Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì I - Đề số 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì I - Đề số 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_8_hoc_ki_i_de_so_4_nam_hoc_2020_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 8 - Học kì I - Đề số 4 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - MÔN ĐỊA LÝ 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2020 - 2021 Mã đề kiểm tra: 004 Thời gian làm bài: 45 phút; Đề kiểm tra có 2 trang I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước phương án đúng nhất vào giấy kiểm tra (Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm). Câu 1: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á là A. Dãy An kai. B. Thiên Sơn. C. Côn Luân. D. Himalaya. Câu 2: Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Châu Á giảm vì A. thực hiện kế hoạch hóa gia đình. B. dân trí ngày càng tăng. C. tỉ lệ tử tăng lên. D. thực hiện tốt các chính sách dân số. Câu 3: Đạo Cao Đài ra đời tại quốc gia nào ở châu Á? A. Việt Nam. B. Lào. C. Mianma. D. Thái Lan. Câu 4: Hai nước đông dân nhất thế giới là hai nước nào và thuộc châu lục nào? A. Nga và Trung Quốc thuộc châu Á. B. Trung Quốc và Ấn Độ thuôc châu Á. C. Trung Quốc và Canađa thuộc châu Âu. D. Canađa và Hoa kì thuộc châu Mỹ. Câu 5: Châu Á là nơi ra đời của các tôn giáo nào? A. Ấn Độ giáo và Phật giáo. B. Ấn Độ giáo, Phật giáo và Ki-tô giáo (Thiên chúa giáo). C. Ấn Độ giáo, Phật giáo và Ki-tô giáo (Thiên chúa giáo) và Hồi giáo. D. Phật giáo và Hồi giáo. Câu 6: Châu Á có diện tích thứ mấy trên thế giới? A. Thứ tư. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ nhất. Câu 7: Khu vực Nam Á thuộc kiểu khí hậu A. ôn đới lục địa. B. nhiệt đới gió mùa. C. khí hậu xích đạo. D. ôn đới hải dương. Câu 8: Hướng gió chính vào mùa hạ ở khu vực Nam Á là A. Tây Nam. B. Đông Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Bắc. Câu 9: Khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển là A. Đông Á. B. Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Trung Á. Câu 10: Dãy núi nào chạy theo hướng Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây ? A. Dãy núi Himalya. B. Dãy La – Blô – Nô – Vô. C. Dãy U- ran. D. Dãy Địa Hưng An. Câu 11: Ở châu Á,khí hâu lục địa phân bố ở A. Đông Á. B. Vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Bắc Á. Câu 12: Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) kéo dài trên những vĩ độ nào? A. 87044’B - 1016’B. B. 76044’B - 2016’B. C. 77044’B - 1016’B. D. 78043’B - 1017’B. Câu 13: Khu vực Đông Nam Á thuộc kiểu khí hậu A. nhiệt đới gió mùa. B. khí hậu xích đạo. C. ôn đới lục địa. D. ôn đới hải dương. 1
- Câu 14: Châu Á và châu Âu ngăn cách bởi ranh giới tự nhiên là dãy A. U – Ran. B. Himalaya. C. Nam Sơn. D. Côn Luân. Câu 15: Các sông lớn chảy trên đồng bằng Lưỡng Hà là sông A. Ơ-phrat và Trường Giang. B. Ti-grơ và Hoàng Hà. C. Ti-grơ và Ơ-phrat. D. Ơ-phrat và Ô – bi. Câu 16: Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? A. Ôn đới lục địa. B. Ôn đới hải dương. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Nhiệt đới khô. Câu 17: Tính cả các đảo phụ thuộc, diện tích của châu Á là A. 20 triệu km2. B. 42 triệu km2. C. 30 triệu km2. D. 44,5 triệu km2. Câu 18: Rừng lá kim ở châu Á phân bố ở đới khí hậu A. Cận nhiệt. B. Ôn đới. C. Xích đạo. D. Nhiệt đới. Câu 19: Dân tộc Việt Nam thuộc chủng tộc A. Ơ-rô-pê-ô-ít. B. Mông-gô-lô-ít. C. Ô-xtra-lô-it. D. Ô-xtra-lô-it và Nê-grô-ít. Câu 20: Đặc điểm thủy chế của sông ngòi Bắc Á là A. nước sông ít. B. chế độ nước sông theo mùa. C. quanh năm nước đầy. D. mùa đông nước sông đóng băng. II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (1 điểm): Tại sao khí hậu châu Á phân hóa đa dạng? Câu 2 (1 điểm): Hãy cho biết những đặc điểm sông ngòi ở châu Á? Câu 3 (2 điểm): Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu dưới đây: Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 2016 Số dân 600 800 1402 2100 3110 3766 4463 (triệu người) (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lý 8 và trang web: danso.org) Câu 4 (1 điểm): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở ven biển và ven các sông lớn? HẾT 2
- PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ - MÔN ĐỊA LÍ 8 ĐỀ SỐ: 004 I – TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) : (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D C A B C D B A D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C A A C C D B B D II – TỰ LUẬN (5 điểm): Câu 1: Khí hậu châu á phân hóa đa dạng vì: - Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo nên châu Á có nhiều đới khí hậu. (0,5 điểm). - Do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa, khí hậu thay đổi theo độ cao. (0,5điểm) Câu 2: Những đặc điểm sông ngòi ở châu Á: - Sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.(0,25 điểm) - Các sông phân bố không đều . (0,25 điểm) - Chế độ nước khá phức tạp. (0,25 điểm) - Các sông có giá trị về giao thông, thủy điện, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất .(0,25 điểm) Câu 3: Nhận xét bảng số liệu: - Số dân châu Á tăng lên qua các năm. (Dẫn chứng) (0,5 điểm) - Dân số bắt đầu tăng nhanh từ năm 1950 đến năm 1990. (Dẫn chứng) (0,5 điểm) - Từ năm 1990 đến năm 2016, dân số châu Á có xu hướng tăng chậm hơn. (Dẫn chứng)(0,5 điểm) Vì nhiều nước ở châu Á đang thực hiện chính sách dân số nhằm hạn chế gia tăng dân số. Nhờ đó, tỉ lệ gia tăng dân số ở châu Á giảm đáng kể trong giai đoạn 2002 – 2016. (0,5 điểm) Câu 4 : Các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở ven biển và ven các sông lớn vì: Ở vùng ven biển và ven các sông có nhiều điều kiện thuận lợi: - Điều kiện tự nhiên: Địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hòa. (0,5 điểm) - Điều kiện kinh tế - xã hội: Dễ dàng giao lưu KT – XH với các nước, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, dân cư đông (0,5 điểm) GV RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG CM KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Ninh Chi Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng 3