Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án kèm hướng dẫn chấm)

doc 6 trang hoanvuK 07/01/2023 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án kèm hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2020-2021 ( Đề thi gồm có 01 trang) Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN (Dành cho thí sinh có SBD chẵn) - Họ và tên thí sinh: – Số báo danh : I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Áng công danh trăm đường rộn rã Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây Trong cửa này đã đành phận thiếp, Ngoài mây kia há kiếp chàng vay [1] Những mong cá nước sum vầy, Bao ngờ [2] đôi ngả nước mây cách vời. (Trích bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm diễn ca, NXB Văn học, 1987, tr. 20) [1] Vay: từ chỉ ý hoài nghi, than thở [2] Bao ngờ: đâu ngờ Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? Câu 3. Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích. Câu 4. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu: “Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”. Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau? Những mong cá nước sum vầy, Bao ngờ đôi ngả nước mây cách vời. Câu 6. Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích sau: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. Trông vời trời bể mênh mang, Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì !”. Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. (Chí khí anh hùng - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.113) ___ Hết ___ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD VÀ ĐT ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
  2. Môn: Ngữ Văn, lớp 10 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 02 trang) ĐỀ CHẴN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ: Song thất lục bát 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Người chinh phụ 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc “người vợ có chồng đi chinh chiến”hoặc “thiếp”: 0,5đ - HS trả lời “người phụ nữ”: 0,25đ 3 Những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở: 0,5 + Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây + trong cửa này, ngoài mây kia + đôi ngả nước mây cách vời. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc nêu được 2 ý như đáp án: 0,5đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,25đ - Nếu HS trích dẫn cả 5 câu thơ cuối đoạn: vẫn cho 0,5đ 4 Hiệu quả của phép đối: 0,75 + Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ + Làm nổi rõ sự chia lìa, cách trở của chàng và thiếp + Thể hiện sự trông ngóng, sự nhớ thương của thiếp (người chinh phụ) Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời được 2 ý như đáp án: 0,5đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,25đ 5 Nội dung hai câu thơ: 0,75 + Người chinh phụ mong ước được gắn bó, sum vầy, khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi nhưng lại phải sống trong cảnh xa cách, cô đơn. + Hai câu thơ diễn tả nỗi buồn đau, thất vọng của người chinh phụ khi khát vọng hạnh phúc không thành. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5đ 6 Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích: 1,0 + Tấm lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ + Cất lên tiếng nói nhân đạo, phản đối chiến tranh phi nghĩa. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5đ II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Nội dung Điểm Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề
  3. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Chí khí 0,5 anh hùng và vấn đề cần nghị luận. * Cảm nhận về nhân vật Từ Hải: 2,5 + Có chí lớn, có hoài bão lập nên những kì tích phi thường (động lòng bốn phương; mười vạn tinh binh; Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường ) + Có quyết tâm thực hiện hoài bão, có hành động mạnh mẽ, quyết đoán khi lên đường (lên đường thẳng rong; Quyết lời dứt áo ra đi/Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi ) + Có tình nghĩa sâu nặng với Thúy Kiều (coi nàng là “tâm phúc tương tri”; dặn dò, động viên nàng bằng những lời lẽ ân tình) + Nhân vật Từ Hải được khắc họa bằng bút pháp lí tưởng hóa, hình ảnh ước lệ kì vĩ, phóng đại, tạo cho nhân vật một tầm vóc phi thường. Hướng dẫn chấm: - HS phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5đ - HS phân tích chưa đầy đủ, chưa sâu sắc: 1,25đ – 2,25đ - HS phân tích chung chung, chưa rõ vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải: 0,25đ – 1,0đ. * Đánh giá: 0,5 + Đoạn trích đã khắc họa vẻ đẹp chí khí anh hùng mang tầm vóc vũ trụ của nhân vật Từ Hải. + Xây dựng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã ngợi ca người anh hùng đại diện cho khát vọng tự do, công lí trong xã hội nhiều bất công thời bấy giờ. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5đ - Trình bày được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 1,0 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các đoạn trích khác trong Truyện Kiều hoặc các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1,0đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5đ Hết SỞ GD VÀ ĐT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - LỚP 10 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2020-2021 ( Đề thi gồm có 01 trang) Môn: Ngữ Văn
  4. Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ LẺ (Dành cho thí sinh có SBD LẺ) - Họ và tên thí sinh: – Số báo danh : I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích: Người lên ngựa, kẻ chia bào[1], Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san[2]. Dặm hồng[3] bụi cuốn chinh an[4], Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (Trích từ câu 1519 đến câu 1526, Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn hóa Thông tin, 2005, tr.123) [1] Bào: áo. Thường thường trong khi li biệt người ta hay nắm lấy áo nhau, tỏ tình quyến luyến. Chia bào tức là buông áo. [2] Quan san: Quan ải, núi non, thường được dùng để chỉ sự xa xôi cách trở. [3] Dặm hồng: Dặm đường đi giữa bụi hồng. [4] Chinh là đi đường xa, an là yên ngựa. Người ta thường dùng hai chữ chinh an để chỉ việc đi đường xa. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình là ai? Câu 3. Chỉ ra những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở trong đoạn trích. Câu 4. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: “Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”. Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau? Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Câu 6. Anh/Chị hãy nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/chị về lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong đoạn trích sau: “ Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề . Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.” (Trao duyên - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.104) ___ Hết ___ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm SỞ GD VÀ ĐT ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT
  5. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Môn: Ngữ Văn, lớp 10 ĐỀ LẺ I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Thể thơ: Lục bát 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Thúc Sinh, Thúy Kiều 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc “người về, kẻ đi” hoặc “người, kẻ”: 0,5đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án hoặc “người về” hoặc “kẻ đi” : 0,25đ 3 Những chi tiết diễn tả hoàn cảnh biệt li cách trở: 0,5 + Người lên ngựa, kẻ chia bào + Trông người đã khuất + Người về - Kẻ đi + Vầng trăng xẻ làm đôi Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc nêu được 2 ý trở lên như đáp án: 0,5đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,25đ - Nếu HS trích dẫn nguyên văn những câu thơ về cảnh biệt li cách trở: vẫn cho 0,5đ 4 Hiệu quả của phép đối: 0,75 + Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu thơ + Tô đậm sự cô đơn, lẻ loi của cả người về và kẻ đi Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5đ 5 Nội dung hai câu thơ: 0,75 + Người đi xa đi giữa con đường bụi hồng; người ở lại trông theo bóng hình người đi cho đến lúc chỉ còn thấy màu xanh của ngàn dâu. + Hai câu thơ diễn tả tình lưu luyến khôn nguôi của người ở lại (Thúy Kiều). Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5đ 6 Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn trích: 1,0 + Nỗi buồn đau, cô đơn + Nỗi thương nhớ, mong chờ. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0đ - HS trả lời được 1 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5đ II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Nội dung Điểm Cảm nhận về lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong đoạn trích 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,5 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao 0,5 duyên Hướng dẫn chấm:
  6. - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên 0,5 và vấn đề cần nghị luận. * Cảm nhận về lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên: 2,5 + Kiều nhờ cậy Vân bằng những lời lẽ cảm động, khẩn thiết, cũng hết sức khéo léo, tế nhị: Cậy em, chịu lời, ngồi lên, chị lạy, thưa, diễn tả việc nhờ cậy là rất hệ trọng, đặt Vân vào tình thế không thể chối từ. + Kiều thuyết phục em bằng lời tâm sự, giãi bày nỗi lòng mình: mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng; các biến cố đã xảy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình; xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim. + Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ: tuổi xuân của em còn dài; tình máu mủ chị em; dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em Đó là những lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục. + Lời nhờ cậy, thuyết phục được thể hiện bằng ngòi bút miêu tả nội tâm tinh tế, sâu sắc; ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ; giọng thơ khẩn khoản, cách ngắt nhịp thơ đem lại sắc thái trang trọng. Hướng dẫn chấm: - HS phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5đ - HS phân tích chưa đầy đủ, chưa sâu sắc: 1,25đ – 2,25đ - HS phân tích chung chung, chưa rõ lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều: 0,25đ – 1,0đ. * Đánh giá: 0,5 + Qua lời nhờ cậy, thuyết phục của Kiều, thấy được bi kịch và thân phận bất hạnh của nhân vật khi phải lựa chọn giữa chữ tình và hiếu; nhân cách cao đẹp và sự khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa của Thúy Kiều. + Xây dựng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5đ - Trình bày được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 1,0 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các đoạn trích khác trong Truyện Kiều hoặc các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 1,0đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5đ Hết