Đề kiểm tra đội tuyển môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THPT Lương Đắc Bằng

doc 5 trang nhatle22 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THPT Lương Đắc Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_doi_tuyen_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so_1_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra đội tuyển môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1 - Trường THPT Lương Đắc Bằng

  1. SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN LẦN 1 TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ( Thời gian: 180 phút ) Câu 1. (3.0 điểm) Hãy nêu nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình trong triết học, từ đó xác định phương pháp luận trong câu truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” (SGK GDCD 10, Bài 1-Tư liệu tham khảo). Em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 2. (4.0 điểm) Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến phạm trù cơ bản nào của đạo đức? Bằng kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn khoảng 300 từ thể hiện quan điểm của em về nội dung đó? Câu 3. (4.0 điểm) Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất thành giàu – nghèo? Nếu là người sản xuất, kinh doanh em cần làm gì để vận dụng tốt nội dung và tác động của quy luật giá trị? Câu 4. (3.0 điểm) Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Tại sao nói Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc? Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Câu 5. (4.0 điểm) Trình bày mục tiêu, phương hướng của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Trách nhiệm của công dân học sinh trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm? Câu 6. (2.0 điểm) Tình huống: Yến hỏi Vy: - Vy này, theo mình hiểu thì trước khi nam nữ quyết định kết hôn phải có thời gian sống thử với nhau xem có hợp hay không đã chứ nếu không thì như đi đánh bạc ấy, chẳng biết thế nào? Vy: - Đúng đấy! Tớ cũng nghĩ vậy vì bây giờ là xã hội hiện đại chứ có phải xã hội phong kiến đâu mà chịu nhắm mắt làm liều. Câu hỏi: Theo em, ý kiến của Vy và Yến là đúng hay sai? Vì sao? Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu HS cần trình bày được các nội dung sau: Điểm Câu 1 - Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vât, hiện 0.5 (3.0điểm) tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng. - Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng 0.5 một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. - Phương pháp luận trong câu truyện ngụ ngôn “Thầy bói 0.5 xem voi” là phương pháp luận siêu hình. Vì: Khi các thầy bói xem voi, mỗi người sờ một bộ phận 0.5 con voi rồi vội vã áp đặt một cách máy móc, phiến diện. Các thầy bói không thấy được con voi là tổng hòa của các bộ phận như chân to như cột đình, tai to như cái quạt Vì vậy, đã dẫn tới mâu thuẫn, bất hòa. - Bài học rút ra: Phải xem xét sự vật, hiện tượng theo 1.0 quan điểm duy vật biện chứng, trong mối quan hệ, tác động lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Câu 2 - Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến 0.5 (4.0điểm) phạm trù đạo đức: Nhân phẩm và Danh dự. - Nêu được khái niệm nhân phẩm và danh dự: 1.0 + Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được (tức là giá trị làm người của mỗi người). + Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị đạo đức, tinh thần của người đó (danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận). - Phân tích được ý nghĩa câu tục ngữ, phù hợp với quan 1.0 niệm đạo đức, diễn đạt rõ ràng: Hình ảnh “đói” và “rách” thể hiện hoàn cảnh tuy nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn giữ được nhân cách con người: “sạch” và “thơm” là thể hiện cách sống trung thực, không tham lam, người có nhân phẩm và danh dự là người có lòng tự trọng, biết giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sáng của bản thân. - Ví dụ chứng minh. 0.5 - Rút ra bài học: Coi trọng việc giữ gìn nhân phẩm và 1.0 danh dự của bản thân và của người khác. Câu 3 - Quy luật giá trị có tác dụng phân hóa giàu – nghèo giữa (4.0điểm) những người sản xuất hàng hóa vì: + Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của 1.0 từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi
  3. mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trương khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau không có ngoại lệ đối với họ. Vì vậy, không trách khỏi tình trạng một số người có giá trị cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm TLSX, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực sản xuất kinh doanh kém, gặp rũi ro, nên thua lỗ dẫn đến phá sản. + Như vậy sự tác động này của quy luật giá trị, một mặt 1.0 thông qua sự chọn lọc tự nhiên đã làm cho một số người sản xuất kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hành hóa phát triển từ thấp đến cao. Mặt khác, những người sản xuất kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành người nghèo, dẫn đến phân hóa giàu- nghèo trong xã hội. - Để vận dụng tốt nội dung và tác động của quy luật giá trị người sản xuất, kinh doanh cần: + Phấn đấu giảm chi phí và nâng cao chất lượng hàng 0.75 hóa. + Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hàng hóa, dịch vụ. 0.75 + Áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật, công nghệ, 0.5 hợp lý hóa sản xuất. (Yêu cầu lấy ví dụ để làm rõ những nội dung trên) Câu 4 * Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 0.5 (3.0điểm) Nhà nước của nhân dân, do dân, vì dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. * Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc vì: - Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu 0.5 hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn bộ hoạt động của Nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều thể hiện lợi ích, ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhằm thực hiện lợi ích, ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. - Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. + TÝnh nh©n d©n thÓ hiÖn: Nhµ n­íc ta là Nhà nước cña 0.5 d©n, do d©n, v× d©n, do nhân dân lập nên và nh©n d©n tham gia qu¶n lÝ; Nhà nước thể hiện ý chí, quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
  4. + TÝnh d©n téc thể hiện: Nhà nước ta kÕ thõa vµ ph¸t huy 0.5 truyÒn th«ng vµ b¶n s¾c tèt ®Ñp cña d©n téc. Nhà nước có chÝnh s¸ch dân tộc ®óng ®¾n, ch¨m lo cho lîi ý chí mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc và đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: - Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động mọi 0.25 người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng, củng cố, 0.25 bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. - Phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp 0.25 luật. - Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những 0.25 âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Câu 5 - Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta 0.5 (4.0điểm) hiện nay: Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. - Ph­¬ng h­íng c¬ b¶n nh»m gi¶i quyÕt viÖc lµm ë n­íc ta hiÖn nay: (Yêu cầu trình bày rõ các phương hướng và lấy ví dụ) + Thóc ®Èy ph¸t triÓn s¶n xuÊt vµ dÞch vô. Nhà nước 0.5 khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. + KhuyÕn khÝch lµm giµu theo ph¸p luËt, tù do hµnh nghÒ, 0.5 kh«i phôc vµ ph¸t triÓn c¸c ngµnh nghÒ truyÒn thèng, ®Èy m¹nh phong trµo lËp nghiÖp cña thanh niªn. + §Èy m¹nh xuÊt khÈu lao ®éng, ®Æc biÖt lµ lao ®éng ®· 0.5 qua ®µo t¹o nghÒ, lao ®éng n«ng nghiÖp nh»m gi¶i quyÕt yªu cÇu tr­íc m¾t vµ l©u dµi, t¨ng thu nhËp cho ng­êi lao ®éng. + Sö dông cã hiÖu qu¶ nguån vèn trong ch­¬ng tr×nh môc 0.5 tiªu quèc gia ®Ó gi¶i quyÕt viÖc lµm, c¶i thiÖn ®iÒu kiÖn lµm viÖc cho ng­êi lao ®éng. - Trách nhiệm của công dân học sinh: + Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật 0.5 về lao động. + Động viên những người thân trong gia đình và những 0.5 người khác cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách giải quyết việc làm.
  5. + Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, 0.5 định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. (Yêu cầu phân tích rõ trách nhiệm công dân học sinh trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm) Câu 6 - Ý kiến của Vy và Yến là sai. 0.5 (2.0điểm) Vì: + Hôn nhân phải dựa trên cơ sở của tình yêu chân chính. 0.5 + Ở lứa tuổi còn trẻ, khi yêu rất dễ bị lầm lẫn giữa tình 0.5 bạn và tình yêu, đồng thời họ chưa có kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai, do vậy nếu sống thử trước hôn nhân sẽ rất dễ mang thai ngoài ý muốn và các hậu quả khác. + Việc cùng nhau sống thử trước hôn nhân là vi phạm đạo 0.5 đức, dễ gây nhàm chán và không có lợi cho cuộc sống hôn nhân sau này. Ghi chú: - Điểm toàn bài là 20.0 điểm. - Tùy theo mức độ bài làm của học sinh ở từng câu mà có thể cho điểm thích hợp.