Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 8 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang nhatle22 6480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 8 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_8_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 8 - Năm học 2016-2017

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI HUYỆN BÌNH LỤC NĂM HỌC 2016-2017 Môn: ĐỊA LÝ 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (5 điểm). Cho bảng số liệu : Diện tích rừng ở Việt Nam . (Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2005 2011 Tổng diện tích 14,3 7,2 12,7 13,5 rừng a. Tính tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền ( làm tròn là 33 triệu ha) b. Vẽ biểu đổ thể hiện tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943- 2011. c. Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam. Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta và biện pháp bảo vệ. Câu 2: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a. Trình bày và giải thích chế độ mưa của nước ta. b. Nêu ảnh hưởng của chế độ mưa đến sản xuất và đời sống. Câu 3: (5 điểm) a. Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. b. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi nước ta như thế nào? Tại sao sông ngòi nước ta có đặc điểm như vậy? Câu 4: (5 điểm). So sánh đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nêu các biện pháp phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. (Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài).
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN BÌNH LỤC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016-2017 Môn: ĐỊA LÝ 8 Thời gian làm bài: 150 phút Câu Ý Nội dung Điểm a Tính tỉ lệ che phủ rừng: Công thức tính tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất tự nhiên: Tỷ lệ che phủ rừng (%) = Diện tích rừng x 100% 0,2 Diện tích đất tự nhiên Ta tính được tỉ lệ che phủ rừng (%) so với diện tích đất tự nhiên : 0,2 - Năm 1943: 43,3% - Năm 1983: 21,8% 0,2 - Năm 2005: 38,5% 0,2 - Năm 2011: 40,9% 0,2 1 b Vẽ biểu đổ cột: (5 điểm) 2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943- 2011 Lưu ý: - Vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm. - Thiếu tên biểu đồ trừ 0,25 điểm mỗi ý - Đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học và chính xác c Nhận xét: Từ năm 1943- 2011, diện tích rừng nước ta có sự biến động : 0,5 - Từ năm 1943- 1983, diện tích rừng giảm mạnh từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha. 0,5 - Từ năm 1983- 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha ( năm 1983) lên 13,5 triệu ha( năm 2011), tăng 6,3 0,5 triệu ha.
  3. * Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng: - Chiến tranh tàn phá - Cháy rừng 0,5 - Khai thác rừng quá mức, chặt phá bừa bãi. - Đốt rừng làm nương rẫy - Quản lí bảo vệ kém. a Trình bày và giải thích chế độ mưa của nước ta. - Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn (hầu hết 0,5 các địa phương đều trên 1600 mm/năm). - Do: Vị trí địa lí, giáp biển Đông với đường bờ biển kéo dài và 0,5 do hoạt động bão nhiệt đới. - Lượng mưa trung bình của nước ta phân bố không đều trên 0,5 khắp lãnh thổ (dẫn chứng địa phương: dưới 800mm, 800- 1600mm, trên 2000mm). - Do: Ảnh hưởng của địa hình, hướng gió, dải hội tụ nhiệt đới 0,5 - Chế độ mưa của nước ta có sự phân mùa khá rõ rệt và khác 0,5 2 nhau cả về thời gian mùa mưa giữa các địa phương (dẫn chứng: (5 Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa từ tháng 5 đến tháng 10; điểm) Duyên hải miền Trung mưa từ tháng 8 đến tháng 12; sự phân mùa mưa - khô sâu sắc nhất là ở vùng Tây Nguyên, Nam Bộ). - Do: + Các vùng mưa vào mùa hạ do vào mùa hạ có gió mùa 0,5 mùa hạ thổi từ biển tới đem theo lượng hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta. + Các vùng mưa vào thu đông do ảnh hưởng của địa hình, 0,5 do tác động của front và dải hội tụ nhiệt đới, bão. b Nêu ảnh hưởng của chế độ mưa ở nước ta đến sản xuất và đời sống. - Tích cực: + Lượng mưa lớn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 0,5 + Phát triển nhiều ngành kinh tế khác như lâm nghiệp, giao thông 0,5 vận tải thủy, nuôi trồng thủy sản - Tiêu cực: + Lượng mưa lớn, phân bố không đều trong năm dẫn đến mùa 0,5 mưa gây úng lụt, mùa khô gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt 3 a Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam (5 - Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm 0,25 điểm) - Việt Nam là một nước ven biển(tính chất bản đảo) 0,25 - Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi 0,25 - Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp. 0,25 b Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần
  4. sông ngòi nước ta : ‐ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông có chiều 0,5 dài trên 10km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là sông nhỏ. ‐Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỉ m³ /năm ﴾trong đó 60% lượng nước 0,5 + .﴿là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ + Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước 0,5 ta là trên 200 triệu tấn. ‐ Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi 0,5 nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường. Sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên là do : ‐ Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa 0,5 lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. ‐Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, hơn 0,5 nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ. 0,5 ‐ Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu 0,5 phù sa. 0,5 ‐ Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa. So sánh đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. * Giống nhau: - Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, hình 0,5 thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu các con sông. - Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi 0,5 cho sản xuất nông nghiệp. * Khác nhau: - Đồng bằng sông Hồng: + Diện tích: khoảng 15.000km². 0,25 4 + Là đồng bằng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ 0,25 (5 thống sông Thái Bình. điểm) + Địa hình cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển. 0,25 + Có hệ thống đê ngăn lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng 0,25 thành nhiều ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3- 7m.
  5. + Gồm đất phù sa trong đê không được bồi tụ hàng năm và đất 0,25 phù sa ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm. - Đồng bằng sông Cửu Long: + Diện tích : khoảng 40.000 km² 0,25 + Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của hệ 0,25 thống sông Mê Công. + Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 2- 0,25 3m so với mực nước biển. + Không có hệ thống đê nhưng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch 0,25 tạo nên nhiều vùng trũng tự nhiên rộng lớn. + Mùa lũ, nhiều vùng đất trũng bị ngập úng sâu và khó thoát 0,25 nước: Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, + Mùa khô, thủy triều gây nhiễm mặn đến 2/3 diện tích. 0,25 + Gồm ba loại đất chính: phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. 0,25 Các biện pháp phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long: - Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ. 0,25 0,25 - Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch. - Làm nhà nổi, làng nổi. 0,25 - Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ. 0,25 Lưu ý: Điểm toàn bài bằng điểm các câu cộng lại không làm tròn