Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 6 trang nhatle22 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_cong_nghe_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: / /2018 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá các kiến thức về: - Cơ sở của ăn uống hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm. - Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực phẩm. - Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. - Chi tiêu trong gia đình. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học để giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống hợp lý. - Biết cách bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn, vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng. - Rèn ý thức chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. 3. Thái độ: Có tính trung thực, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài. 4. Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực tổng hợp kiến thức, năng lực trình bày bài, II. MA TRẬN ĐỀ: Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng Mức độ hiểu cao Tổng điểm Nội dung chính TN TL TN TL TN TL TN TL 1 1 2 Cơ sở của ăn uống hợp lý 0.5đ 0.5đ 1đ 1 1 1 3 Vệ sinh an toàn thực phẩm 0.5đ 2đ 1đ 3.5đ Bảo quản chất dinh dưỡng 1 2 3 trong chế biến món ăn. Các phương pháp chế biến thực phẩm 0.5đ 1đ 1.5đ Tổ chức bữa ăn hợp lý 1 1 trong gia đình 2đ 2đ 1 1 Chi tiêu trong gia đình 2đ 2đ 3 5 1 1 10 Tổng 3đ 4đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ 30% 40% 20% 10% 100% Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Thùy Dung
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 ĐỀ 1 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: / /2018 A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy ghi vào bài làm các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thừa chất đạm cơ thể sẽ: A. Mắc bệnh suy dinh dưỡng B. Mắc bệnh thần kinh C. Mắc bệnh béo phì D. Mắc bệnh huyết áp, tim mạch Câu 2. Nhóm các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước: A. Luộc, kho, nấu. B. Luộc, hấp, nướng. C. Xào, kho, rán. D. Kho, hấp, rang. Câu 3: Chất đạm cần thiết cho nhóm các đối tượng nào sau đây? A. Trẻ em, người muốn giảm cân, người bị thương. B. Trẻ em, người bệnh mới mổ, người béo phì. C. Trẻ em, người bệnh mới mổ, người bị thương. D. Người bệnh mới mổ, người bị thương, người béo phì. Câu 4: Món ăn sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo: A. Thịt kho tàu. B. Cá rán. C. Sườn xào chua ngọt. D. Vịt quay. Câu 5: Không nên ngâm thực phẩm lâu trong nước để: A. Hạn chế mất các loại sinh tố dễ tan trong chất béo. B. Hạn chế mất các loại sinh tố dễ tan trong chất nước. C. Hạn chế mất nước trong thực phẩm. D. Hạn chế mất chất béo trong thực phẩm. Câu 6: Ta có thể bị nhiễm trùng thực phẩm khi ăn những món ăn được chế biến từ: A. Khoai tây mọc mầm. B. Cá nóc. C. Thịt bò bị ruồi bọ bâu vào. D. Rau bị héo. B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, cần tuân theo những nguyên tắc nào? Hãy giải thích các nguyên tắc đó. Câu 2: (2 điểm) Theo em, cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình? Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn như bị nôn, tiêu chảy nhiều thì em xử lý như thế nào? Câu 3: (2 điểm) Chi tiêu trong gia đình là gì ? Nêu các khoản chi tiêu trong gia đình ? Câu 4: (1 điểm) Ở gần trường em, bày bán nhiều món quà vặt như kẹo bông, thịt hổ sấy khô, nước trái cây, ô mai, . Những đồ ăn đồ uống này rất nhiều màu sắc, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, giá rẻ nhưng không có hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo em có nên ăn những đồ ăn này không? Tại sao? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Thùy Dung
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỀ 1 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Học sinh chọn thừa hay thiếu đáp án không được điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C, D A C B, C B C II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, cần tuân theo những nguyên tắc: (2đ) * Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình: Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành 0.5đ viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp. 0.5đ * Điều kiện tài chỉnh: Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm, một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền. 0.5đ * Đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng: Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng. * Thay đổi món ăn: để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng, hấp dẫn. 0.5đ 2 - Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm tại gia đình: (2đ) • Không dùng các thực phẩm chứa chất độc: Cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, 0.5đ • Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm chất hóa học. 0.5đ • Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng. 0.5đ Khi có dấu hiệu bị nhiễm độc thực phẩm: Nếu bị nhẹ có thể xử lý tại chỗ như kích thích người nhiễm độc nôn thức ăn ra 0.5đ để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, uống nhiều nước. Nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng hoặc chưa rõ nguyên nhân, cần đưa ngay bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu và chữa trị kịp thời. 3 Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí để đáp ứng các nhu cầu vật chất và 1đ (2đ) văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. Các khoản chi tiêu cho gia đình là: - Chi tiêu cho nhu cầu vật chất: ăn uống, may mặc, ở, đi lại, bảo vệ sức khỏe. 0.5đ - Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần: học tập, nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp xã hội. 0.5đ 4 Không nên ăn những đồ ăn, đồ uống này. 0.5đ (1đ) Vì những thực phẩm này không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều đường hóa 0.5đ học và phẩm màu, không tốt cho sức khỏe, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng nhiều những thực phẩm này dễ dẫn đến bị nhiễm độc, nhiễm trùng thực phẩm. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Thùy Dung
  4. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN CÔNG NGHỆ - KHÔI 6 ĐỀ 2 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: / /2018 A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy ghi vào bài làm các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước thuộc loại phương pháp làm chín thực phẩm. A. Nấu B. Hấp C. Luộc D. Kho Câu 2:Thừa chất đạm cơ thể sẽ: A. Mắc bệnh suy dinh dưỡng B. Mắc bệnh thần kinh C. Mắc bệnh béo phì D. Mắc bệnh huyết áp, tim mạch Câu 3: Ta có thể bị nhiễm độc thực phẩm khi ăn những món ăn được chế biến từ: A. Khoai tây mọc mầm B. Cá nóc C. Thịt bò bị ruồi bọ bâu vào D. Rau bị héo Câu 4: Không nên ngâm, rửa thực phẩm sau khi cắt thái: A. Để hạn chế mất các loại sinh tố dễ tan trong chất béo B. Để hạn chế mất các loại sinh tố dễ tan trong chất nước C. Để hạn chế mất nước trong thực phẩm. D. Để hạn chế mất chất béo trong thực phẩm. Câu 5: Chất đạm cần thiết cho nhóm các đối tượng nào sau đây A. Trẻ em, người muốn giảm cân, người bị thương. B. Trẻ em, người bệnh mới mổ, người béo phì C. Trẻ em, người bệnh mới mổ, người bị thương. D. Người bệnh mới mổ, người bị thương, người béo phì. Câu 6: Món ăn sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước: A. Thịt kho tàu B. Cá rán C. Sườn xào chua ngọt D. Vịt quay B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Cần lưu ý điều gì để tổ chức được bữa ăn hợp lý trong gia đình. Hãy giải thích những lưu ý đó. Câu 2: (2 điểm) Theo em, cần phải làm gì để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình? Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn thì chúng ta phải làm gì? Câu 3: (2 điểm) Gia đình thường có các khoản chi tiêu nào? Em hãy cho biết chi tiêu trong gia đình là gì? Câu 4: (1 điểm) Ở gần trường em, bày bán nhiều món quà vặt như kẹo bông, thịt hổ sấy khô, nước trái cây, ô mai, . Những đồ ăn đồ uống này rất nhiều màu sắc, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, giá rẻ nhưng không có hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo em có nên ăn những đồ ăn này không? Tại sao? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Thùy Dung
  5. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỀ 2 MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 6 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Học sinh chọn thừa hay thiếu đáp án không được điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C, D A, B B C A II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, cần tuân theo những nguyên tắc: (2đ) * Bữa ăn phải đáp ứng được nhu cầu của từng thành viên trong gia đình: Chọn 0.5đ những thực phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp. 0.5đ * Điều kiện tài chỉnh: Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm, một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền. 0.5đ * Đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng: Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng. 0.5đ * Thay đổi món ăn: để tránh nhàm chán, để có món ăn ngon miệng, hấp dẫn. 2 - Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm: Mỗi ý (2đ) + Rửa tay sạch trước khi ăn + Vệ sinh nhà bếp đúng + Rửa kĩ thực phẩm + Nấu chín thực phẩm được 0.25đ + Đậy thức ăn cẩn thận + Bảo quản thực phẩm chu đáo Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, có dấu hiệu bị đau bụng, 0.5đ nôn ói, nếu sau 1 ngày tình trạng không cải thiện thì cần đến bệnh viện để khám để chữa trị kịp thời. 3 Các khoản chi tiêu cho gia đình là: (2đ) - Chi tiêu cho nhu cầu vật chất: ăn uống, may mặc, ở, đi lại, bảo vệ sức khỏe. 0.5đ - Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần: học tập, nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp xã 0.5đ hội. Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí để đáp ứng các nhu cầu vật chất và 1đ văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. 4 Không nên ăn những đồ ăn, đồ uống này. 0.5đ (1đ) Vì những thực phẩm này không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa nhiều đường hóa 0.5đ học và phẩm màu, không tốt cho sức khỏe, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng nhiều những thực phẩm này dễ dẫn đến bị nhiễm độc, nhiễm trùng thực phẩm. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Phạm Thùy Dung