến thức: Nội dung 3: Các thành phần tự nhiên + Trình bày và giải thích được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi Việt Nam. + Trình bày những giá trị của tài nguyên sinh vật và nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. + Trình bày được đặc điểm chung của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. + Trình bày những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. 2- Kĩ năng: + Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét + Tính tỉ lệ che phủ rừng và vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta và nhận xét , giải thích xu hướng biến động diện tích rừng ở Việt Nam. II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận III. Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 2 -Nêu những thuận - Hiểu được tính Vẽ biểu đồ thể hiện Tính tỉ lệ che phủ Địa lí tự nhiên lợi và khó khăn của chất nhiệt đới gió cơ cấu ba nhóm đất rừng và vẽ biểu Nội dung 3: sông ngòi đối với mùa ẩm được thể chính của nước ta đồ thể hiện tỉ lệ Các thành phần đời sống, sản xuất hiện trong các và rút ra nhận xét. che phủ rừng ở tự nhiên (Địa -Nêu những giá trị thành phần tự nước ta. Nhận xét hình, khí hậu, của tài nguyên sinh nhiên Việt Nam . và giải thích xu sông ngòi, thủy vật và nguyên nhân - Trình bày và gải hướng biến động văn, đất, sinh của sự suy giảm thích những đặc diện tích rừng. vật) nguồn tài nguyên điểm tự nhiên nổi Nội dung 5: sinh vật ở Việt Nam. bật của miền Tây Các miền địa lí Bắc và Bắc Trung tự nhiên Bộ. Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: 10 Số điểm: 3 Số điểm: 4 Số điểm:3 Tỉ lệ: 100 % Định hướng - Năng lực chung:năng lực tính toán, năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; phát triển năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng CNTT; năng lực sử dụng ngôn
  2. năng lực ngữ. - Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng bản đồ; năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, lát cắt. Tổng số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Tổng số Số điểm: 3 Số điểm: 4 Số điểm: 3 điểm:10 Tỉ lệ 30 % Tỉ lệ 40 % Tỉ lệ 30 % Tỉ lệ 100 % IV. Đề kiểm tra: ĐỀ 1 Câu 1: (4,0 điểm) Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam như thế nào? Câu 2: (3,0 điểm) Nêu những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước sông trong sạch? Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Tổng diện tích rừng ở nước ta qua các năm (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1976 1983 1995 1999 2003 2005 Diện tích 14,3 11,1 7,2 9,3 10,9 12,1 12,7 a- Nêu nhận xét và giải thích về xu hướng biến động diện tích rừng Việt Nam. b- Vì sao phải bảo vệ rừng? ĐỀ 2 Câu 1: (3,0 điểm) Hãy nêu những giá trị của tài nguyên sinh vật và nguyên nhân của sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam. Câu 2: (4,0 điểm) Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Yếu tố tự nhiên nào đã tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền này? Câu 3: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên (%) Feralit đồi núi thấp 65% Mùn núi cao 11% Phù sa 24% a/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta? b/ Nhận xét về nơi phân bố của ba nhóm đất nêu trên? . .HẾT
  3. PHÒNG GD & ĐT TP MỸ THO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THỚI SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ 1 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN : ĐỊA LÍ 8 Câu Nội dung Điểm 1 * Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành (4,0 phần tự nhiên Việt Nam: điểm) - Địa hình: Đất đá bị phong hóa mạnh; hiện tượng xói mòn, cắt 1,0 xẻ, xâm thực các khối núi diễn ra mạnh mẽ; dạng dịa hình các-xtơ rất phổ biến ở vùng núi đá vôi của nước ta. 1,0 - Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên cả nước cao trên 21o C, độ ẩm cao trên 80%. Mưa nhiều từ 1500 – 2000mm/năm. Các nơi đều có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. 1,0 - Thủy văn: mạng lưới sông ngòi dày đặc (cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km); thủy chế của sông có hai mùa nước (mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt, mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước 0,5 cả năm) - Thổ nhưỡng: Đất feralit ở vùng đồi núi chiếm tới 76% diện tích và 24% đất phù sa ở đông bằng là hệ quả của tính chất nhiệt đới 0,5 gió mùa ẩm. Hiện tượng đá ong hóa trên các vùng đất đồi núi. - Sinh vật: rừng rậm nhiệt đới, cây cối quanh năm xanh tốt, phong phú về số loài thực động vật (14 600 loài thực vật, 11 200 loài động vật) 2 Những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản (3,0 xuất: điểm) - Thuận lợi: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện; 1,0 nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải, du lịch - Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng (nhất là đồng 1,0 bằng sông Cửu Long), lũ quét ở miền núi - Lí do phải bảo vệ nguồn nước sông: sông ngòi nước ta bị ô 1,0 nhiễm, do chặt phá rừng ở miền núi; do rác thải và các hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu dân cư, điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. 3 a- Nhận xét và giải thích về xu hướng biến động diện tích rừng (3,0 Việt Nam : điểm - Giai đoạn 1943 – 1983, diện tích rừng giảm mạnh chủ yếu do 1,0 chiến tranh, do nhu cầu phát triển kinh tế, và nhất là do ý thức chưa tốt của một số người dân đối với vấn đề khai thác và bảo vệ
  4. rừng. - Giai đoạn 1983 – 2005, diện tích rừng có xu hướng tăng dần liên 1,0 quan đến chính sách bảo vệ rừng, trồng rừng, giao đất, giao rừng cho người dân của Nhà nước. b- Bảo vệ rừng sẽ: - Góp phần điều hòa không khí, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí 0,5 hậu, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm. - Góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công 0,5 nghiệp dược liệu, phát triển du lịch . ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm 1 * Giá trị của tài nguyên sinh vật: (3,0 - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (đinh, lin, lát hoa, 0,5 điểm) cẩm lai ) và thủ công nghiệp (mây, tre nứa ), công nghiệp dược liệu (tam thất, ngũ gia bì,, ngải cứu, quế ). - Là nguồn thức ăn của con người (nấm hương, mộc nhĩ, măng, hạt 0,5 dẻ, củ mài ). - Là tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn . 0,25 - Có khả năng phục hồi và phát triển. 0,25 - Động vật cho nhiều sản phẩm làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp con người. 0,5 * Tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm, nguyên nhân: do chiến tranh hủy diệt, cháy rừng, khai thác quá mức tái sinh của rừng . 1,0 2 * Đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: (4,0 - Địa hình cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Hướng 0,5 điểm) núi tây bắc – đông nam. - Khí hậu: Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mùa hạ có gió 0,5 phơn Tây nam khô nóng. - Tài nguyên khoáng sản phong phú; sông ngòi nhiều thác ghềnh → 1,0 giàu tiềm năng thủy điện; sinh vật biển giàu có; nhiều bãi biển đẹp có giá trị du lịch. * Địa hình đã tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: - Về mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh đã bị dãy Hoàng 1,0 Liên Sơn chặn lại và nóng dần lên khi đi xuống phía nam. Do đó mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm. - Về mùa hạ, các đợt gió mùa Tây Nam từ vịnh Ben - gan tới, vượt 1,0
  5. qua dãy Trường sơn, trở nên khô nóng, ít mưa. 3 a/ Vẽ biểu đồ : (3,0 -Vẽ biểu đồ hình tròn, chia tỉ lệ đúng theo số liệu đã cho, chính xác, 1,5 điểm chú thích đầy đủ, ghi tên biểu đồ. b/ Nhận xét nơi phân bố : - Đất Feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng và qui mô lớn nhất, 65% 0,5 diện tích đất tự nhiên, vì nước ta chủ yếu là đồi núi thấp. - Đất phù sa chiếm tỉ trọng và qui mô đứng thứ hai, 24% diện tích 0,5 đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng và qui mô nhỏ nhất, 11% diện tích 0,5 đất tự nhiên, vì diện tích núi cao nước ta ít.