Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 3 trang hoanvuK 07/01/2023 2530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Công dân – Lớp: 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Ủy ban nhân dân xã Y tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ thống loa phát thanh ở địa phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân? A. Độc lập phán quyết. B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Tự do ngôn luận. D. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia. Câu 2: Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội ? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. Câu 3. Cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” được thực hiện tại A. cơ sở. B. cấp huyện. C. cấp tỉnh. D. cấp trung ương. Câu 4: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. chỉ đạo của cơ quan điều tra. C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của chủ nhà. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi A. người có thẩm quyền. B. lực lượng bưu chính. C. cơ quan ngôn luận. D. phóng viên báo chí. Câu 6: Anh B viết bài đăng báo kiến nghị về tình trạng một số hộ kinh doanh không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Việc làm của anh B là thực hiện quyền nào của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. C. Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. Câu 7. Chị H đã giúp anh T bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên S của tổ bầu cử đã nhờ chị D viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cừ ? A. Anh T và chị H. B. Chị H và nhân viên S. C.Anh T, chị D và nhân viên S. D.Chị D, cụ M và nhân viên S. Câu 8. Gần đây, thấy gia đình ông Q có nhiều người lạ thường hay lui tới, ông P tìm hiểu và phát hiện đó là nhóm người đến nhà ông Q để mua bán ma túy. Ông P nên làm thế nào cho đúng quy định của pháp luật? A. Giúp ông Q che giấu việc làm của mình. B. Thông báo với mọi người để tránh xa. C. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền. D. Không tố cáo vì không liên quan đến mình. Câu 9. Nghi ngờ ông A lấy trộm xe máy của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi của bố con ông B đã xâm phạm quyền nào sau đây? A. Quyền sở hữu tài sản riêng. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. Quyền nhân thân của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 10: Hiến pháp 2013 qui định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là A. chỉ cá nhân. B. chỉ tổ chức. C. cán bộ công chức. D. cá nhân, cơ quan, tổ chức. Câu 11: Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và A. bí mật thư tín, điện tín. B. bảo mật thông tin quốc gia. C. quản lí hoạt động truyền thông. D. chủ động đối thoại trực tuyến. Câu 12: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình A. ở những nơi có người tụ tập. B. trong các cuộc họp của cơ quan. C. ở những nơi công cộng. D. ở bất cứ nơi nào. Câu 13: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để A. thăm dò tin tức nội bộ. B. trộm cắp tài sản. C. dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạc bị mất trộm. Câu 14. Sau cuộc họp trao đổi, thảo luận, nhân dân xã P đã biểu quyết thống nhất về việc xây dựng đường liên thôn trong xã, một phần kinh phí do các hộ gia đình đóng góp. Với công việc này , nhân dân xã P đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Giám sát các hoạt động của chính quyền. B. Tham gia xây dựng quê hương. C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 15: Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
  2. A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 16: Bạn P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách, H đến tìm nhưng P lại không có nhà. Mẹ P bảo H cứ vào phòng tìm nhưng H bảo để tối P về sẽ quay lại. H đã tôn trọng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bí mật riêng tư của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. Câu 17: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi A. cần phục vụ công tác điều tra. B. xác minh địa chỉ giao hàng. C. sao lưu biên lai thu phí. D. thống kê bưu phẩm thất lạc. Câu 18. Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M bí mật theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện cháu H con gái anh Q đi một mình trên đường, anh M đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. Bức xúc, vợ anh Q thuê anh K xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh anh M gãy tay. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Anh M, anh K, vợ anh Q và anh T. B. Anh M, anh K và anh T. C. Anh M, vợ anh Q và anh K. D. Anh M, anh K và vợ chồng anh Q. Câu 19. Cùng với việc bảo vệ thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình, mỗi công dân cần A.Tìm hiểu quyền tự do của người khác. B.Thực hiện nghĩa vụ với những người khác. C.Quan tâm đến những người xung quanh. D.Tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. Câu 20. Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Ủy quyền. D. Gián tiếp. Câu 21: Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân? A. Đủ 18 tuổi . B. Đủ 20 tuổi . C. Đủ 21 tuổi. D. Đủ 22 tuổi . Câu 22. Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền tự do ngôn luận. B.Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Quyền tự do bày tở ý kiến, nguyện vọng. D.Quyền công khai, minh bạch. Câu 23: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trên lĩnh vực A. văn hóa B. chính trị C. kinh tế D. xã hội Câu 24: Cử tri được độc lập lựa chọn người ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Được ủy quyền. B. Trung gian. C. Bỏ phiếu kín. D. Gián tiếp. Câu 25. Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã X. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh T, anh S và anh K. B. Anh C, anh T và anh S. C. Anh T và anh S. D. Anh S và anh C. Câu 26: Trường hợp nào sau đây không được quyền bầu cử? A. Người đang đảm nhiệm chức vụ. B. Người mất năng lực hành vi dân sự. C. Người đang bị tạm giam. D. Người đang điều trị tại bệnh viện. Câu 27: Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật A. an sinh xã hội. B. thông tư liên ngành. C. thư tín, điện tín. D. di sản quốc gia. Câu 28: Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 29: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ đại diện. D. Dân chủ XHCN. Câu 30. Trong trường hợp không đồng ý với cách làm hay quy định nào đó của nhà trường mà mình đang học, em sẽ làm gì ? A. Bày tỏ ý kiến trong cuộc họp lớp hoặc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu. B. Viết, đăng những bức xúc của mình lên facebook và chia sẻ với bạn bè. C. Nói về những bức xúc của mình với mọi người, mọi lúc mọi nơi. D. Im lặng và không nói bất cứ điều gì với bất cứ ai. Hết
  3. ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN CD 12 NĂM HỌC 2020-2021 1B 6A 11A 16B 21D 26B 2C 7A 12B 17A 22B 27C 3A 8C 13C 18C 23B 28D 4A 9B 14C 19D 24C 29A 5A 10D 15C 20A 25C 30A