Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kì I - Đề số 1C - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 3 trang nhatle22 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kì I - Đề số 1C - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_8_hoc_ki_i_de_so_1c_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kì I - Đề số 1C - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÝ 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2018 - 2019 Mã đề kiểm tra: 1C Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM) Hãy chọn và ghi chữ cái đứng trước phương án đúng nhất vào giấy kiểm tra. (Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm). Câu 1: Loại gió nào gây ra kiểu thời tiết lạnh và khô ở phía đông phần đất liền khu vực Đông Á? A. Gió Đông Bắc. B. Gió Đông Nam. C. Gió Tây Bắc. D. Gió Tây Nam. Câu 2: Từ bắc xuống nam, Nam Á có các miền địa hình A. đồng bằng – núi cao - sơn nguyên. B. núi cao – đồng bằng – sơn nguyên. C. núi cao – sơn nguyên – đồng bằng. D. đồng bằng – sơn nguyên – núi cao. Câu 3: Lúa gạo là cây trồng thích hợp với kiểu khí hậu A. Nhiệt đới gió mùa. B. Ôn đới hải dương. C. Ôn đới lục địa. D. Nhiệt đới khô. Câu 4: Những nước (vùng lãnh thổ) nào sau đây không nằm trong vùng lãnh thổ Đông Á? A. Hàn Quốc, Triều Tiên. B. Trung Quốc, Nhật Bản. C. Đài Loan. D. Việt Nam, Mông Cổ. Câu 5: Khu vực Tây Nam Á có vị trí chiến lược nằm giữa 3 châu lục là A. châu Á, châu Âu, châu Mĩ. B. châu Á, châu Âu, Châu Phi. C. châu Á, châu Phi, châu Mĩ. D. châu Á, châu Phi, châu Đại Dương. Câu 6: Những quốc gia nào sau đây sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới? A. Nga, Mông Cổ. B. Ấn Độ, In – đô – nê –xi – a. C. Thái Lan, Việt Nam. D. Trung Quốc, Ấn Độ. Câu 7: Khu vực Tây Nam Á phần lớn thuộc kiểu khí hậu nào? A. Nhiệt đới khô. B. Cận nhiệt. C. Ôn đới. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 8: Nước xuất khẩu than lớn nhất Châu Á là A. Trung Quốc. B. In – đô – nê –xi – a. C. Nhật Bản. D. A – rập – xê - út. Câu 9: Quốc gia nào đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất ở Châu Á? A. Tung Quốc. B. Ấn Độ. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc. Câu 10: Nguồn cung cấp nước chính cho hệ thống sông ở khu vực Tây Nam Á là A. nước ngầm. B. băng tuyết trên núi tan C. nước mưa. D. nước ngấm từ trong núi. Câu 11: Quan sát lược đồ sau đây: đNhận xét nào sau đây không đúng về sự phân bố dân cư Nam Á? A. Dân cư phân bố đồng đều. B. Dân cư phân bố không đều. C. Tập trung đông ở ven biển. D. Tập trung đồng bằng. Câu 12: Khu vực Tây Nam Á, dân cư chủ yếu theo tôn giáo nào? A. Thiên chúa giáo. B. Ấn Độ giáo. C. Hồi giáo. D. Phật giáo. Câu 13: Khu vực Nam Á phần lớn thuộc kiểu khí hậu nào? A. Nhiệt đới khô. B. Ôn đới. C. Cận nhiệt. D. Nhiệt đới gió mùa.
  2. Câu 14: Con sông nào dài nhất khu vực Đông Á? A. Sông Ấn. B. Sông Hoàng Hà. C. Sông A – Mua. D. Sông Trường Giang. Câu 15: Quốc gia nào ở Đông Á thường xuyên bị động đất và núi lửa? A. Mi – an - ma. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Trung Quốc. Câu 16: Loại gió ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất của khu vực Nam Á là A. gió Tín phong Đông Bắc. B. Gió mùa Đông Bắc. C. Gió mùa Tây Nam. D. Gió Tây Bắc. Câu 17: Nguyên nhân nào dẫn đến sông ngòi ở khu vực Đông Á có chế độ nước theo mùa? A. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa. B. Địa hình có sự phân hóa từ tây sang đông. C. Địa hình có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam. D. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Câu 18: Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên Bang Nga? A. Sông A – Mua. B. Sông Hoàng Hà. C. Sông Trường Giang. D. Sông Ấn. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tình hình xã hội bất ổn định ở khu vực Tây Nam Á? A. Mâu thuẫn sắc tộc. B. Nguồn khoáng sản phong phú. C. Ngã ba của ba châu lục. D. Có nền văn minh lâu đời. Câu 20: Quan sát bảng liệu dưới đây: Em hãy cho biết những quốc gia nào có khả năng Tiêu chí Sản lượng dầu mỏ xuất khẩu dầu mỏ? (triệu tấn) A. In – đô – ne – xi – a, A-rập Xê-út, Cô-oét. Khai thác Tiêu B. B. Cô-oét, Trung Quốc, Ấn Độ. dùng C. C. A-rập Xê-út, Nhật Bản, In – đô – ne – xi – a. Trung Quốc 161 173,7 D. D. Cô-oét, Ấn Độ, Nhật Bản. Nhật Bản 0,45 214,1 In-đô-nê-xi- 65,48 45,21 a A-rập Xê-út 431,12 92,4 Cô-oét 103,93 43,6 Ấn Độ 32,97 71,5 II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Tôn giáo có ảnh hưởng gì đối với đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân Nam Á? Theo em ở Việt Nam có những tôn giáo nào ? Tôn giáo nào ra đời tại Việt Nam? Câu 2 (2 điểm): Trình bày sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên phía đông và phía tây phần đất liền khu vực Đông Á? Câu 3 (1 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét cơ cấu kinh tế của các nước ở châu Á và cho biết mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người của các nước trên? Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một số quốc gia ở châu Á năm 2013. Quốc gia Cơ cấu GDP (%) GDP/người (USD) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Hàn Quốc 2,3 38,6 59,1 25.977 Việt Nam 18,0 33,2 48,8 1.907 Nê - pan 35,1 25,6 40,9 694 HẾT
  3. PHÒNG GD& ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2018 - 2019 ĐỀ SỐ: 1C I – TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) : (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B A D B D A B C B A C D D B C A A D C II – TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Tích cực:Tôn giáo hướng con người làm việc thiện tránh làm các điều ác, ảnh hưởng đến truyền thống, phong tục như ăn uống, trang phục ( 0,5 điểm) - Tiêu cực: + Sự đa dạng tôn giáo dẫn đến các mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc. ( 0,5 điểm) + Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tôn giáo nhằm phá hoại nhà nước, chia rẽ nhân dân. ( 0,5 điểm) *Việt Nam có những tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Tin Lành, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo (0,25 điểm) * Tôn giáo ra đời tại Việt Nam: Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo. ( 0,25 điểm) Câu 2 (2 điểm): Đặc điểm Phần đất liền Phía tây Phía đông Địa hình - Núi, sơn nguyên cao, bồn địa rộng. Đồi, núi thấp, đồng bằng rộng, ( 0,25 điểm) bằng phẳng. ( 0,25 điểm) Khí hậu - Quanh năm khô hạn. ( 0,25 điểm) -2 mùa gió/ năm ( 0,25 điểm) Sông ngòi -Nơi bắt nguồn các sông lớn: Hoàng - Nơi các sông lớn đổ ra biển, chế Hà, Trường Giang . ( 0,25 điểm) độ nước theo mùa . ( 0,25 điểm) Cảnh quan Thảo nguyên khô, bán hoang mạc, Rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng hỗn hoang mạc. . ( 0,25 điểm) hợp và rừng lá rộng. ( 0,25 điểm) Câu 3 (1 điểm): - Hàn Quốc: Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất, tỉ trọng ngành nông nghiệp nhỏ nhất. (0,25 điểm) - Việt Nam : Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất, tỉ trọng ngành nông nghiệp nhỏ nhất .(0,25 điểm) - Nê - pan: Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất, tỉ trọng ngành công nghiệp nhỏ nhất (0,25 điểm) * Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người: - Các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì giá trị bình quân đầu người GDP/người cao và ngược lại. (0,25 điểm) Người ra đề TTCM BGH duyệt KT. Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng Nguyễn Ninh Chi Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng