Đề kiểm tra định kì môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – ĐÀ LẠT ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ – HỆ SỐ 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Vật lí – Khối lớp 8 – Học kì 2 Năm học 2017 – 2018 Mã đề 001 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Đề bài gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Phần A: Trắc nghiệm (5.0 điểm) gồm 20 câu – mỗi câu đúng 0.25 điểm. Câu 1: Đơn vị của công suất là: A. N.m.B. J.C. N.m/s.D. kg.m/s. Câu 2: Chọn câu đúng khi nói về cơ năng: A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C. Cơ năng của vật do vật chuyển động mà có gọi là động năng. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 3: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay.B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Lò xo đang lăn trên mặt đất.D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Câu 4: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.B. Hòn bi lăn trên mặt sàn. C. Máy bay đang bay.D. Viên đạn đang bay. Câu 5: Nếu lấy mặt đất là mốc thế năng thì trong các vật sau, vật nào không có thế năng? A. Chiếc bàn đứng yên trên nền nhà.B. Một người đứng yên trên tầng 3 của một tòa nhà. C. Hòn bi lăn trên tầng 2 của một tòa nhà cao tầng.D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 6: Một viên bi lăn từ đỉnh của 1 mặt phẳng nghiêng như hình vẽ: 6a. Ở vị trí nào, hòn bi có thế năng lớn nhất? (0.125đ) AA. Tại A.B. Tại B.C. Tại C.D. Đáp án khác. B 6b. Ở vị trí nào, hòn bi có động năng lớn nhất? (0.125đ) A. Tại A.B. Tại B.C. Tại C.D. Đáp án khác. C Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng.B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.D. Chuyển động cành nhanh khi nhiệt độ càng cao. Câu 8: Các nguyên tử, phân tử có thể nhìn thấy được bằng: A. Kính lúp.B. Mắt thường.C. Kính hiển vi.D. Kính hiển vi hiện đại. Câu 9: Yếu tố quyết định quá trình khuếch tán diễn ra nhanh hay chậm là: A. Thể tích.B. Trọng lượng.C. Nhiệt độ.D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 10: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.B. Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật tăng. C. Khi làm lạnh một vật, nhiệt năng của vật giảm.D. Nhiệt năng của vật luôn không thay đổi. Câu 11: Trong sự dẫn nhiệt có liên quan đến hai vật, nhiệt lượng được truyền từ vật có: A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.B. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ. C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ. D. Nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Brao-nơ là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào. Câu 13: Hai người A và B cùng kéo nước từ một giếng lên. Người A kéo gàu nước nặng gấp đôi gàu nước của người B. Thời gian kéo gàu nước lên của người B lại chỉ bằng nửa thời gian của người A. Chọn phát biểu đúng. A. Công suất của người A lớn hơn vì gàu nước của người A nặng gấp đôi. B. Công suất của người B lớn hơn vì thời gian kéo nước của người B bằng một nửa thời gian kéo nước của người A. C. Công suất của người A và người B là như nhau. D. Không thể so sánh được. Trang 1/2 – Mã đề thi 001
- Câu 14: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động. B. Vật có động năng có khả năng sinh công. C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều. D. Đông năng của vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc, không phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 15: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.B. Bóng bay được buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. C. Sự tạo thành gió.D. Đường tan vào nước. Câu 16: Đại lượng nào sau đây của vật rắn không thay đổi, khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi? A. Nhiệt độ của vật.B. Khối lượng của vật.C. Nhiệt năng của vật.D. Thể tích của vật. Câu 17: Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì: A. Hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém.B. Trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém. C. Trong xốp có khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém.D. Vì cả 3 lí do trên. Câu 18: Một gàu nước có khối lượng 10kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Công suất trung bình của lực kéo là: A. 5W.B. 0,5W.C. 0,05W.D. Đáp án khác. Câu 19: Đơn vị nào sau đây không phải là của công cơ học? A. Jun (J).B. Calo.C. Ki-lô-oát giờ (kWh).D. Niutơn trên mét (N/m). Câu 20: Trong các lực sau đây, lực nào có lúc thực hiện công dương (A > 0), có lúc thực hiện công âm (A < 0), có lúc không lực hiện công (A = 0)? A. Lực kéo của động cơ.B. Lực ma sát trượt.C. Trọng lực.D. Lực hãm phanh. Phần B: Tự luận (5.0 điểm) gồm 5 câu. Câu 1: (1.0 điểm) Giải bài toán sau: Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contenơ 10 tấn lên cao 6m, mất 20 giây. a. Tính công suất do cần cẩu sản ra. b. Cần cẩu này chạy bằng điện, với hiệu suất 70%. Để bốc xếp 300 contenơ thì cần bao nhiêu điện năng? Câu 2: (1.0 điểm) Giải thích các câu sau: 1. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? 2. Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp? Câu 3: (1.0 điểm) Giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau: a. Khi đun nước, nước nóng lên. b. Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên. c. Khi tiếp tục đun nước đang sôi, nhiệt độ của nước không tăng. Câu 4: (1.0 điểm) Giải thích các hiện tượng sau: 1. Tại sao về mùa lạnh, khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? 2. Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh ; còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh? Câu 5: (1.0 điểm) Giải bài toán sau: Một vật có khối lượng m = 10kg được kéo đều trên sàn bằng một lực kéo có độ lớn F = 20N hợp với mặt phẳng ngang một góc β = 30o. a. Vật di chuyển được s = 2m trên sàn thì lực đã thực hiện công là bao nhiêu? b. Vật di chuyển hết quãng đường trên trong thời gian t = 4s. Tính công suất của lực. c. Tính lực ma sát đã thực hiện công. Hết Trang 2/2 – Mã đề thi 001