Đề cương Ôn thi môn Địa Lý Khối 8

doc 3 trang nhatle22 7310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Địa Lý Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_dia_ly_khoi_8.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Địa Lý Khối 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 8 ~Bản đầy đủ~ PHẦN I. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC KHÁC Nội dung 1: Đông Nam Á đất liền – hải đảo Nội dung 2: Đặc điểm cư dân, kinh tế, xã hội Đông Nam Á Nội dung 3: Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) Câu 1. Trình bày đặc điểm của hai loại gió mùa ở khu vực Đông Nam Á và giải thích vì sao có sự khác nhau giữa hai loại gió mùa đó? Trả lời: Khu vực Đông Nam Á có sự tác đông của hai loại gió mùa gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Hai loại gió này có sự khác nhau về nguồn gốc và tính chất. Gió mùa mùa hạ có đặc điểm nóng, ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực. Gió mùa mùa đông có đặc điểm khô lạnh nên ít gây mưa. Sự khác nhau này là do: o Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam, vượt qua xích đạo, qua vùng biển nóng nên có tính chất nóng ẩm, mang lượng mưa lớn. o Gió mùa mùa đông lại xuất phát từ cao áp Xi-bia lạnh giá, thổi qua lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn (qua lục địa) nên lạnh và khô. Câu 2. Trình bày những đặc điểm dân cư của các nước Đông Nam Á. Những đặc điểm đó có những thuận lợi, khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế xã hội? Trả lời: a. Đặc điểm dân cư Là một khu vực có dân số đông (14,2% dân số châu Á, với hơn 536 triệu dân). Dân số vẫn còn tăng nhanh (Mức giatăng tự nhiên hằng năm cao hơn mức bình quân của thế giới và của châu Á (khoảng 1,5%/năm): Dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ (ở Đông Nam Á lục địa) và các đồng bằng ven biển (ở Đông Nam Á biển đảo).Mật độ dân số cao (gấp 2 lần mức bình quân thế giới). Sự chênh lệch dân số giữa các nước rất cao (In-đô-nê-xi-a 225 triệu người, Phi-líp-pin 88 triệu người, trongkhi Bru-nây chỉ độ 0,4 triệu người, Đông-Ti-mo với 0,8 triệu người). b. Những khó khăn, thuân lợi. Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Dân số tăng nhanh gây sức ép lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt viêc giải quyết việc làm có nhiều khó khăn. Dân cư phân bố không đều gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng hợp lý lao động và tài nguyên. Câu 3. Khu vực Đông Nam Á gồm có bao nhiêu nước? Trả lời: Khu vực Đông Nam Á gồm 11 nước Các nước nằm trên bán đảo Trung Ấn: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a Các nước nằm trên đảo là: Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-lip-pin, Đông-Ti-Mo, Ma-lai-xi-a (vừa nằm ở bán đảo vừa nằm ở trên đảo) ⇒ Thủ đô của các nước nầy thường nằm gần hoặc ngay vùng ven bờ biển. Câu 4: Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á? Nhờ những điều kiện nào mà kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh? Trả lời: a. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc. Các nước Đông Nam Á có tốc độ phát triển kinh tế khá cao song chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài. Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu chiếm vị trí đáng kể. Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe doạ sự phát triển bền vững. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi o Hiện nay đa số các nước đang tiến hành công nghiệp hoá bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ trong nước và xuất khẩu. o Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi rõ rệt: Giảm tỉ trọng Nông nghiệp, tăng tỉ trọng của Công nghiệp và dịch vụ. o Nông nghiệp: Trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới. o Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm. o Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung chủ yếu ở đồng bằng & ven biển. b. Nguyên nhân dẫn đến kinh tế phát triển khá nhanh Nguồn nhân công trẻ, dồi dào (do dân số đông) Tài nguyên thiên nhiên phong phú (khoáng sản, rừng ) Nhiều loại nông phẩm nhiệt đới (lúa, cà phê, cao su ) Tranh thủ được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài.
  2. Câu 5: Trình bày quá trình hình thành và mục tiêu hoạt động của hiệp hội các nước Đông Nam Á? Trả lời: a. Quá trình hình thành Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập vào 8/8/1967, với 5 nước thành viên: Thái Lan, Malaixia, In đônêxia, Xingapo, Philippin. o Năm 1984: có thêm Brunây o Năm 1995: có thêm Việt Nam o Năm 1997: có thêm Lào và Mianma o Năm 1999: có thêm Campuchia ⇒ Đến năm 1999, ASEAN có 10 nước thành viên. b. Mục tiêu hoạt động Trong 25 năm đầu: hợp tác quân sự. Từ đầu thập niên 90 của TK XX: giữ vững hoà bình, an ninh và ổn định khu vực, phát triển kinh tế, xã hội. Câu 6. Cho biết những thuận lợi và khó khăn mà Việt Namgặp phải khi gia nhập ASEAN? Trả lời: a. Thuận lợi Quan hệ mậu dịch: o Từ năm 1990 đến nay, tốc độ quan hệ mậu dịch với các nước ASEAN tăng 26, 8% o Giá trị buôn bán với ASEAN chiếm 32,4% tổng giá trị buôn bán với quốc tế. o Mặt hàng xuất khẩu chính là gạo o Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử. o Hợp tác để phát triển kinh tế: dự án phát triển hành lang đông – tây tạo điều kiện khai thác tài nguyên, nhân công ở vùng khó khăn, giúp xoá đói giảm nghèo. b. Khó khăn Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội Khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng về ngôn ngữ Nhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu. PHẦN II. ĐỊA LÝ VIỆT NAM Nội dung 1: Việt Nam, đất nước con người, vị trí địa lý của lãnh thổ Việt Nam Nội dung 2: Vị trí địa lý của lãnh thổ Việt Nam Nội dung 3: Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam Nội dung 4: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản, đất, sinh vật của Việt Nam Nội dung 5: Đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi của Việt Nam Nội dung 6: Tự nhiên, kinh tế, xã hội địa hình của các miền ở Việt Nam: miền Bắc, Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nam bộ, Nam bộ Các câu hỏi: Câu 1: Hãy cho biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới? Trả lời Việt Namlà một quốc gia độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Việt Namgắn liền với lục địa Á Âu, nằm phía đông bán đảo Đông Dương và nằm gần trung tâm Đông Nam Á. Tiếp giáp: o Phía bắc: giáp Trung Quốc o Phía tây: giáp Lào và Campuchia o Phía đông: giáp biển Đông Câu 2: Em hãy nêu những bằng chứng cho thấy Việt Nam là 1 trong những quốc gia tiêu biểu cho bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á? Trả lời Thiên nhiên: nước ta mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khu vực. Văn hoá: nước ta có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghê thuật, kiến trúc và ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực. Lịch sử: Việt Namlà lá cờ đầu trong khu vực về chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ giành độc lập dân tộc. Là thành viên của ASEAN từ năm 1995. Việt Nam tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng. Câu 3: Trình bày vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ của nước ta? Trả lời a. Phần đất liền: Vị trí: nằm trong khoảng: o Vĩ độ: 8034’ Bắc 23023’Bắc o Kinh độ: 1020 10’ Đông – 109010’Đông Diện tích: 331.212 Km2 . Nằm trong khu vực giờ số 7 theo giờ G.M.T
  3. b. Phần biển: Diện tích: khoảng 1 triệu km2 (gấp 3 lần phần đất liền). Câu 4: Trình bày đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên? Nêu ý nghĩa của vị trí đối với tự nhiên và kinh tế xã hội nước ta? Trả lời a. Đặc điểm vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên: Vị trí nội chí tuyến Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật. b. Ý nghĩa: Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lụt, hạn hán ) Nằm gần trung tâm Đông Nam Á nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Câu 5: Trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta? Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải nước ta? Trả lời a. Đặc điểm lãnh thổ Phần đất liền o Kéo dài theo chiều Bắc – Nam (1650km) và hẹp ngang (nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km). o Đường bờ biển uốn cong hình chữ S (dài 3260 km). o Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km. Phần biển Đông o Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam. o Có nhiều đảo và quần đảo. o Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế . b. Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới thiên nhiên và giao thông vận tải: Đối với thiên nhiên: Cảnh quan đa dạng, phong phú, có sự khác biệt giữa các vùng miền Ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền làm tăng cường tính chất nóng ẩm . Đối với giao thông vận tải: o Phát triển nhiều loại hình vận tải như đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không o Nhưng lại gặp nhiều trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do lãnh thổ dài, hẹp, nằm sát biển làm cho các tuyến đường dễ bị hư hỏng bởi thiên tai . Câu 6: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Namcó thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay? Trả lời: a. Thuận lợi: Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề nhờ có khí hậu gió mùa, có đất liền, phần biển rộng, nhiều tài nguyên. Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới nhờ vị trí gần trung tâm Đông Nam Á và là cầu nối giữa các nước ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo. b. Khó khăn Nhiều thiên tai: bão, lụt, sóng biển, cháy rừng do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa, ven biển. Phải luôn chú ý, cảnh giác bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền trước nguy cơ có ngoại xâm. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Credit by : Long Long Mọi thông tin bản quyên vui lòng liên hệ : facebook XIn vui lòng không đăng bài lên bất cứ trang web khác để giữ bản quyền cho người tạo ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thanks For Dowload