Đề kiểm tra 15 phút môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I - Trường THCS Bùi Dục Tài
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I - Trường THCS Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_hoc_ki_i_tr.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì I - Trường THCS Bùi Dục Tài
- Tr. THPT BÙI DỤC TÀI KIỂM TRA 15 PHÚT – MÔN GDCD 12 Họ và tên: Lớp: 12 ĐIỂM Nhận xét của thầy, cô giáo ĐỀ 1: Câu 1: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng A. trong kinh doanh. B. trong lao động. C. trong tài chính. D. trong tổ chức. Câu 2: Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là A. cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con. B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai. C. cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai. D. cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. Câu 3: Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ? A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình. B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con. D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển. Câu 4: Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ? A. Bình đẳng giữa các dân tộc. B. Bình đẳng giữa các địa phương. C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư. D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội. Câu 5: Việc Nhà nước cho phép các dân tộc được giữ gìn phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của mình thể hiện A. quyền bình đẳng về chính trị. B. quyền bình đẳng về kinh tế. C. quyền bình đẳng về văn hóa. D. quyền bình đẳng về giáo dục. Câu 6: Hành động nào sau đây thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc? A. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với giáo viên vùng cao. B. Bỏ phiếu bầu cử cho Đại biểu đủ đức đủ tài dù là người dân tộc thiểu số. C. Nhạo báng, chê cười khi người dân tộc chưa nói tốt tiếng phổ thông. D. Tham gia giữ gìn, quảng bá, phát triển các lễ hội đặc sắc của mỗi dân tộc. Câu 7: Khẳng định nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục ? A. Học sinh X là người dân tộc Tày nên được ưu tiên cộng điểm thi đại học. B. Người Cơ Tu được giữ gìn phong tục cưới hỏi của mình. C. Lễ hội Cồng chiêng ở Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy. D. Buộc các dân tộc chỉ được sử dụng tiếng nói phổ thông, không được sử dụng tiếng nói khác.
- Câu 8: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây ? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản. C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ tinh thần. Câu 9: Bộ Luật Lao động quy định độ tuổi tối thiểu để tham gia quan hệ lao động là A. cá nhân từ đủ 18 tuổi. B. cá nhân từ đủ 17 tuổi. C. cá nhân từ đủ 16 tuổi. D. cá nhân từ đủ 15 tuổi. Câu 10: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng về A. chính trị. B. đầu tư. C. kinh tế. D. văn hóa, xã hội. BÀI LÀM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án
- Tr. THPT BÙI DỤC TÀI KIỂM TRA 15 PHÚT – MÔN GDCD 12 Họ và tên: Lớp: 12 ĐIỂM Nhận xét của thầy, cô giáo ĐỀ 2: Câu 1: Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước. B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước. C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương. D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước. Câu 2: Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập. B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh. C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập. D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp. Câu 3: Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo đều có quyền tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng A. về bầu cử, ứng cử. B. về tham gia quản lý nhà nước. C. giữa các dân tộc, tôn giáo. D. giữa người theo đạo và người không theo đạo. Câu 4: Bình đẳng trong kinh doanh thể hiện A. quyền bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế Nhà nước. B. quyền bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. C. quyền bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với kinh tế tập thể. D. quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau. Câu 5: Chủ thể của hợp đồng lao động là ? A. Người lao động và đại diện người lao động. B. Người lao động và người sử dụng lao động. C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động. D. Đại diện người lao động với đại diện người sử dụng lao động. Câu 6: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ A. kết hôn. B. nghỉ việc không lí do. C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi. D. có thai. Câu 7: Hành động nào sau đây không thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc? A. Buộc các dân tộc phải sử dụng tiếng phổ thông. B. Không bỏ phiếu bầu cử cho Đại biểu đủ sức đủ tài vì đó là người dân tộc thiểu số. C. Chê cười các bạn nói tiếng địa phương. D. Nhà nước luôn đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực.
- Câu 8: Khẳng định nào sau đây biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Chị A bị cấm kết hôn với anh N vì anh N là người dân tộc Mường. B. Anh H là người dân tộc thiểu số nhưng khi thi đại học anh không được cộng điểm ưu tiên khu vực. C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X là người dân tộc H’Mông. D. Xã M ở huyện vùng núi khó khăn nhưng không được ưu tiên xây trường lớp nên con em đồng bào không được đi học. Câu 9: Chị M đến công ty A xin việc nhưng bị từ chối vì chị là người dân tộc thiểu số. Công ty A đã vi phạm A. quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 10: Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện ở A. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm. B. Quan hệ tài sản và quan hệ hôn nhân. C. Quan hệ nhân thân và quên hệ tình cảm. D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. BÀI LÀM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án
- Tr. THPT BÙI DỤC TÀI KIỂM TRA 15 PHÚT – MÔN GDCD 12 Họ và tên: Lớp: 12 ĐIỂM Nhận xét của thầy, cô giáo ĐỀ 3: Câu1: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực A. kinh tế. B. tự do tín ngưỡng. C. chính trị. D. văn hóa, giáo dục. Câu 2: Bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện ở những lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục. B. Kinh tế, chính trị, văn hóa. C. Kinh tế, chính trị, xã hội D. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Câu 3: Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện A. người dân tộc Kinh được quan tâm phát triển về mọi mặt. B. công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập. C. người ở thành phố và thị xã được quan tâm hơn. D. truyền thống, phong tục của dân tộc thiểu số cần phải loại bỏ. Câu 4: Chương trình 135: “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi” thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. giáo dục. Câu 5: Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong A. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. B. phát huy tinh thần đoàn kết mỗi dân tộc. C. hợp tác, giao lưu chuyển giao kinh tế vùng. D. nâng cao đời sống tinh thần cho mỗi dân tộc. Câu 6: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là A. người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. B. công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con, quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình. C. vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc chung của gia đình. D. người chồng có quyền định đoạt đối với tài sản chung trong gia đình. Câu 7: Tài sản chung của hai vợ chồng là A. những tài sản hai người có được sau khi kết hôn. B. những tài sản của chồng có trước khi kết hôn. C. tài sản được cho, tặng riêng trong thời kì hôn nhân.
- D. tài sản được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân. Câu 8: Một trong những nội dung thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh là? A. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật. B. Công dân bắt buộc lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật. C. Công dân tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo sở thích dù pháp luật cấm. D. Công dân tự do mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm. Câu 9: Chị B và Giám đốc Công ty K cùng ký kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động đã tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Đây là biểu hiện bình đẳng A. trong tìm kiếm việc làm. B. trong việc tự do sử dụng sức lao động. C. về quyền có việc làm. D. trong giao kết hợp đồng lao động. Câu 10: Để trực tiếp thực hiện giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ? A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động. B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động. C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động. D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động. BÀI LÀM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án