Đề kiểm tra chất lượng môn Hóa học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Hóa học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_mon_hoa_hoc_lop_8_hoc_ki_2_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Hóa học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Hóa học – Khối lớp 8 Năm học 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 02 trang ĐỀ 270 PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Gồm 20 câu, học sinh chọn 1 trong 4 đáp án (A, B, C hoặc D) đúng nhất và ghi vào tờ bài làm. Câu 1: Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng: A. Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.B. Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy. C. Nước để dập tắt đám cháy.D. Khí oxi phun vào đám cháy. Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào? A. Đều tăng.B. Đều giảm.C. Phần lớn tăng.D. Phần lớn giảm. Câu 3: Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Vậy ở 20 oC, độ tan của kali nitrat là: A. 40,1 gam.B. 44,2 gam.C. 42,1 gam.D. 43,5 gam. Câu 4: Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì: A. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng. B. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm. C. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm. D. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng. Câu 5: Cho một lượng dư bột sắt Fe phản ứng với dung dịch axit clohiđric HCl, sau khi phản ứng xảy ra thu được các sản phẩm là: A. Fe dư, FeCl2, H2.B. FeCl 2, H2. C. Fe dư, FeCl2.D. FeCl 2. Câu 6: Hòa tan 124 gam natri oxit vào 876 ml nước, phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 16%.B. 17%.C. 18%.D. 19%. Câu 7: Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng: A. 90 gam.B. 60 gam.C. 70 gam.D. 80 gam. Câu 8: Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì cần lấy x gam dung dịch CuSO 4 20% và y gam nước. Giá trị x.y bằng: A. 2025.B. 2100.C. 2240.D. 2329. Câu 9: Có 2 dung dịch: HCl 4M (dung dịch A) và dung dịch HCl 0,5M (dung dịch B). Nồng độ mol của dung dịch mới khi trộn 2 lít dung dịch A với 1 lít dung dịch B là: A. 2,81.B. 2,82.C. 2,83.D. Đáp án khác. Câu 10: Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml? A. 6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.B. 7,00 lít H 2SO4 và 3,00 lít nước cất. C. 6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.D. 6,67 lít H 2SO4 và 3,33 lít nước cất. Câu 11: Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5m 3 không khí, có thể giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình thể tích khí oxi là bao nhiêu? A. 4m3.B. 5m 3.C. 6m 3.D. 7m 3. Câu 12: Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng hiđro được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Hiệu suất của phản ứng trên là: A. 95%.B. 90%.C. 94%.D. 85%. Câu 13: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế? t A. 2KClO3 2KCl + 3O2.B. SO 3 + H2O H2SO4. t C. Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O. D. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O. Câu 14: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn (A) và Mg (B), các dung dịch H 2SO4 loãng (C) và HCl (D). Muốn điều chế được 1,12 lít khí H 2 (ở đktc) từ một kim loại và một dung dịch axit nhưng lượng sử dụng ít nhất thì dùng: A. B và C.B. B và D.C. A và C.D. A và D. Trang 1/2 – Mã đề thi 270
- Câu 15: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối? A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.B. Na 2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2. C. CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2. D. H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl. Câu 16: Thể tích không khí cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO 2 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất): A. 10 lít.B. 50 lít.C. 60 lít.D. 70 lít. Câu 17: Khi đốt cháy mẫu dây sắt trong bình đựng khí oxi, dây sắt cháy mạnh, sáng chói, tạo ra: A. Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đỏ là sắt (III) oxit. B. Các hạt nhỏ nóng chảy màu đỏ là oxit sắt từ. C. Các hạt nhỏ nóng chảy màu xám là sắt (III) oxit. D. Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt từ oxit. Câu 18: Câu nào sau đây đúng khi nói về không khí? A. Không khí là một nguyên tố hóa học. B. Không khí là một đơn chất. C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ. D. Không khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 gam sắt (Fe) thu được 3,2 gam một oxit sắt A. Trong oxit sắt A, sắt chiếm a (%) về khối lượng. Giá trị của a là: A. 72,41%.B. 63,64%.C. 77,78%.D. 70,00%. Câu 20: Đốt cháy một hỗn hợp A gồm bột Mg và Fe, trong đó Mg có khối lượng 0,48 gam thì cần dùng 0,672 lít khí oxi O2 (ở đktc). Sau phản ứng được hỗn hợp rắn gồm magie oxit và oxit sắt từ. Một hỗn hợp B khác gồm oxi O 2 và ozon O3 có tỉ khối đối với khí hiđro là 20. Vậy để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thì cần bao nhiêu thể tích hỗn hợp khí B? Biết sau phản ứng của A với B thì thu được các chất rắn gồm magie oxit và sắt (III) oxit. A. 0,2912 lít.B. 0,2688 lít.C. 0,3136 lít.D. 0,2464 lít. PHẦN B: TỰ LUẬN (5.0 điểm) Gồm 4 câu. Câu 21: (1.0 điểm) Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20%. Câu 22: (1.0 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện để xảy ra phản ứng, nếu có): CH4 → H2O → O2 → CaO → Ca(OH)2. Câu 23: (1.0 điểm) Chỉ được dùng một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch không màu đựng riêng biệt trong các lọ hóa chất không nhãn sau: KOH, HCl, K2SO4, Na2CO3. Câu 24: (2.0 điểm) Cho 26 gam kẽm tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch axit clohiđric (d = 1,18g/ml). Dùng lượng khí thoát ra ở trên để khử bột đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao (giả sử đồng (II) oxit không còn sau phản ứng). a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (kèm điều kiện nếu có). b) Tính thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn (0 oC, 1atm) và khối lượng muối tạo thành sau phản ứng kẽm tác dụng với axit. c) Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch axit clohiđric đã dùng để phản ứng với kẽm. d) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi khử oxit đồng (II) bằng khí thoát ra ở phản ứng của kẽm với axit clohiđric. (Cho K = 39, N = 14, O = 16, H = 1, Fe = 56, Cl = 35,5, Na = 23, Cu = 64, S = 32, Mg = 24, Zn = 65, Ag = 108) HẾT Họ và tên thí sinh: SBD: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Trang 2/2 – Mã đề thi 270