Đề cương Ôn thi môn Công nghệ Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

doc 2 trang nhatle22 5840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Công nghệ Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_cong_nghe_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Công nghệ Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ

  1. Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ - Năm học: 2018 - 2019 Học sinh: .Lớp: . ĐỀ CƯƠNG ( NỘI DUNG ÔN THI ) CÔNG NGHỆ 8 HKI Câu 1 : Em hãy kể tên các hình chiếu và cho biết vị trí bố trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật ? Các hình chiếu gồm có :Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật được bố trí như sau: - Hình chiếu đứng nằm ở góc trên, bên trái bản vẽ. - Hình chiếu cạnh nằm ở bên phải hình chiếu đứng. - Hình chiếu bằng nằm phía dưới hình chiếu đứng. Câu 2 : Em hãy cho biết vật liệu cơ khí chia làm mấy loại chính ? Kể tên?Em hãy nêu đặc điểm , thành phần cấu tạo và phân loại kim loại đen? - Vật liệu cơ khí gồm 2 loại chính: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại. - Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt(Fe) và cacbon(C). - Kim loại đen được chia làm 2 loại là: Thép ( thép cacbon, thép hợp kim) và Gang( Gang xám, gang trắng, gang dẻo) * Thép: Thành phần tỷ lệ cacbon trong vật liệu ≤ 2,14% . * Gang: Thành phần tỷ lệ cacbon trong vật liệu > 2,14%. Tỉ lệ cacbon trong kim loại càng cao thì kim loại càng cứng và giòn. Câu 3: Em hãy cho biết chi tiết máy là gì? Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau bằng các kiểu mối ghép chính nào? Cho ví dụ tương ứng với các mối ghép? Chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo 2 kiểu mối ghép chính sau:  Mối ghép cố định : Như mối ghép bằng đinh tán, mối ghép hàn, mối ghép bằng ren( bulông, đai ốc, vít )  Mối ghép động: Mối ghép bản lề, ổ trục, mối ghép pit-tông – xilanh, mối ghép sống trượt – rãnh trượt Câu 4 : Em hãy kể tên 2 bộ truyền chuyển động phổ biến? Truyền động ma sát – truyền động đai là gì? Tỉ lệ truyền i được xác định theo công thức chung nào?  2 bộ truyền chuyển động chính là: Truyền động ma sát – truyền động đai (hệ thống truyền động xe máy loại xe tay ga). Truyền động ăn khớp: Truyền động bánh răng và truyền động xích.  Truyền động ma sát – truyền động đai: Là cơ cấu chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.( Trong đó: Vật dẫn là vật truyền chuyển động, vật bị dẫn là vật nhận chuyển động)  Tỉ số truyền i được xác định bởi công thức: i = nbd/nd=n2/n1=D1/D2=Z1/Z2 Trong đó: nbd (n2) là tốc độ bánh bị dẫn ( vòng/ phút) nd (n1) là tốc độ bánh dẫn (vòng/phút). D1, Z1 tương ứng là đường kính (mm), số răng bánh dẫn. D2, Z2 tương ứng là đường kính (mm), số răng bánh bị dẫn Bài Tập áp dụng ( BT4/ sgk.101_ Áp dụng tỉ số truyền i)
  2. Câu 5 :Điện năng là gì? Em hãy kể tên các nhà máy sản xuất điện năng chính ? Ở đất nước ta, sản xuất điện năng có thể áp dụng các nhà máy nào?  Điện năng là gì: Năng lượng của dòng điện ( Công của dòng điện) được gọi là điện năng. ( công thức: A=P.t sgk.167)  Các nhà máy sản xuất điện năng chính: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy điện nguyên tử. Ở nước ta sản xuất điện năng áp dụng : Nhà máy nhiệt điện và nhà máy thuỷ điện. Câu 6 : Cho biết sự khác nhau về tính chất của vật liệu kim loại và phi kim loại? - Vật liệu kim loại : dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, khó gia công, bị oxy hóa, vật liệu có ánh kim - Vật liệu phi kim loại : dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ gia công, không bị oxy hóa, ít bị mài mòn, vật liệu không có ánh kim. Câu 7 : Em hãy cho biết các nguyên nhân gây ra tai nạn điện và để phòng ngừa tai nạn điện ta cần phải làm gì? Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện là: Do vô ý chạm vào vật mang điện. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp. ( vd: với điện áp 500kV thì khoảng cách an toàn thẳng đứng là 6m) Do đến gần dây điện có điện chạm mặt đất, mặt nước ( do Điện áp bước). Phòng ngừa tai nạn điện , ta phải: Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện. Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp. Câu 8 : Vật liệu kĩ thuật điện gồm những loại nào? Cho ít nhất 3 ví dụ cho mỗi loại ? Vật liệu kĩ thuật điện chia làm 3 loại: . Vật liệu dẫn điện : như kim loại, than chì, dung dịch điện phân, hơi thuỷ ngân . Vật liệu cách điện: như thuỷ tinh, sứ, mica, cao su, gỗ khô . Vật liệu dẫn từ: như thép kĩ thuật điện anico, ferit, pecmaloi Câu 9 : Đọc và giải thích các thông số kỹ thuật trên bàn là điện (220V-1500W), em nhận xét như thế nào về công suất của bàn là điện so với công suất của đồ dùng điện quang (đèn) đã học, công suất có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ điện năng không, vì sao? 220V: điện áp định mức; 1500W: công suất định mức Công suất của bàn là điện lớn hơn rất nhiều so với công suất các đồ dùng điện quang (đèn) , nó có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ điện năng, vì công suất càng lớn thì điện năng tiêu thụ càng nhiều. Câu 10: Em hãy giải thích tại sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng lại không tiết kiệm điện năng? Vậy để tiết kiệm điện năng ta nên sử dụng loại đèn nào trên thị trường ? Em hãy cho biết sử dụng hiệu quả loại đèn sợi đốt vào công việc gì? -Vì khi đèn làm việc chỉ khoảng 4% đến 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng để chiếu sáng, 95% phần còn lại biến thành nhiệt năng toả ra bên ngoài. - HS tự trả lời : CHÚC CÁC EM THI TỐT