Đề kiểm tra 15 phút môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1

docx 1 trang nhatle22 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_15_phut_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so_1.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 1

  1. Họ và tên: Lớp: 9A . KIỂM TRA MÔN GDCD Điểm Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Thời gian: 15 phút Câu 1: Làm chủ bản thân gọi là gì? A.Tự tin B.Tự phụ C.Tự chủ D.Tự do Câu 2: Người biết tự chủ sẽ có thái độ như thế nào trong mọi hoàn cảnh, tình huống? A.Bình thường B.Bình tĩnh C.Bình dân D.Bình quân Câu 3: Con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa là do phẩm chất : A.Tự tin B.Tự do C.Tự chủ D.Tự lập Câu 4: Phẩm chất nào sau đây sẽ giúp con người vượt qua thử thách, cán dỗ trong cuộc sống? A.Tự phụ B.Tự ti C.Tự trọng D.Tự chủ Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không liên quan đến tự chủ? A.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo B.Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. C.Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau D.Dù ai nói đông nói tây/Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng. Câu 6: Trường hợp nào sau đây không phải là cách đúng đắn để rèn tính tự chủ ? A.Tập suy nghĩ trước khi hành động B.Cần xem xét lại thái độ, lời nói , hành động của mình C. Cần rút kinh nghiệm, sửa chữa D.Nghĩ gì làm đấy(không cần phải nghĩ khi hành động) Câu 7: Khi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo và sa ngã vào tệ nạn xã hội là biểu hiện của người không có phẩm chất: A.Siêng năng B.Tiết kiệm C.Tự chủ D.Biết ơn Câu 8: Trường hợp nào sau đây thể hiện rõ sự tự chủ trong giao tiếp với mọi người xung quanh? A.Người tự chủ biết kiềm chế những ham muốn của bản thân. B.Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. C.Người tự chủ luôn hành động theo ý mình, không để ý đến mọi người xung quanh. D.Người tự chủ không quan tâm tới hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Câu 9: Tự chủ không thể hiện ở phương diện nào sau đây? A.Trong suy nghĩ B.Trong tình cảm C.Trong hành vi D. Trong lời nói Câu 10: Tự chủ giúp con người đứng vững trước những tình huống như thế nào? A.Gian khó B.Gian khổ C.Gian lao D.Khó khăn Câu 11: Trong những tình huống sau, trường hợp nào thể hiện rõ không có tính tự chủ? A.Khi bị bạn bè trêu ghẹo, Huy dùng gậy tấn công bạn. B.Khi được nhân viên góp ý kiến về cách làm việc ở công ty, trưởng phòng nhân sự đã lắng nghe ý kiến và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với mọi người xung quanh. C.Khi đi học muộn, Hạnh lễ phép xin lỗi cô giáo. D.Khi gặp bài toán khó, Hùng chịu khó suy nghĩ, đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi tự mình tìm cách giải. Câu 12: Người thiếu tự chủ thường hay có những thái độ nào sau đây? A.Nóng nảy B.Vội vàng C.Hấp tấp D.Cả 3 ý trên Câu 13: Thế nào là người tự chủ? A.Người biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân B.Người biết tự điều chỉnh hành vi của mình C.Người biết tự điều tiết âm lượng của mình D.Người biết tự điều khiển các hoạt động của mình Câu 14: Tự chủ là phẩm chất đạo đức có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống con người? A.Là một đức tính quý giá B.Là một lối sống đẹp C.Là một thói quen tốt D.Là một phẩm chất quý báu Câu 15: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không đề cập đến phẩm chất tự chủ? A.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo B.Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi C.Dám làm, dám chịu D.Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.