Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019

doc 4 trang nhatle22 5210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_hoc_ki_i_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐIỂM Họ và tên: MÔN GDCD 7- HKI Lớp: NĂM HỌC 2108-2019 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu những phương án đúng nhất. (0.25đ) Câu 1. Trong các câu dưới đây, câu nào không thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo? A. Lá lành đùm lá rách. B. Không thầy đố mày làm nên. C. Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy. D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Câu 2: Yêu thương con người là: A. chia sẻ, hỗ trợ, đoàn kết trong công việc để đạt hiệu quả cao nhất. B. quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. C. giúp đỡ người hoạn nạn để được mọi người tán dương. D. quan tâm đến những người mang lại lợi ích cho chính mình. Câu 3: Trong các biểu hiện sau đây theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị? A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. B. Nói năng cộc lốc, trống không. C. Đối với mọi người luôn bình dị, chân thành. D. Làm việc gì cũng sơ sài, nhanh chóng. Câu 4: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện tính biết tôn trọng kỉ luật: A. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. B. Luôn hối hận khi làm điều sai trái. C. Ủng hộ đồng bào bị bão lụt. D. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Câu 5: Tự trọng là A. công cụ hữu ích để chiến thắng kẻ yếu hơn mình. B. che giấu đi khuyết điểm của mình để không bị xem thường. C. coi trọng và giữ gìn phẩm cách,cư xử đàng hoàng, đúng mực. D. đề cao bản thân mình, xem thường người khác. Câu 6: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, hành vi nào đúng? A. Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy. B . Làm bài kiểm tra giúp bạn. C. Không quan tâm, việc ai người đó làm. D. Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu. Câu 7: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây khi chúng ta sống đoàn kết, tương trợ? A. Dễ hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. B. Được mọi người yêu quý. C. Có sức mạnh vượt qua khó khăn. D. Có chỗ dựa trong mọi việc, đỡ tốn nhiều công sức. Câu 8: Theo em thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo? A. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình. B. Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
  2. C. Cho rằng quan niệm “ Một chữ là Thầy” nay đã lạc hậu. D. Không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy. Câu 9: Những biểu hiện dưới đây là tự trọng hay thiếu tự trọng? Đánh dấu X vào ô tương ứng: (1điểm) Tự trọng Thiếu tự trọng Biểu hiện A B a. Ăn mặc luộm thuộm cẩu thả b. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác c. Luôn biết giữ lời hứa d. Không chịu hạ mình, làm những điều mờ ám Câu 10: Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những ý kiến dưới đây? (1điểm) Ý kiến Đúng Sai 1. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác. 2. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng mọi khó khăn, thử thách. 3. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống. 4. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ. Câu 11: Chọn những từ hoặc cụm từ cho trước ( biết ơn, truyền thống, mọi nơi, làm theo) để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (1điểm) “ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và(1) đối với thầy cô giáo ở mọi lúc (2) .; coi trọng và (3) đạo lý mà thầy đã dạy cho mình. Tôn sự trọng đạo là một (4) quý báu của dân tộc. Phần II. Tự luận (5 điểm). Câu 12: (2đ) Thế nào là yêu thương con người? Em hãy lấy 4 ví dụ minh hoạ? Câu 13: (3đ) Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật. Vì vậy, thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật. Có bạn ở lớp cho rằng Tuấn thiếu ý thức tổ chức kỉ luật. - Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? - Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với lớp trong những ngày chủ nhật. BÀI LÀM