Đề cương Ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 12

docx 10 trang nhatle22 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 12

  1. Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm pháp luật: a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. b. Đặc trƣng của pháp luật: - Tính quy phạm phổ biến. - Tính quyền lực, bắt buộc chung. - Tính chặt chẽ về mặt hình thức. 2. Bản chất của pháp luật: a. Bản chất giai cấp của pháp luật: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. b. Bản chất xã hội của pháp luật: + Pháp luật bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. + Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm) b. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị (đọc thêm) c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: - Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. - Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. - Những giá trị cơ bản của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội: a. PL là phƣơng tiện để nhà nước quản lý xã hội: - Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. - Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. - Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một accsh thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. c. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: - Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. - Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của PL. PL là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I. Kiến thức cơ bản: 1
  2. 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật: a. Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật: - Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. - Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. c. Các giai đoạn thực hiện PL: (không học) 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: a. Vi phạm pháp luật: - Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm PL: + Hành vi trái pháp luật. + Do ngƣời có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. + Ngƣời vi phạm pháp luật phải có lỗi. - Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm PL phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng. c. Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý: - Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đƣợc coi là tội phạm và quy định tại Bộ luật Hình sự. Ngƣời có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án. - Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản l nhà nước. Ngƣời vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, nhƣ: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phƣơng tiện đƣợc d ng để vi phạm, - Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm PL xâm phạm các mối quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. - Vi phạm kỷ luật: là vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, + Trách nhiệm kỷ luật: các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương thôi việc, chuyển công tác khác, Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT I. Kiến thức cơ bản: 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: - Khái niệm: là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Hiểu về quyền và nghĩa vụ: + Bất kỳ công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều đƣợc hƣởng các quyền công dân. Ngoài việc hƣởng quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ một cách bình đẳng. + Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội. 2. Công dân hình đẳng về trách nhiệm pháp lý: Là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2
  3. 3. Trách nhiệm của Nhà nước: - Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. - Nhà nước không những đảm bảo cho công dân bình đẳng trước pháp luật mà còn xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân. - Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định làm co sở pháp lý cho việc xử lý hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ của công dân. Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦACÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. Kiến thức cơ bản: 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?Là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: - Bình đẳng giữa vợ chồng: Đƣợc thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. + Quan hệ nhân thân: * Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau * Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định + Quan hệ tài sản: * Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung * Những tài sản chung của vợ chồng khi đăng k quyền sở hữu * Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mƣợn và những giao dịch dân sự khác có liên quan tài sản chung * Ngoài ra, vợ chồng vẫn có tài sản riêng - Bình đẳng giữa cha mẹ và con. - Bình đẳng giữa ông bà và cháu. - Bình đẳng giữa anh chị em. 2. Bình đẳng trong lao động: a. Thế nào là bình đẳng trong lao động? Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. b. Nội dung cơ bản: - Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. + Quyền lao động là quyền của công dân đƣợc tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm + Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi ngƣời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm + Ngƣời lao động phải đủ tuổi theo quy định, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động - Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. + Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về việc làm có trả công + Nguyên tắc: Tự do; tự nguyện; bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ƣớc lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động. - Công dân bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. + Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm. 3
  4. + Bình đẳng về tiêu chu n, độ tuổi khi tuyển dụng. + Đƣợc đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm + Lao động nữ cần đƣợc quan tâm hơn đến đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ 3. Bình đẳng trong kinh doanh: a. Khái niệm: Là cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ kinh tế từ lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, bình đẳng theo quy định của pháp luật. b. Nội dung cơ bản: - Có quyền lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng nếu có đủ điều kiện. - Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. - Khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. - Chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh. Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO I. Kiến thức cơ bản: 1. Bình đẳng giữa các dân tộc: a. Khái niệm: Là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da, được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. b. Nội dung quyền bình đẳng: - Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Thông qua quyền của công dân tham gia quản l nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số. Các vùng: sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc Nhà nước quan tâm đặc biệt. - Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục: + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp đƣợc giữ gìn, khôi phục và phát huy + Các dân tộc đều bình đẳng trong hƣởng thụ nền giáo dục nước nhà, Nhà nước tạo mọi điều kiện để các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập. c. Ý nghĩa: - Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc. - Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng đất nước. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: (đọc thêm) 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo: a. Khái niệm: Là các tôn giáo ở Việt Nam có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ. b. Nội dung quyền bình đẳng: - Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của PL. - Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo được PL bảo hộ. c. Ý nghĩa: 4
  5. - Là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đoàn kết dân tộc. - Thúc đẩy tinh thần đoàn kết keo sơn của nhân dân VN. - Tạo sức mạnh tổng hợp cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: (đọc thêm) Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I. Kiến thức cơ bản: 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân: a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: - Khái niệm: Là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. - Nội dung: + Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ không có căn cứ. + Các trường hợp bắt giam giữ người: * Bắt ngƣời ch tiến hành khi có quyết định của VKS, cơ quan điều tra, Toà án. * Bắt ngƣời trong trƣờng hợp kh n cấp khi thuộc một trong ba căn cứ theo quy định của pháp luật * Bắt ngƣời phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. - Ý nghĩa: (Đọc thêm) b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm: - Khái niệm: + Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. + Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Nội dung: + Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác. * Đánh ngƣời, hành vi hung hãn, côn đồ. * Giết ngƣời, đe doạ giết ngƣời, làm chết ngƣời. + Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác: Bịa ra tin xấu, nói xấu, xúc phạm ngƣời khác, hạ uy tín, gây thiệt hại về danh dự cho ngƣời khác. - Ý nghĩa: (Đọc thêm) c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: - Khái niệm: + Không ai tự ý vào nhà của người khác nếu không được người đó đồng ý. + Việc khám xét nhà phải được pháp luật cho phép. + Việc khám xét nhà theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. - Nội dung: + Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. + PL cho phép khám xét chỗ ở trong trường hợp: * Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của ngƣời nào đó có công cụ, phƣơng tiện, tài liệu liên quan đến vụ án. * Việc khám chỗ ở , địa điểm của ngƣời nào đó cũng đƣợc tiến hành khi cần bắt ngƣời đang bị truy nã hoặc ngƣời phạm tội đang lẫn trốn ở đó. - Ý nghĩa: (Đọc thêm) d. Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: 5
  6. - Khái niệm: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Nội dung: + Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác. + Người nào tự tiện bóc mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Ý nghĩa: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tuỳ tiện xâm phạm tới. e. Quyền tự do ngôn luận: - Khái niệm: là công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. - Nội dung: Tự do ngôn luận có 2 hình thức: + Trực tiếp: phát biểu ý kiến xây dựng trƣờng, lớp, cơ quan, tổ dân phố. + Gián tiếp: * Viết bài bày tỏ quan điểm của mình về đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai. * Đóng góp kiến hoặc viết thƣ cho đại biểu quốc hội những vấn đề mình quan tâm. - Ý nghĩa: + Có vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền công dân. + Là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tích cực tham gia các hoạt động Nhà nước và xã hội. 2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thƣc hiện các quyền tự do cơ bản của công dân: a. Trách nhiệm của Nhà nước: (Đọc thêm) b. Trách nhiệm của công dân: - Học tập, tìm hiểu pháp luật. - Phê phán, đấu tranh, tố cáo hành vi trái pháp luật. - Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành đúng quyết định pháp luật. Nâng cao ý thức tôn trọng và tự giác tuân thủ pháp luật Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ I. Kiến thức cơ bản: 1. Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân: a. Khái niệm: Là các quyền dân chủ cơ bản nhất của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước. b. Nội dung: - Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân. + Độ tuổi: Đủ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. + Một số trƣờng hợp không đƣợc quyền bầu cử (4 trƣờng hợp) - Cách thức thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân. + Nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. + Quyền ứng cử: tự ứng cử và giới thiệu ứng cử. - Cách thức nhân dân thưc hiện quyền lực Nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà 6
  7. nước - cơ quan đại biểu của nhân dân. (Không dạy) c. Ý nghĩa: - Là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để hình thành cơ quan quản lý nhà nước. - Nhân dân thực hiện ý chí và nguyện vọng của mình. - Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta. - Sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị và quyền con người - quyền công dân trong thực tế. 2. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và XH: a. Khái niệm: - Tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và từng địa phương. - Quyền kiến nghị với cơ quan Nhà nước về xây dựng bộ máy Nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. b. Nội dung: - Phạm vi cả nước: + Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng + Góp ý kiến, phản ánh những bất công, không phù hợp + Thảo luận và biểu quyết những vấn đề quan trọng. - Phạm vi cơ sở: Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. c. Ý nghĩa: - Là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham vào hoạt động của bộ máy Nhà nước. - Động viên, phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội. - Công dân tham gia tích cực vào lĩnh vực của quản lý Nhà nước và xã hội; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm cho đất nước ngày càng phát triển. 3. Quyền khiếu nại và tố cáo: a. Khái niệm: - Quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. - Công cụ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. b. Nội dung: Khiếu nại Tố cáo Khái niệm Mục đích Là khôi phục quyền và lợi ích hợp Là nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc pháp của ngƣời khiếu nại bị xâm hại. làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. Người có quyền Cá nhân, tổ chức. Công dân Người có thẩm Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có th m Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có th m quyền giải quyết quyền giải quyết khiếu nại theo quy quyền giải quyết tố cáo theo quy định định của Luật Khiếu nại, tố cáo. của Luật Khiếu nại, tố cáo. Quy trình và giải 4 bước 4 bước quyết 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân: 7
  8. a. Nhà nước: Không dạy. b. Công dân: - Sử dụng đúng đắn các quyền dân chủ của mình. - Không lạm dụng quyền dân chủ để làm trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích Nhà nước và xã hội. Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN I. Kiến thức cơ bản: 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân: a. Quyền học tập của công dân: - Khái niệm: Là mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ nơi nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. - Nội dung: + Học không hạn chế. + Học bất cứ ngành nghề nào. + Học thường xuyên, học suốt đời. + Bình đẳng về cơ hội học tập. b. Quyền sáng tạo của công dân: - Khái niệm: + Quyền nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi suy nghĩ. + Quyền đưa ra các phát minh, sáng chế. + Quyền đưa ra sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. + Quyền sáng tác văn học nghệ thuật, khám phá khoa học. - Nội dung: Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; các tác phẩm báo chí; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học, công nghệ. c. Quyền đƣợc phát triển của công dân: - Khái niệm: Quyền được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khoẻ; được khuyến khích và bồi dưỡng để phát triển tài năng. - Nội dung: + Quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. + Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. 2. Ý nghĩa: - Là cơ sở, điều kiện để công dân phát triển toàn diện. - Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân: a. Trách nhiệm của Nhà nước: - Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này đi vào cuộc sống mỗi người dân. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. - Đảm bảo những điều kiện để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. b. Trách nhiệm của công dân: 8
  9. - Có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập đúng đắn. - Có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất. - Góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí của đất nước. Bài 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC I. Kiến thức cơ bản: 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước: (Đọc thêm) 2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong sự phát triển bền vững của đất nước: a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế: * Quyền tự do kinh doanh: - Khái niệm: mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đăng kí kinh doanh. - Biểu hiện: + Lựa chọn quyết định kinh doanh mặt hàng nào. + Lĩnh vực kinh doanh. + Quy mô lớn hay nhỏ. + Theo hình thức kinh doanh nào. * Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh: - Khái niệm: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, công dân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho mọi đối tượng, từng thành phần kinh tế và từng loại hình doanh nghiệp. - Biểu hiện: + Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. + Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. + Bảo vệ môi trường. + Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội b. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa: (Đọc thêm) c. Nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội: - Xóa đói, giảm nghèo: + Các cơ sở kinh doanh bằng nhiều giải pháp tạo ra việc làm. + Các chính sách 134, 135 của Chính phủ. + Tăng nguồn vốn trợ giúp người nghèo - Vấn đề dân số: + Kìm chế gia tăng dân số. + Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh dân số quy định công dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình và sinh đẻ có kế hoạch. + Xây dựng gia đình bền vững hạnh phúc. - Vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội: + Luật Phòng, chống ma túy. + Luật Phòng, chống mại dâm + Đấu tranh phòng, chống tội phạm. + Ngăn chặn, bài trừ ma túy, mại dâm, HIV/AIDS d. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng: - Pháp luật quy định các nguyên tắc về bảo vệ môi trƣờng. 9
  10. - Hoạt động bảo vệ môi trƣờng: + Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên. + Bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. + Bảo vệ môi trường đô thị khu dân cư. + Bảo vệ môi trường biển, sóng, nguồn nước khác. + Phòng ngừa khắc phục ô nhiễm môi trường. - Pháp luật xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và mọi công dân trong bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng. - Pháp luật nghiêm cấm: + Các hành vi khai thác, đánh bắt nguồn tài nguyên sinh vật bằng công cụ hủy diệt. + Khai thác, kinh doanh tiêu thụ thú vật, động vật quý hiếm. + Chôn lấp chất độc, phóng xạ, chất thải. + Thải chất thải chưa xử lý, chất nhiễm xạ có hại vào đất, vào nước. e. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh: - Ý nghĩa: + Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc. + Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. + Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại vững mạnh. + Giữ vững ổn định chính trị trong nước. - PL quy định: + Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. + Các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia + Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia sẽ bị xử lý nghiêm minh. - Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng - Là cơ sở, điều kiện để công dân phát triển toàn diện. - Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân: a. Trách nhiệm của Nhà nước: - Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này đi vào cuộc sống mỗi người dân. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. - Đảm bảo những điều kiện để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. b. Trách nhiệm của công dân: - Có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập đúng đắn. - Có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất. Góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí của đất nước 10