Đề kiểm tra chất lượng môn Công nghệ lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

docx 4 trang nhatle22 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Công nghệ lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_mon_cong_nghe_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng môn Công nghệ lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nguyễn Du

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Công nghệ – Khối lớp 8 Năm học 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang ĐỀ 486 PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Gồm 28 câu, học sinh chọn 1 trong 4 đáp án (A, B, C hoặc D) đúng nhất và ghi vào tờ bài làm. Câu 1: Mặt trong bộ phận ống thủy tinh của đèn huỳnh quang có phủ lớp bột huỳnh quang, hợp chất chủ yếu là: A. Nitơ.B. Lưu huỳnh.C. Sắt.D. Photpho. Câu 2: Loại đèn ống huỳnh quang thường dùng trong gia đình có công suất 36W ; 40W thì chiều dài ống là: A. 1,2m.B. 0,6m.C. 2,4m.D. 4,8m. Câu 3: Đặc điểm nhận biết nào sau đây thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang? A. Tuổi thọ cao hay thấp.B. Khả năng tiết kiệm điện năng. C. Ánh sáng liên tục hay không liên tục.D. Cần chấn lưu hay không cần. Câu 4: Xét các phát biểu sau về đèn huỳnh quang: 1. Điện cực trong ống thủy tinh của đèn thủy tinh làm bằng vonfram có dạng thẳng. 2. Nguyên lí hoạt động của đèn ống huỳnh quang: khi đóng điện, hiện tượng giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột bên trong ống thủy tinh nên phát ra ánh sáng. 3. Tuổi thọ của đèn ống huỳnh quang là khoảng 8000 giờ. 4. Đèn compac huỳnh quang có hiệu suất phát quang gấp khoảng hai lần đèn sợi đốt. 5. Để mồi phóng điện cho đèn ống huỳnh quang, người ta dùng chấn lưu điện cảm và tắc ta, không dùng chấn lưu điện tử. Số phát biểu sai là x, số phát biểu đúng là y. Khi đó giá trị biểu thức 15y – 3x bằng: A. 21.B. 11.C. 12.D. 19. Câu 5: Điện trở R của dây đốt nóng phụ thuộc vào: A. Điện trở suất 휌 của dây đốt nóng.B. Chiều dài l của dây đốt nóng. C. Tiết diện S của dây đốt nóng.D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 6: Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện là: A. Dây đồng.B. Dây bạc.C. Dây nhôm.D. Dây niken-crom. Câu 7: Xét các phát biểu sau về vỏ bàn là: 1. Vỏ bàn là gồm đế và nắp. 2. Đế được làm bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt. 3. Nắp được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crom. 4. Trên nắp bàn là có gắn tay cầm bằng nhựa cứng không chịu được nhiệt. 5. Bàn là ngoài các bộ phận trên ở phần vỏ còn có bộ phận tự động điều chỉnh nhiệt độ và hệ thống tự động phun nước. Số phát biểu đúng là x, số phát biểu sai là y. Khi đó giá trị biểu thức 30x + y bằng: A. 60.B. 63.C. 66.D. 69. Câu 8: Chọn câu sai. Khi sử dụng bàn là, cần chú ý: A. Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là. B. Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt. C. Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa, cần là, tránh làm hỏng vật dụng được là. D. Khi ngắt điện không được để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo. Câu 9: Xem hình bên về cấu tạo nồi cơm điện. Hãy cho biết vị trí số 7 là: A. Đèn báo hiệu.B. Nắp trong. C. Núm hẹn giờ.D. Công tắc đóng, ngắt điện. Câu 10: Vị trí số 2 là soong nồi cơm điện. Vậy soong được làm bằng: A. Hợp kim nhôm.B. Hợp kim chì. C. Hợp kim thép.D. Hợp kim sắt. Câu 11: Công suất định mức của nồi cơm điện thường: A. Từ 400W đến 5000W.B. Từ 500W đến 4000W. C. Từ 400W đến 1000W.D. Từ 100W đến 5000W. Trang 1/3 – Mã đề thi 486
  2. Câu 12: Chọn câu sai khi nói về bộ phận dây đốt nóng của nồi cơm điện. A. Dây đốt nóng phụ có công suất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm. B. Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim đồng, gần dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ. C. Dây đốt nóng chính có công suất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm. D. Dây đốt nóng chính được đặt sát ở đáy nồi, được dùng ở chế độ nấu cơm. Câu 13: Máy biến áp một pha là: A. Thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha. B. Thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha. C. Thiết bị dùng để lắp ghép các thiết bị điện một pha lại với nhau. D. Thiết bị dùng để biến đổi điện áp trong gia đình thành một dạng năng lượng khác năng lượng điện. Câu 14: Xét các phát biểu sau về máy biến áp một pha: 1. Công suất định mức có đơn vị là VA hoặc kVA. 2. Máy biến áp một pha gồm ba bộ phận chính là lõi thép, dây quấn và núm điều chỉnh. 3. Dây quấn làm bằng dây điện từ, có chức năng giữ điện cho máy biến áp và được đặt cách điện với lõi thép. 4. Dây quấn sơ cấp có N2 vòng dây, dây quấn thứ cấp có N1 vòng dây. 5. Lõi thép được làm bằng các lá thép kĩ thuật điện (dày từ 0,35m đến 0,5m có lớp cách điện bên ngoài) ghép lại thành một khối. Số phát biểu sai là: A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 15: Một máy biến áp giảm áp có U 1 = 220V, U2 = 110V, số vòng dây N1 = 460 vòng, N2 = 230 vòng. Khi điện áp sơ cấp giảm, U 1 = 160V, để giữ U 2 = 110V không đổi, nếu số vòng dây N 2 không đổi thì phải điều chỉnh cho N 1 bằng bao nhiêu? A. 300 vòng.B. 320 vòng.C. 325 vòng.D. 335 vòng. Câu 16: Một máy biến áp một pha có N1 = 1650 vòng, N2 = 90 vòng. Dây quấn sơ cấp đấu với nguồn điện áp 220V. Khi đó, điện áp đầu ra của dây quấn thứ cấp là a. Muốn điện áp U 2 = 36V thì số vòng dây của dây quấn thứ cấp phải là b. Giá trị a.2b bằng: A. 6480.B. 6490.C. 6500.D. 6510. Câu 17: Thiết bị nào sau đây phù hợp khi mắc với điện áp định mức của mạng điện trong nhà 220V? A. Phích cắm điện 250V – 5A.B. Quạt điện 110V – 30W. C. Bàn là điện 220V – 1000W.D. Công tắc điện 500V – 10A. Câu 18: Cấu tạo nào sau đây không thuộc cấu tạo của mạng điện trong nhà? A. Đồ dùng điện.B. Máy biến áp.C. Công tơ điện.D. Các thiết bị bảo vệ điện. Câu 19: Mạng điện trong nhà là loại mạng điện có: A. Điện áp cao.B. Công suất cao.C. Năng lượng thấp.D. Cả A, B và C đều sai. Câu 20: Yêu cầu nào sau đây không đúng với yêu cầu của mạng điện trong nhà? A. Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà. B. Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa khi gặp rủi ro. C. Sử dụng phải được thuận tiện, bền chắc ; có thể không đẹp. D. Mạng điện phải được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà. Câu 21: Công dụng của cầu chì là: A. Thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng khi gặp sự cố. B. Thiết bị điện ghép nối giữa các đồ dùng cho chất liệu chính là chì lại với nhau. C. Thiết bị dùng để trang trí trong gia đình. D. Thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi quá tải hoặc gặp sự cố. Câu 22: Xét các phát biểu sau về cầu chì: 1. Dựa theo hình dạng cầu chì, cầu chì có: cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút, 2. Trong cầu chì, bộ phận quan trọng nhất là chì. 3. Vỏ cầu chì thường được làm bằng sứ hoặc thủy tinh, bên ngoài ghi điện áp và dòng điện định mức. 4. Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức, dây chảy cầu chì nóng chảy và bị đứt (cầu chì nổ) làm mạch điện hở. 5. Các cực giữ dây chảy và dây dẫn được làm bằng đồng. Số phát biểu đúng là: A. 5.B. 4.C. 3.D. 2. Trang 2/3 – Mã đề thi 486
  3. Câu 23: Aptomat là thiết bị điện hoạt động phối hợp chức năng của: A. Cầu chì và công tắc.B. Cầu chì và cầu dao.C. Cầu dao và dây điện.D. Cầu chì và ampe kế. Câu 24: Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat có tác động: A. Tự động cắt mạch điện.B. Bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ điện khỏi bị hỏng. C. Cả A và B đều đúng.D. Cả A và B đều sai. Câu 25: Sơ đồ điện là: A. Hình biểu diễn quy ước của một mạch điện.B. Hình biểu diễn quy ước của một mạng điện. C. Hình biểu diễn quy ước của một hệ thống điện.D. Đáp án khác. Câu 26: Xét các phát biểu sau về phân loại sơ đồ điện: 1. Sơ đồ điện được phân thành hai loại là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt. 2. Sơ đồ nguyên lí là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử (thiết bị điện, đồ dùng điện, ) của mạch điện. 3. Sơ đồ đấu cây là sơ đồ nêu lên mối liên hệ điện của các phần từ trong mạch điện. 4. Sơ đồ đấu cây dùng để nghiên cứu sự vận hành của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. 5. Sơ đồ nguyên lí được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện. Số phát biểu sai là m, số phát biểu đúng là (n – 3). Giá trị m – 7n là: A. –28.B. –26.C. –24.D. –22. Câu 27: Khi đèn huỳnh quang làm việc, có khoảng 20 – 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành ___ ; phần còn lại ___. Từ điền vào các chỗ (___) lần lượt là: A. Tỏa nhiệt – quang năng.B. Quang năng – tỏa nhiệt. C. Quang năng – nhiệt năng.D. Nhiệt năng – quang năng. Câu 28: Dây phero-crom có điện trở suất 휌 bằng: A. 1,3.10–6 Ωm. B. 1,2.10–6 Ωm.C. 1,1.10 –6 Ωm.D. 1,0.10 –6 Ωm. PHẦN B: TỰ LUẬN (3.0 điểm) Gồm 3 câu, mỗi câu 1.0 điểm Câu 1: (1.0 điểm) Tiêu thụ điện năng của các đồ dùng điện trong ngày 1/4/2018 của gia đình bạn A như sau: Tên đồ dùng Công suất Thời gian sử dụng STT Số lượng điện điện P (W) trong ngày t (h) 1 Đèn sợi đốt 60 5 3 2 Quạt bàn 65 2 2 3 Tủ lạnh 120 2 24 4 Bếp điện 1000 1 1 5 Nồi cơm điện 630 1 2 a) Tính toán tiêu thụ điện năng của từng đồ dùng điện và tổng các đồ dùng điện trong ngày. b) Nếu điện năng tiêu thụ các ngày trong tháng như nhau thì điện năng trong tháng (30 ngày) là bao nhiêu? Câu 2: (1.0 điểm) a) Hãy cho biết các thiết bị đóng – cắt và lấy điện thông dụng của mạng điện trong nhà mà em biết. b) Nêu công dụng và cấu tạo của công tắc điện. Câu 3: (1.0 điểm) Vẽ sơ đồ nguyên lí cho mạch điện chiếu sáng gồm 1 cầu chì và 2 công tắc ba cực điều khiển 1 bóng đèn. Hết Họ và tên thí sinh: SBD: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Trang 3/3 – Mã đề thi 486
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Công nghệ – Khối lớp 8 Năm học 2017 – 2018 Bài Điểm Bài 39. Đèn huỳnh quang 1.25 Bài 41. Đồ dùng loại điện – nhiệt: bàn là điện 1.25 Bài 42. Nồi cơm điện 1 Bài 46. Máy biến áp một pha 1 Bài 49. Thực hành – Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình 1 Bài 50. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà 1 Bài 51. Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà 1 Bài 53. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà 1 Bài 55. Sơ đồ điện 0.5 Bài 56. Thực hành – Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện 1 Trang 1/1 – Ma trận đề thi HKII – Công nghệ 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG – HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU MÔN: Công nghệ – Khối lớp 8 Năm học 2017 – 2018 Bài Điểm Bài 39. Đèn huỳnh quang 1.25 Bài 41. Đồ dùng loại điện – nhiệt: bàn là điện 1.25 Bài 42. Nồi cơm điện 1 Bài 46. Máy biến áp một pha 1 Bài 49. Thực hành – Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình 1 Bài 50. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà 1 Bài 51. Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà 1 Bài 53. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà 1 Bài 55. Sơ đồ điện 0.5 Bài 56. Thực hành – Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện 1 Trang 1/1 – Ma trận đề thi HKII – Công nghệ 8