Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 5 trang Thu Mai 04/03/2023 11871
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3). Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Linh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hằng năm thường xuyên diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước. Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Đồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh giày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa. Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu, của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích, . Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác. Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu. Lễ hội đền Hùng | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ (phutho.gov.vn) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lễ hội đền Hùng” thuộc loại văn bản nào? (Biết) A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin D. Văn bản tự sự Câu 2: Văn bản “Lễ hội đền Hùng” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? (Biết) A. Thời gian, địa điểm, phần lễ - hội, ý nghĩa B. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần lễ C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa D. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần hội Câu 3: Đền Hùng nằm ở tỉnh nào? (Biết) A. Nam Định B. Phú Thọ C. Bắc Giang D. Thái Bình Câu 4: Lễ hội đền Hùng nhắc đến ngành nghề nào của nước ta? (Biết) A. Công nghiệp B. Thương nghiệp C. Nông nghiệp D. Lâm nghiệp
  2. Câu 5: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về số từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu”. (Biết) A. Số từ biểu thị số lượng chính xác B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng C. Số từ biểu thị số thứ tự D. Số từ biểu thị số lượng Câu 6: Sự tích nào sau đây liên quan đến lễ hội đền Hùng? (Hiểu) A. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày” B. Sự tích “Cây lúa” C. Sự tích “Quả dưa hấu” D. Sự tích “Trầu cau” Câu 7: “Lễ hội đền Hùng” nhắc đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam ta? (Hiểu) A. Tương thân tương ái B. Uống nước nhớ nguồn C. Tôn sư trọng đạo D. Lá lành đùm lá rách Câu 8: Nhắc đến lễ hội đền Hùng, người dân Việt Nam ta thường hay nhắc nhở nhau bằng bài ca dao nào? (Hiểu) A. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu 9: Theo em, lễ hội đền Hùng có ý nghĩa gì trong cuộc sống của người Việt Nam ta? (Vận dụng) Câu 10: Em hãy nêu 02 việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn? (Vận dụng) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ). (Vận dụng cao)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 C 0,5 9 HS trả lời những ý nghĩa hợp lí. 1,0 10 HS nêu được ít nhất 02 việc làm thể hiện lòng biết ơn. 1,0 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cá nhân 0,25 đối với người thân. c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí HS triển khai bài văn theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác biểu cảm, kết hợp miêu tả, tự sự. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu về nhân vật biểu cảm. - Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc chân thật của người viết qua những phương diện: + Biểu cảm về ngoại hình. 2.5 + Biểu cảm về tính tình, việc làm, sở thích, + Biểu cảm về một kỉ niệm đáng nhớ. - Khẳng định tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo. 0,5 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
  4. Nội Tổn Kĩ dung/đơn g TT năn Mức độ nhận thức vị kiến % g thức điểm Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1 Đọc - Văn bản hiểu thông tin 5 0 3 0 0 2 0 60 2 Viết Biểu cảm về người 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 thân Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
  5. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Chương Nội dung/ thức TT / Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Nhận Vận Chủ đề kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc - Văn bản Nhận biết: hiểu thông tin - Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Nhận biết được thời gian, ý nghĩa, cách thức tổ chức của lễ hội 5 TN 3TN 2TL - Xác định được số từ. Thông hiểu: - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản. - Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin. - Chỉ ra được thông tin trong văn bản (thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng). - Giải thích được ý nghĩa chức năng liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Đánh giá được tác dụng biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản in hoặc văn bản điện tử. - Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. 2 Viết Biểu cảm Nhận biết: 1TL* về người Thông hiểu: thân Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm về người thân. Tổng 5TN 3TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40