Đề cương Ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÝ 7 A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng? Nêu ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng. Câu 2: Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? Câu 3: So sánh đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi, gương cầu lõm? Câu 4: Gương cầu lõm có tác dụng gì? Câu 5: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Nêu ví dụ về nguồn âm. Câu 6: Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số dao động là gì? Khi nào âm phát ra cao, khi nào âm phát ra thấp? Câu 7: Biên độ dao động là gì? Đơn vị của độ to âm? Khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ? Câu 8: Thế nào là âm phản xạ? Tiếng vang là gì? Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, những vật như thế nào thì phản xạ âm kém? Câu 9: Âm truyền được trong những môi trường nào? Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường? B. BÀI TẬP: 1. Dạng bài tập xác định góc tới, góc phản xạ. Bài 1: Vẽ một tia tới SI đến gương phẳng tạo với mặt gương một góc 300, vẽ tia phản xạ IR tương ứng. Tính số đo góc phản xạ và góc tới? Bài 2: Chiếu một tia tới SI đến gương phẳng thu được tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 450. Tính số đo góc phản xạ và góc tới. 2. Dạng bài tập vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Một vật dài 3 cm được đặt song song và cách một gương phẳng để trên mặt bàn nằm ngang là 1,5cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật đó. b) Hỏi ảnh của vật đó dài bao nhiêu và ảnh cách gương bao nhiêu? Vì sao? c) Khi dịch vật đó ra xa gương thì ảnh có còn dài như trước không? Vì sao? d) Nếu dịch chuyển vật đó ra xa gương thêm 0,5cm thì ảnh của vật đó cách gương bao nhiêu? 3. Dạng bài tập xác định tần số dao động, số dao động. Bài 1: Một vật A dao động 200 lần trong 2 giây. Vật B dao động 400 dao động trong 8 giây. a) Tính tần số dao động của mỗi vật? b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao? Bài 2: Một con lắc dao động 120 lần trong một phút. Tính tần số dao động của con lắc? Bài 3: Một vật thực hiện dao động với tần số 10Hz. Trong 2 phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn
  2. Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: VẬT LÝ 7 A. LÝ THUYẾT: Câu 1: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng: Xếp thẳng hàng, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, Câu 2: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 3: - Giống nhau: Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. - Khác nhau: + Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật, ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật, ảnh tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. + Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Câu 4: - Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm. - Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song. Câu 5: - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Các nguồn âm đều có chung đặc điểm: Khi phát ra âm vật đều dao động. - VD: + Dùng dùi gõ vào mặt trống, mặt trống dao động phát ra âm. + Gảy đàn ghi ta, dây đàn dao động phát ra âm Câu 6: - Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. - Đơn vị tần số là hec, kí hiệu : Hz - Dao động càng nhanh khi tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (càng bổng). - Dao động càng chậm khi tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp (càng trầm). Câu 7: - Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. - Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của âm càng lớn và ngược lại. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, ký hiệu: dB. Câu 8: - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn. - Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn trong phòng ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ cùng một lúc nên ta nghe được âm to hơn. Câu 9: Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây. - Những vật có bề mặt nhẵn, cứng thì phản xạ âm tốt. - Những vật mềm, xốp, bề mặt ghồ ghề thì phản xạ âm kém. Câu 10: - Âm truyền được qua môi trường rắn, lỏng, khí. - Vận tốc truyền âm trong môi trường chất rắn lớn hơn chất lỏng, chất lỏng lớn hơn chất khí. B. BÀI TẬP: 1. Dạng bài tập xác định góc tới, góc phản xạ. Bài 1: N S i i’ 300 I
  3. Ta có: i = 900 – 600 = 300 R Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’= 300 Vậy góc phản xạ bằng góc tới bằng 300 Bài 2: N Ta có: i’ = 900 – 450 = 450 S i R Theo định luật phản xạ ánh sáng: i i = i’= 450 i’ 450 Vậy góc phản xạ bằng góc tới bằng 450 I 2. Dạng bài tập vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. a) A B A’ I B’ b) Ảnh của vật đó dài 3cm và ảnh cách gương 1,5cm vì ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật và khoảng cách từ vật tới mặt gương bằng khoảng cách từ ảnh của nó đến mặt gương. c) Khi dịch vật đó ra xa thì ảnh vẫn dài như trước vì ảnh lớn bằng vật. d) Nếu dịch chuyển vật đó ra xa gương 0,5cm thì ảnh của vật cách gương: 1,5 + 0,5 = 2cm. 3. Dạng bài tập xác định tần số dao động, số dao động. Bài 1: a) Tần số dao động của vật A là: = 100Hz Tần số dao động của vật B là: = 50Hz b)Vật A phát ra âm cao hơn vì tần số dao động của vật A lớn hơn tần số dao động của vật B Bài 2: Đổi 1 phút = 60 giây Tần số dao động của con lắc là: = 2Hz Bài 3: Đổi 2 phút = 120 giây Trong 2 phút vật thực hiện được số dao động là: 10.120 = 1200 dao động. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân