Đề cương Ôn thi môn Hóa học Lớp 8 - Phần 2: Nguyên tử
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Hóa học Lớp 8 - Phần 2: Nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_mon_hoa_hoc_lop_8_phan_2_nguyen_tu.pdf
Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Hóa học Lớp 8 - Phần 2: Nguyên tử
- ❷ – NGUYÊN TỬ A. TÓM TẮT GIÁO KHOA Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ (vi mô) và trung hòa điện. Nguyên tử gồm: hạt nhân và lớp vỏ. - Lớp vỏ được cấu tạo bởi một hay nhiều electron (e) mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Khối lượng của hạt electron: 9,1.10–28 gam. - Hạt nhân được cấu tạo bởi proton (p) và nơtron (n). Hạt proton mang điện tích dương, có khối lượng 1,67. 10–24 gam. Hạt nơtron không mang điện, có khối lượng 1,675. 10–24 gam. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử Trong mỗi nguyên tử, số proton (p, +) = số electron (e, –). 0 Đường kính nguyên tử cực kì bé, khoảng 10–10m = 1 A . Khoảng cách giữa hạt nhân và electron là môi trường chân không nên nguyên tử có cấu tạo rỗng. Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơtron và electron. Nhưng vì khối lượng electron rất bé so với khối lượng của proton và nơtron nên khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của proton và nơtron (khối lượng hạt nhân). B. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1.39 Điền vào chỗ trống: a) “ . là một hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về Từ tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ” b) và có điện tích như nhau, chỉ khác dấu. c) và có cùng khối lượng, còn có khối lượng rất bé, không đáng kể. d) Những nguyên tử cùng loại có cùng số trong hạt nhân. e) Trong nguyên tử chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng f) Nguyên tử là hạt . vì số electron có trong lớp vỏ nguyên tử đúng bằng số proton trong hạt nhân. 1.40 Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ?
- 1.41 a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa (gọi là hạt dưới nguyên tử), đó là những hạt nào ? b) Hãy cho biết tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện. c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân ? 1.42 Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào ? Lấy ví dụ minh họa với nguyên tử oxi. 1.43 Cho biết số lớp electron, số electron lớp ngoài cùng của bốn nguyên tố X, Y, Z và T như sau: Nguyên tử X Y Z T Số lớp electron 3 2 3 4 Số e lớp ngoài cùng 2 4 5 2 a) Nêu phương pháp để tìm số electron và số proton trong mỗi nguyên tử. b) Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của mỗ nguyên tố. 1.44 Kali có nguyên tử khối là 39 đv.C, trong hạt nhân nguyên tử có 19 proton. Kẽm có nguyên tử khối là 65 đvC, trong hạt nhân nguyên tử có 35 nơtron. Hãy cho biết tổng số hạt (proton, electron, nơtron) tạo thành nguyên tử kali và nguyên tử kẽm. 1.45 Tổng số hạt trong nguyên tử (X) là 58, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Xác định tên của X. 1.46 Nguyên tử bạc (Ag) có điện tích hạt nhân là 47+. Trong nguyên tử Ag, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Hãy cho biết nguyên tử khối của bạc. 1.47 Cho bảng sau: Tổng Số e lớp Nguyên tử Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 số e ngoài cùng Be 4 2 2 F 9 2 7 Si 14 2 8 4 Al 13 2 8 3 S 16 2 8 6 Ca 20 2 8 8 2 Số e tối đa ở mỗi lớp a) Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử. b) Cho biết số electron tối đa ở mỗi lớp.
- 1.48 Cho sơ đồ cấu tạo của các nguyên tử: 13 16 20 15 2 6 Nhôm Lưu huỳnh Canxi Photpho Heli Cacbon Cho biết: Nhôm Lưu huỳnh Canxi Photpho Heli Cacbon Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp e Số e lớp ngoài cùng 1.49 Hãy điền số thích hợp vào trong bảng sau: Nguyên tử Tổng số e Số p Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 C 6 4 S 16 6 Na 11 8 P 2 8 5 1.50 Electron trong nguyên tử hiđro chuyển động xung quanh hạt nhân bên tỏng một khồi cầu có bán kính hạt nhân là 10000 lần. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 6 cm thì bán kính thì bán kính khối cầu tức là bán kính nguyên tử sẽ là bao nhiêu ? 1.51 Lưu huỳnh có nguyên tử khối bằng 32 đvC. Trong nguyên tử lưu huỳnh, số hạt mang điên gấp đôi số hạt không mang điện. a) Hãy cho biết số lượng của mỗi loại hạt (proton, nơtron, electron). b) Trong nguyên tử lưu huỳnh các electron chuyển động và sắp xếp như thế nào ? 1.52 a) Tính khối lượng theo kg của một nguyên tử magie gồm 12 proton, 12 nơtron và 12 electron. b) Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử. 1.53 * Nguyên tử nhôm gồm 13 proton, 14 nơtron và 13 electron. a) Tính khối lượng electron có trong 1 kg nhôm. b) Tính khối lượng nhôm chứa 1 kg electron. 1.54 * Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon bằng 1,9926.10–23. Hãy tính khối lượng tính bằng gam của nguyên tử canxi, biết nguyên tử khối của cacbon là 12 đvC và nguyên tử khối của canxi là 40 đvC.
- C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1.55 Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây: Ⓐ notron Ⓑ proton Ⓒ electron Ⓓ B, C đúng 1.56 Nguyên tố hóa học nào có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất. Ⓐ Nhôm Ⓑ Sắt Ⓒ Oxi Ⓓ silic 1.57 Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào? Ⓐ Electron Ⓑ Prôton Ⓒ Nơtron Ⓓ Tất cả đều sai 1.58 Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng bao nhiêu lần? Ⓐ 1000 lần Ⓑ 4000 lần Ⓒ 10.000 lần Ⓓ 20.000 lần 1.59 Đường của nguyên tử cỡ khoảng bao nhiêu mét? Ⓐ 10–6m Ⓑ 10–8m Ⓒ 10–10m Ⓓ 10–20m 1.60 Khối lượng của nguyên tử cỡ bao nhiêu kg? Ⓐ 10–6kg Ⓑ 10–10kg Ⓒ 10–20kg Ⓓ 10–27kg 1.61 Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào? Ⓐ Gam Ⓑ Kilôgam Ⓒ Đơn vị cacbon (đvC) Ⓓ Cả 3 đơn vị trên 1.62 Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì? Ⓐ Prôton Ⓑ Cả Prôton và Nơtron Ⓒ Nơtron Ⓓ Không có gì( trống rỗng) 1.63 Thành phần cấu tạo của hầu hết của các loại nguyên tử gồm: Ⓐ Prôton và electron Ⓑ Nơtron và electron Ⓒ Prôton và nơtron Ⓓ Prôton, nơtron và electron 1.64 Chọn câu phát biểu đúng về cấu tạo của hạt nhân trong các phát biểu sau: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi: Ⓐ Prôton và electron Ⓑ Nơtron và electron Ⓒ Prôton và nơtron Ⓓ Prôton, nơtron và electron 1.65 Các câu sau, câu nào đúng? Ⓐ Điện tích của electron bằng điện tích của nơtron Ⓑ Khối lượng của prôton bằng điện tích của nơtron Ⓒ Điện tích của proton bằng điện tích của nơtron Ⓓ Có thể chứng minh sự tồn tại của electron bằng thực nghiệm 1.66 Những nguyên tử cùng loại có gì khác nhau ? Ⓐ Số electron Ⓑ Số proton Ⓒ Số nơtron Ⓓ Cả A, B và C