Đề kiểm tra chất lượng môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

docx 2 trang nhatle22 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Vật lí – Khối lớp 8 Năm học 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 02 trang ĐỀ 498 PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Gồm 20 câu, học sinh chọn 1 trong 4 đáp án (A, B, C hoặc D) đúng nhất và ghi vào tờ bài làm. Câu 1: Đơn vị của nhiệt lượng là: A. J/kg.K.B. J/kg. C. J.kg.D. J. Câu 2: Chọn câu đúng. Mặt Trời truyền nhiệt cho Trái Đất bằng hình thức nào? A. Dẫn nhiệt.B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt.D. Bằng cả 3 hình thức trên. Câu 3: Một người dùng một lực có độ lớn 180N để kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong thời gian là 20 giây. Công suất của người đó phải thực hiện là: A. 720W.B. 72W.C. 28800W.D. 2880W. Câu 4: Chọn mốc thế năng tại độ cao quả bóng bắt đầu rơi thì khi quả bóng từ trên cao rơi xuống thì thế năng của quả bóng: A. Giảm dần.B. Tăng dần. C. Không đổi.D. Luôn bằng 0. Câu 5: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật.B. Nhiệt độ của vật. C. Trọng lượng của vật.D. Cả khối lượng, trọng lượng và nhiệt độ của vật. Câu 6: Cùng cung cấp một nhiệt lượng như nhau cho các vật có cùng khối lượng được làm bằng đồng, chì và thép. Độ tăng nhiệt độ của các vật được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: A. Chì, thép, đồng.B. Thép, chì, đồng. C. Thép, đồng, chì.D. Đồng, chì, thép. Câu 7: Một vật được ném lên độ cao theo phương thẳng đứng. Vật vừa có thế năng, vừa có động năng khi nào? A. Chỉ khi vật đang đi lên. B. Chỉ khi vật đang đi xuống. C. Chỉ khi vật tới điểm cao nhất. D. Cả khi vật đang đi lên và đi xuống. Câu 8: Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết: A. Công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. Công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó. C. Khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. D. Khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó. Câu 9: Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao để: A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt. B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt. C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt. Câu 10: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ yếu: A. Chỉ ở chất khí hoặc chất rắn.B. Chỉ ở chất lỏng và chất rắn. C. Chỉ ở chất khí và lỏng.D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn. Câu 11: Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm bởi vì: A. Sứ lâu hỏng.B. Sứ rẻ tiền. C. Sứ dẫn nhiệt tốt.D. Sứ cách nhiệt tốt. Câu 12: Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m 3/phút và khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Công suất của dòng nước là: A. 500000W. B. 500000kW. C. 500000MW. D. 50000W. Câu 13: Chọn câu đúng. Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ vật nào sang vật nào? A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C. Từ vật làm bằng chất rắn sang vật làm bằng chất lỏng. D. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Trang 1/2 – Mã đề thi 498
  2. Câu 14: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là: A. Nhiệt độ của vật. B. Nhiệt năng của vật. C. Nhiệt lượng của vật. D. Cơ năng của vật. Câu 15: Dùng mặt phẳng nghiêng dài 8m để kéo vật có khối lượng 49,2kg lên cao 2m. Lực ma sát có độ lớn là 150N khi kéo vật lên. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là: A. 82%.B. 92%.C. 84%.D. 84%. Câu 16: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì? Chọn câu đúng. A. Cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC. B. Cho biết nhiệt năng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC. C. Cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1m3 chất đó tăng thêm 1oC. D. Đáp án khác. Câu 17: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Ô tô đang đứng yên bên đường.B. Máy bay đang bay. C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao so với mặt đất.D. Lò xo bị nén đặt ngay trên mặt đất. Câu 18: Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt là không đúng? A. Trái Đất nhận được năng lượng từ Mặt Trời nhờ bức xạ nhiệt, không nhờ dẫn nhiệt. B. Trong không khí, bức xạ nhiệt xảy ra nhanh hơn dẫn nhiệt. C. Dẫn nhiệt xảy ra khi các vật tiếp xúc nhau, bức xạ nhiệt có thể xảy ra khi các vật không tiếp xúc nhau. D. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt đều có thể xảy ra trong không khí và trong chân không. Câu 19: Ba quả cầu có khối lượng bằng nhau. Quả thứ nhất làm bằng đồng, quả thứ hai làm bằng thép, quả thứ ba o làm bằng nhôm. So sánh nhiệt lượng Q 1, Q2, Q3 cần cung cấp cho ba quả cầu để cùng tăng thêm 150 C (nhiệt dung riêng của đồng, thép, nhôm lần lượt 380J/kg.K, 460J/kg.K, 880J/kg.K). A. Q3 > Q2 > Q1. B. Q2 > Q1 > Q3. C. Q2 > Q3 > Q1. D. Q1 > Q2 > Q3. Câu 20: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để có thể tăng nhiệt độ từ 20oC lên 40oC là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. A. 38J.B. 38kJ.C. 83J.D. 83kJ. PHẦN B: TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 21: (1.5 điểm) Trả lời các câu hỏi sau: 1. Các chất được cấu tạo như thế nào? 2. Vào những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nóng sờ vào kim loại ta thấy nóng. Vì sao? Câu 22: (1.0 điểm) Cơ năng của các vật sau thuộc dạng cơ năng nào? a) Chiếc cung đã được giương. b) Xe đạp đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang. c) Máy bay đang bay. d) Lò xo đang bị nén hoặc dãn. Câu 23: (1.0 điểm) Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng 200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây. a) Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật lên cao. b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc. Câu 24: (1.5 điểm) Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 100 oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu nhôm và cốc nước đều bằng 27 oC. Tính khối lượng nước, coi như quả cầu nhôm và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 0,88kJ/kg.K, 4,2kJ/kg.K. HẾT Họ và tên thí sinh: SBD: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Trang 2/2 – Mã đề thi 498