Đề cương Ôn thi môn Hóa học Khối 8

pdf 12 trang nhatle22 4900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Hóa học Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_mon_hoa_hoc_khoi_8.pdf

Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Hóa học Khối 8

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC 8 Phần I: Công thức hóa học và tính theo công thứ hóa học. I. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị. - Nguyên tắc: Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử kia). Nguyên tố: A B Công thức AbBa Hóa trị: a b Bài tập 1: Lập công thức hóa học của các oxit tạo bởi các nguyên tố: K, Al, Fe, Cu, Mg, Na, Zn, C, S, P với nguyên tố oxi. Gọi tên các chất đó ? Bài tập 2: Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi các nguyên tố: K, Al, Ba, Cu, Fe, Na với nhóm nguyên tử (OH). Gọi tên các hợp chất vừa lập đợc ? Bài tập 3: Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi các nguyên tố: K, Al, Ba, Cu, Fe, Na với nhóm nguyên tử (NO3), (SO4), (PO4), (CO3). Gọi tên các hợp chất vừa lập được ? II. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxBy. m M .x m M .y %A A .100% A .100%, %B B .100% B .100% M M M M AxBy AxBy AxBy AxBy - Trong đó: %A,%B là phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố A, B trong AxBy. mA, mB là khối lượng của nguyên tố A, B trong AxBy. M ,M ,M là nguyên tử khối và phân tử khối của A, B, AxBy. A B AxBy Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong các hợp chất sau: a. NaCl b. FeCl2 c. CuSO4 d. K2CO3 Bài tập 2: Cho các oxit sắt sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hãy so sánh hàm lượng sắt có trong các oxit trên ? Bài tập 3: Co các chất: CuO, CuS, CuCO3, CuSO4, CuCl2. Hãy so sánh hàm lượng đồng có trong các hợp chất trên ? III. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng các nguyên tố. 1. Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất là %A và %B. Tìm công thức của hợp chất ? 2. Phương pháp giải: Gọi công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố có dạng AxBy (3 nguyên tố có dạng AxByCz). - Từ công thức ở phần (II ở trên) ta có: M .x M A B .% A %A A .100% x x y M M .100% AxBy A → Công thức của hợp chất. M .y M A B .%B %B B .100% y x y M M .100% AxBy B W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai %A %B Hoặc x : y : (Tỉ lệ số nguyên tối giản) → Công thức đơn giản của hợp chất M A M B 3. Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Xác định các công thức hóa học của các oxit sau: a. Biết phân tử khối của oxit là 80 và thành phần %S = 40%. b. Biết thành phần %Fe = 70% và phân tử khối của oxit là 160. Bài tập 2: Xác định công thức phân tử của các hợp chất sau: a. Hợp chất B có thành phần phần trăm của các nguyên tố là 39,32%Na, 25,54%C, 28,07% O và khối lợng mol của hợp chất là 142. b. Hợp chất A có khối lượng mol là 152 và phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là 36,84%Fe, 21,05%S, 42,11%O. IV. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố. 1. Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lợng là a : b mA a hay . Tìm công thức của hợp chất ? mB b 2. Phương pháp giải: Gọi công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố có dạng AxBy. (Ta phải tìm chỉ số x, y của A và B → Tìm tỉ lệ x : y → x, y). Trong hợp chất AxBy ta có: mA = MA.x và mB = MB.y m M .x a x M .a x Theo bài ta có tỉ lệ: A A B CTHH oxit( Tỉ lệ là số nguyên tối mB M B.y b y M A.b y giản). 3. Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Một oxit của nitơ có tỉ lệ về khối lượng của nitơ đối với oxi là 7 : 20 . Tìm công thức của oxit ? Bài tập 2: Phân tích một oxit sắt người ta thấy cứ 7 phần khối lượng sắt thì có 3 phần khối lượng oxi. Xác định công thức của oxit sắt ? Bài tập 3: Xác định công thức hóa học của một oxit nhôm biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi là 4,5 : 4. Phần II: Phương trình hóa học. tính theo phương trình hóa học. I. Phương trình hóa học. Bài tập 1: Cân bằng các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a. Fe2O3 + CO → Fe + CO2 b. Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 c. Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2 d. KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O e. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai f. Fe2(SO4)3 + BaCl2 → FeCl2 + BaSO4 g. Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu h. Al + MgO → Al2O3 + Mg i. Al + Cl2 → ? Bài tập 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a. Al + ? → Al2O3 b. Fe + ? → Fe3O4 c. P + O2 → ? d. CH4 + O2 → CO2 + H2O e. KMnO4 → K2MnO4 + ? + ? f. KClO3 → ? + ? g. Al + HCl → AlCl3 + H2 Bài tập 3: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): a. Cr + ? → Cr2(SO4)3 + H2 b. CuO + HCl → CuCl2 + H2O c. Fe2O3 + ? → FeCl3 + H2O d. Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + ? e. Zn + HCl → ? + H2O g. Zn(OH)2 + HCl → ZnCl2 + H2O h. Fe + ? → FeCl2 + H2O i. Al + HCl → AlCl3 + H2 k. H2 + Fe2O3 → Fe + H2O l. H2 + CuO → ? + ? m. CO + CuO → Cu + CO2 n. Fe3O4 + CO → ? + ? p. Fe + ? → FeCl2 + H2 r. ? + HCl → ZnCl2 + ? t. Al + Fe2O3 → ? + ? s. Al + H2SO4 → ? + ? II. Tính theo phương trình hóa học. 1. Tính số (n) mol theo khối lượng: m m n (mol) → m n.M và M M n W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Trong đó: m là khối lượng chất. M là khối lượng mol. 2. Tính số mol theo thể tích chất khí ( V lít). V (lit ) n (mol) → V n.22,4(lit ) 22,4 3. Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) và khối lượng muối kẽm clorua tạo thành ? Bài tập 2: Cho nhôm kim loại tác dụng với dung dịch axit sunfuric (đủ). Biết có 34,2 gam muối nhôm sunfat tạo thành. Tính lượng nhôm phản ứng và thể tích khí hiđro thu đợc (đktc)? Bài tập 3: Cho 5,4 gam nhôm phản ứng với dung dịch axit clohiđric (đủ) tạo thành muối nhôm clorua và khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) và khối lượng muối nhôm clorua tạo thành ? Bài tập 4: Cho khí CO dư đi qua sắt (III) oxit nung nóng thu đợc 11,2 gam sắt. Tính khối lượng sắt (III) oxit và thể tích khí CO đã phản ứng ? Bài tập 5: Oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ Fe3O4. Tính số gam sắt và thể tích khí oxi cần dùng (đktc) để điều chế được 23,2 gam oxit sắt từ ? III. Bài toán về lượng chất dư. (Bài cho đồng thời cả 2 lượng chất tham gia phản ứng). 1. Phương pháp giải: Tìm chất dư, chất hết → Tính theo chất hết. - Bước 1: Tính số mol mỗi chất. - Bước 2: Viết phương trình phản ứng: A + B → C + D - Bước 3: Lập tỉ lệ so sánh: n (Bàicho) n (Bàicho) A so với A nB (Ph.trình) nB (Ph.trình) Tỉ số nào lớn hơn chất đó dư, chất kia hết → Tính theo chất hết. 2. Ví dụ: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với 47,45 gam axit clohiđric. a. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) ? b. Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành ? Bài làm: - Số mol các chất tham gia phản ứng: mZn 32,5 mHCl 47,45 nZn 0,5(mol) nHCl 1,3(mol) M Zn 65 M HCl 36,5 - Phơng trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 4
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Xét tỉ lệ: n (Bàicho) 0,5 1,3 n (Bàicho) Zn HCl nZn (Ph.trình) 1 2 nHCl (Ph.trình) → Axit HCl d, kim loại Zn hết. → Tính theo Zn. a. Theo phương trình phản ứng ta có: n n 0,5(mol) H2 Zn → V n .22,4 0,5.22,4 11,2(lít) H2 H2 b. Theo phương trình phản ứng ta có: n n 0,5(mol) ZnCl2 Zn → m n .M 0,5.136 68(gam) ZnCl2 ZnCl2 ZnCl2 3. Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với 36,5 gam axit clohiđric tạo thành khí hiđro và muối nhôm clorua. a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) ? b. Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành ? Bài tập 2: Cho 7,2 gam sắt (II) oxit tác dụng với dung dịch có chứa 0,4 mol axit clohiđric thu được muối sắt (II) clorua và nước. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ? b. Tính khối lượng muối sắt (II) clorua tạo thành ? Bài tập 3: Cho 8,1 gam nhôm tác dụng với 29,4 gam axit sunfuric thu được khí hiđro và muối nhôm sunfat. a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) ? b. Tính khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành ? Bài tập 4: Dẫn 11,2 lít khí CO (đktc) qua 16 gam sắt (III) oxit nung nóng thu được kim loại sắt và khí CO2 a. Tính thể tích khí CO phản ứng (đktc) ? b. Tính khối lượng Fe sinh ra ? Bài tập 5: Cho 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 3,7 gam Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3(↓) và nước. Xác định lượng kết tủa CaCO3 thu được ? Phần III: Dung dịch và nồng độ dung dịch. I. Kiến thức cơ bản: 1. Độ tan: m .100 S ct m H 2O W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 5
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai m .(100 S) S ct (Trong đó m m m ) dd ct H 2O mddbh 2. Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%): mct C%.mdd mct C% .100% → mct , mdd .100% mdd 100% C% Trong đó: mct là khối lượng chất tan. mdd là khối lượng dung dịch. 3. Nồng độ mol của dung dịch (CM): n n CM (mol / l) → n CM .V , V V CM Trong đó: n là số mol chất tan. V là thể tích dung dịch (lít). 4. Công thức liên hệ giữa D (khối lượng riêng), mdd (khối lượng) và Vdd (thể tích dung dịch): mdd mdd D (g / ml) → mdd D.Vdd , Vdd (ml) Vdd D II. Các dạng bài tập: Dạng I: Bài tập về độ tan: Bài tập 1: ở 20o C, 60 gam KNO3 tan trong 190 nớc thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ? Bài tập 2: ở 20o C, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nớc thì thu đợc dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ? Bài tập 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80o C xuống 20o C. Biết độ tan S ở 80o C là 51 gam, ở 20o C là 34 gam. Bài tập 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60o C là 525 gam, ở 10o C là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60o C xuống 10o C. Bài tập 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50o C (có độ tan là 42,6 gam). Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà ? Dạng II: Pha trộn dung dịch xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau hoặc phản ứng giữa chất tan với dung môi → Ta phải tính nồng độ của sản phẩm (không tính nồng độ của chất tan đó). - Ví dụ: Khi cho Na2O, CaO, SO3 vào nớc, xảy ra phản ứng: Na2O + H2O → 2NaOH CaO + H2O → Ca(OH)2 Bài tập 1: Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nớc thu được dung dịch A. Tính nồng độ của chất có trong dung dịch A ? W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 6
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Bài tập 2: Cho 6,2 gam Na2O vào 133,8 gam dung dịch NaOH có nồng độ 44,84%. Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch ? Bài tập 3: Cần cho thêm a gam Na2O vào 120 gam dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 20%. Tính a ? Dạng III: Pha trộn hai dung dịch cùng loại nồng độ cùng loại chất tan. Bài toán 1: Trộn m1 gam dung dịch chất A có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch chất A có nồng độ C2% → Được dung dịch mới có khối lượng (m1 + m2) gam và nồng độ C%. - Cách giải: mct C%.mdd áp dụng công thức C% .100% → mct mdd 100% Ta tính khối lượng chất tan có trong dung dịch 1 (mchất tan dung dịch 1) và khối lượng chất tan có trong dung dịch 2 (mchất tan dung dịch 2) → khối lượng chất tan có trong dung dịch mới → mchất tan dung dịch mới = mchất tan dung dịch 1 + mchất tan dung dịch 2 = m1.C1% + m2C2% Tính khối lượng dung dịch sau trộn: mdd sau = (m1 + m2) m m .C % m .C % → C% ct .100% 1 1 2 2 .100% mdd m1 m2 - Ví dụ: Trộn 500 gam dung dịch HCl 3% vào 300 gam dung dịch HCl 10% thì đợc dung dịch có nồng độ bao nhiêu phần trăm ? - Giải: + Khối lượng HCl có trong 500 gam dung dịch HCl 3% là: C%.m 3%.500 áp dụng công thức → m dd 15(g) HCl 100% 100% + Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 10% là: C%.m 10%.300 áp dụng công thức → m dd 30(g) HCl 100% 100% * Tổng khối lượng axit trong dung dịch mới sau trộn là: → mchất tan dung dịch mới = mchất tan dung dịch 1 + mchất tan dung dịch 2 = 15 +30 = 45 (g) + Khối lượng dung dịch HCl sau trộn là: mdd sau trộn = m1 + m2 = 500 + 300 = 800 (g) → Nồng độ dung dịch HCl sau trộn: m m 45 C% ct .100% ctddm .100% .100% 5,625% mdd mddsau 800 Bài tập 1: Có 150 gam dung dịch KOH 5% (gọi là dung dịch A). a. Cần trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam dung dịch KOH 12% để được dung dịch KOH 10%. b. Cần hòa tan bao nhiêu gam KOH vào dung dịch A để thu được dung dịch KOH 10%. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 7
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai c. Làm bay hơi dung dịch A cũng thu đợc dung dịch KOH 10%. Tính khối lượng dung dịch KOH 10%. Bài tập 2: Xác định nồng độ phần trăm của các dung dịch trong các trường hợp sau: a. Pha thêm 20 gam nước vào 80 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 15%. b. Trộn 200 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20% với 300 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 5%. c. Trộn 100 gam dung dịch NaOH a% với 50 gam dung dịch NaOH 10% được dung dịch NaOH 7,5%. Bài tập3: Trộn bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 10% với 150 gam dung dịch H2SO4 25% để thu được dung dịch H2SO4 15%. Bài toán 2: Trộn V1 lít dung dịch chất B có nồng độ C1M(mol/l) với V2 lít dung dịch chất B có nồng độ C2M(mol/l) → Được dung dịch mới có thể tích (V1 + V2) lít và nồng độ CM(mol/l). - Cách giải: n áp dụng công thức C → n C .V M V M Ta tính số mol chất tan có trong dung dịch 1 (nchất tan dung dịch 1) và số mol chất tan có trong dung dịch 2 (nchất tan dung dịch 2) → số mol chất tan có trong dung dịch mới → nchất tan dung dịch mới = nchất tan dung dịch 1 + nchất tan dung dịch 2 = C1M.V1 + C2M .V2 Tính thể tích dung dịch sau trộn = (V1 + V2) n C1M .V1 C2M .V2 → CM V V1 V2 - Ví dụ: Trộn 264 ml dung dịch HCl 0,5M vào 480 ml dung dịch HCl 2M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sau trộn? - Giải: + Số mol HCl có trong 264 ml dung dịch HCl 0,5M là: n áp dụng công thức C → n C .V 0,5.0,264 0,132(mol) M V HCl M + Số mol HCl có trong 480 ml dung dịch HCl 2M là: áp dụng công thức → nHCl CM .V 2.0,480 0,960(mol) → nct dung dịch sau trộn = nct dung dịch 1 + nct dung dịch 2 = 0,132 + 0,960 = 1,092 (mol) + Thể tích dung dịch HCl sau trộn là: Vdd sau trộn = 0,264 + 0,480 = 0,744 (l) n 1,092 → Nồng độ dung dịch HCl sau trộn: C 1,47(M ) M (HCl) V 0,744 Bài tập 1: A là dung dịch H2SO4 0,2 M, B là dung dịch H2SO4 0,5 M. a. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA : VB = 2 : 3 đợc dung dịch C. Tính nồng độ mol của C ? b. Trộn A và B theo tỉ lệ thể tích nào để thu được dung dịch H2SO4 0,3 M ? W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 8
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Bài tập 2: Để pha chế 300 ml dung dịch HCl 0,5 M người ta trộn dung dịch HCl 1,5 M với dung dịch HCl 0,3 M. Tính thể tích mỗi dung dịch cần dùng ? Dạng III: Trộn 2 dung dịch các chất tan phản ứng với nhau - Bài tập tổng hợp về nồng độ dung dịch: 1. Phơng pháp giải: Tính số mol các chất trớc phản ứng. Viết phương trình phản ứng xác định chất tạo thành. Tính số mol các chất sau phản ứng. Tính khối lượng, thể tích dung dịch sau phản ứng. Tính theo yêu cầu của bài tập. 2. Cách tính khối lợng dung dịch sau phản ứng: - TH I: Chất tạo thành ở trạng thái dung dịch: mdd sau p = tổng mcác chất tham gia - TH II: Chất tạo thành có chất bay hơi (chất khí bay hơi): mdd sau p = tổng mcác chất tham gia - mkhí - TH III: Chất tạo thành có chất kết tủa (không tan): mdd sau p = tổng mcác chất tham gia - mkết tủa 3. Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Cho 10,8 gam FeO tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch axit clohiđric. a. Tính khối lượng axit đã dùng, từ đó suy ra nồng độ % của dung dịch axit ? b. Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng ? Bài tập 2: Cho 6,5 gam kẽm phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch axit clohiđric. a. Tính thể tích khí hiđro thu đợc ở đktc ? b. Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu đợc sau phản ứng ? c. Tính nồng độ mol của dung dịch axit HCl đã dùng ? Bài tập 3: Cho 25 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ tác dụng với 51 gam dung dịch H2SO4 0,2M (có thể tích 52 ml). Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng ? Bài tập 4: Hòa tan 6 gam magie oxit (MgO) vào 50 ml dung dịch H2SO4 (có d = 1,2 g/ml) vừa đủ. a. Tính khối lượng axit H2SO4 đã phản ứng ? b. Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4 axit trên ? c. Tính nồng độ % của dung dịch muối sau phản ứng ? Bài tập 5: Cho 200 gam dung dịch NaOH 4% tác dụng vừa đủ với dung dịch axit H2SO4 0,2M. a. Tính thể tích dung dịch axit cần dùng ? b. Biết khối lượng của dung dịch axit trên là 510 gam. Tính nồng độ % của chất có trong dung dịch sau phản ứng ? W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 9
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Bài tập 6: Cho 11,2 gam Fe vào 200 ml dung dịch axit sunfuric nồng độ 3M. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch không đổi) ? Bài tập 7: Hòa tan 1,6 gam đồng (II) oxit trong 100 gam dung dịch axit HCl 3,65%. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch thu đợc ? Bài tập 8: Trung hòa 200 ml dung dịch axit sunfuric 1M bằng dung dịch NaOH 20%. a. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng ? b. Dùng dung dịch KOH 5,6% để trung hòa dung dịch axit trên. Tính thể tích dung dịch KOH phải dùng biết dung dịch có d = 1,045 g/ml. Bảng kí hiệu hóa học và hóa trị của một số nguyên tố, nhóm nguyên tố Kí hiệu Hóa trị NTK Kí hiệu Hóa trị NTK K I 39 H I 1 Na I 23 Cl I 35,5 Ba II 137 Br I 80 Ca II 40 C II, IV 12 Mg II 24 N I, II, IV, V 14 Al III 27 O II 16 Zn II 65 S II, IV, VI 32 Fe II, III 56 P V 31 Cu II 64 Ag I 108 Một số axit, gốc axit thờng gặp: Axit Tên gọi PTK Gốc axit Tên gọi Hóa trị HCl Axit Clohiđric 36,5 - Cl Clrua I HBr Axit Bromhiđric 81 - Br Bromua I HNO3 Axit Nitric 63 - NO3 Nitrat I H2CO3 Axit Cacbonic 62 = CO3 Cacbnat II H2SO3 Axit Sunfurơ 82 = SO3 Sunfit II H2SO4 Axit Sunfuric 98 = SO4 Sunfat II H3PO4 Axit Photphoric 98  PO4 Photphat III W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 10
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Bài ca hóa trị Ka li, I ốt, Hiđrô Ni tơ rắc rối nhất đời, Natri với Bạc, Clo một loài Một (I), hai (II), ba (III), bốn (IV), khi thời lên năm (V). Là hoá trị (I) một em ơi, Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm, Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân. Xuống hai (II) lên sáu (VI) khi nằm thứ tư Ma giê, Kẽm với Thuỷ ngân (IV). Ô xi, đồng, thiếc cũng gần Ba ri, Phốt pho nói đến không dư, Cuối cùng thêm chú Can xi Nếu ai có hỏi thì ừ ba (III), năm (V). Hoá trị hai (II) đó có gì khó khăn. Em ơi cố gắng học chăm, Bo, Nhôm hoá trị ba (III) lần, Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng! In sâu vào trí khi cần nhớ ngay. Các bon, Silíc này đây, Hoá trị bốn (IV) đó có ngày nào quên. Sắt kia kể cũng quen tên, Hai (II), ba (III) lên xuống nhớ liền ngay thôi. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 11
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Website Hoc247.vn cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng. I. Luyện Thi Online Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% - Luyên thi ĐH, THPT QG v ới đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng. - H2 khóa nền tảng kiến thức luyên thi 6 môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. - H99 khóa kỹ năng làm bài và luyện đề thi thử: Toán,Tiếng Anh, Tư Nhiên, Ngữ Văn+ Xã Hội. II. Lớp Học Ảo VCLASS Học Online như Học ở lớp Offline - Mang lớp học đến tận nhà, phụ huynh không phải đưa đón con và có thể học cùng con. - Lớp học qua mạng, tương tác trực tiếp với giáo viên, huấn luyện viên. - Học phí tiết kiệm, lịch học linh hoạt, thoải mái lựa chọn. - Mỗi lớp chỉ từ 5 đến 10 HS giúp tương tác dễ dàng, được hỗ trợ kịp thời và đảm bảo chất lượng học tập. Các chương trình VCLASS: - Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia. - Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn. - Hoc Toán Nâng Cao/Toán Chuyên/Toán Tiếng Anh: Cung cấp chương trình VClass Toán Nâng Cao, Toán Chuyên và Toán Tiếng Anh danh cho các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9. III. Uber Toán Học Học Toán Gia Sư 1 Kèm 1 Online - Gia sư Toán giỏi đến từ ĐHSP, KHTN, BK, Ngoại Thương, Du hoc Sinh, Giáo viên Toán và Giảng viên ĐH. Day kèm Toán mọi câp độ từ Tiểu học đến ĐH hay các chương trình Toán Tiếng Anh, Tú tài quốc tế IB, - Học sinh có thể lựa chọn bất kỳ GV nào mình yêu thích, có thành tích, chuyên môn giỏi và phù hợp nhất. - Nguồn học liệu có kiểm duyệt giúp HS và PH có thể đánh giá năng lực khách quan qua các bài kiểm tra độc lập. - Tiết kiệm chi phí và thời gian hoc linh động hơn giải pháp mời gia sư đến nhà. W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 098 9627 405 Trang | 12