Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018

doc 8 trang nhatle22 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ƠN THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017- 2018 MƠN SINH HỌC 8 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Em hãy khoanh trịn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Lưới nội chất thực hiện chức năng gì? A. Tổng hợp và vận chuyển các chất. B. Tổng hợp Prơtêin. C. Thu nhận hồn thiện và phân phối sản phẩm. D. Tham gia quá trình phân chia tế bào. Câu 2: Bộ xương người gồm: A. Xương đầu, xương ức, xương các chi. B. Xương đầu, xương thân, xương các chi. C. Xương đầu, xương cột sống, xương các chi. D. Xương đầu, xương sườn, xương các chi. Câu 3: Xương cĩ tính chất đàn hồi và rắn chắc vì : A. Cấu chúc hình ống và cĩ muối khống. B. Trong xương cĩ tuỷ xương và cĩ chất hữu cơ. C. Kết hợp chất hữu cơ và muối khống. D. Cấu chúc hình ống và cĩ tuỷ xương Câu 4: loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là: A. Bạch cầu B. Hồng cầu. C. Tiểu cầu. D. Khơng cĩ tế bào nào. 6. Các chất trong thức ăn gồm: a. Chất vơ cơ, chất hữu cơ, muối khống b. Chất hữu cơ, vitamin, prơtêin, lipít c. Chất vơ cơ, chất hữu cơ 7. Vai trị của tiêu hố là: a. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thu được b. Biến đổi về mặt lý học và hố học c. Thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể d. Hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể e. Cả a, b, c, d g. Chỉ a và c 8. Loại t/ăn được biến đổi ở khoang miệng là: a. Prơtein, tinh bột, lipit b. Tinh bột chín c. Prơtein, tinh bột, hoa quả d. Bánh mì, mỡ thực vật 9. Loại thức ăn nào được biến đổi cả về mặt lý học, hố học ở dạ dày? a. Prơtêin b. Glu xít c. Lipít d. Khống 10. Biến đổi lý học ở dạ dày gồm a. Sự tiết dịch b. Sự co bĩp của dạ dày c. Sự nhào trộn của thức ăn d. Cả a,b,c e. Chỉ a,b Trang 1
  2. 11. Biến đổi hố học ở dạ dày gồm a. Tiết các dịch vị b. Thấm đều dịch với thức ăn c. Hoạt động của enzim pepsin 12. Các chất trong thức ăn được biến đổi hồn tồn ở ruột non là a. Prơtêin b. Lipít c. Glu xít d. Cả a,b,c e. Chỉ a, b 13. Ở ruột non sự biến đổi thức ăn chủ yếu là a. Biến đổi lý học b. Biến đổi hố học c. Cả a, b 14.Chức năng của mơ biểu bì là: a) Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể b) Bảo vệ và tiết các chất c) Co giãn và che chở cho cơ thể 15. Sự phối hợp thống nhất các hoạt động trong cơ thể được thực hiện nhờ cơ chế điều hịa của A. Hệ thần kinh. B. Hệ vận động. C. Hệ bài tiết. D. Hệ tuần hồn 16.Chức năng của tủy xương là A. Nuơi dưỡng xương. B*. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn. C. Phân tán lực tác động, tạo các ơ chứa tủy đỏ. D. Làm giảm ma sát trong khớp xương. 17. Xương cĩ tính đàn hồi và rắn chắc vì A.*Cấu trúc cĩ sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khống. B. Xương cĩ tủy xương và muối khống. C. Xương cĩ chất hữu cơ và cĩ màng xương. D. Xương cĩ mơ xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ. 18.Chức năng của sụn đầu xương là A. Giúp cho xương dài ra. B. Phân tán lực tác động, tạo các ơ chứa tủy đỏ. C. *Làm giảm ma sát trong khớp xương. D. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. 19.Chức năng của sụn tăng trưởng là: A. Làm giảm ma sát trong khớp xương. B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc. C. *Giúp cho xương dài ra. D. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. 20.Xương to ra là nhờ A. Sự phân chia của tế bào khoang xương. B. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng. C*. Sự phân chia của tế bào màng xương. D. Sự phân chia của tế bào mơ xương cứng B/ PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (gồm 20 câu ) Trang 2
  3. Câu 1: Trình bày các thành phần cấu tạo chính của tế bào? Vẽ hình cấu tạo của một tế bào điển hình ở người (cĩ chú thích ) ? Câu 2: Phản xạ là gì? Hãy lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền trong phản xạ đĩ? Câu 3: Nêu rõ thành phần hĩa học và tính chất của xương ? Giải thích tại sao xương của người già giịn và dễ gãy? Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo của các loại khớp xương ? Mỗi loại khớp hãy nêu một ví dụ ? Câu 5:Giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ? Nêu biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai ? Câu 6 : Để phịng cong vẹo cột sống, trong lao động và trong học tập phải chú ý những điểm gì ? Câu 7: Miễn dịch là gì ? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo, nêu ví dụ? Câu 8: Thành phần cấu tạo của máu gồm có gì ? Nêu chức năng của huyết tương, chức năng của hồng cầu và chức năng của bạch cầu và chức năng của tiểu cầu ? Câu 9:Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhĩm máu để khơng gây kết dính hồng cầu? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu? Câu 10: Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân cĩ hại cho tim, mạch và nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch? Câu 11: Vì sao huyết áp ở tĩnh mạch cịn rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim ? Câu 12: Trình bày cấu tạo các cơ quan hơ hấp và nêu chức năng của các cơ quan chính? Câu 13: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuối? Nếu miệng nạn nhân ngậm cứng khĩ mở thì em xử lí như thế nào ? Câu 14: Hơ hấp là gì? Trình bày tĩm tắt quá trình hơ hấp ở người ? Giải thích vai trị của luyện tập hít thở sâu đối với rèn luyện sức khoẻ? Câu 15: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hơ hấp khỏi các tác nhân cĩ hại ? Câu 16: a)Trình bày cấu tạo các cơ quan trong hệ tiêu hĩa ? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hĩa khỏi các tác nhân cĩ hại và đảm bảo cho sự tiêu hĩa cĩ hiệu quả? b) Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Trên cơ sở đĩ giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ : “Nhai kĩ no lâu”. Câu 17: a) Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nĩ đảm nhận tốt vai trị hấp thụ các chất dinh dưỡng? b) Hoạt động tiêu hĩa chủ yếu ở ruột non là gì. Những chất nào trong thức ăn cịn cần được tiêu hĩa ở ruột non? c)Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hĩa cĩ hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì? Câu 18: Gan đảm nhiệm những vai trị gì trong quá trình tiêu hĩa của cơ thể người? Nêu những chức năng chủ yếu của ruột già ? Câu 19: Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, cịn mùa đơng, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ĩc ? Câu 20: Vẽ hình cấu tạo của một nơ ron điển hình;Cấu tạo của một xương dài (cĩ chú thích )? B/ PHẦN ĐÁP ÁN: Câu 1; Cấu tạo của một tế bào gồm: - Màng sinh chất. Trang 3
  4. - Chất tế bào với nhiều bào quan như ty thể, trung thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, ribôxôm, - Nhân tế bào: Gồm nhiễm sắc thể và nhân con. HS tự vẽ hình cấu tạo của một tế bào điển hình ở người ( hình 3 -1 trang 11 sgk) Câu 2:Phản xạ :là phản ứng của cơ th ể trả lời kích thích của mơi trường thơng qua hệ thần kinh. Ví dụ về phản xạ : Vì vơ ý ta sờ tay vào vật nĩng thì ta rụt tay lại là phản xạ. Cơ quan thụ cảm: Da báo vật nĩng qua nơron hướng tâm về trung ương thần kinh qua nơron trung gian. Trung ương thần kinh chỉ đạo cho nơ ron li tâm qua nơron trung gian cho cơ quan vận đơng rụt tay lại. Câu 3:- Thành phần hĩa học và tính chất của xương : Xương gồm cĩ 2 thành phần chính là cốt giao và muối khống. Sự kết hợp của hai thành phần này làm cho xương cĩ hai tính chất chính : mềm dẻo và bền chắc - Xương của người già giịn và dễ gãy vì thành phần cốt giao trong xương giảm dần theo độ tuổi và quá trình phân hủy xương cao hơn quá trình tạo xương. Câu 4:Đặc điểm cấu tạo của các loại khớp xương: - Khớp bất động là loại khớp không cử động được. Ví dụ: Các khớp ở hộp sọ. - Khớp động: Là những khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp và nằm trong một bao chứa dịch khớp. Ví dụ: Khớp ở cổ tay, khớp cổ chân. - Khớp bán động: Là những khớp cử động bị hạn chế. Ví dụ: Các khớp ở giữa các đốt sống. Câu 5: - Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do cơ thể không được cung cấp đủ oxi nên tích tụ nhiều axit lactic đầu độc cơ. - Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần: + Lao động vừa sức kết hợp với nghỉ ngơi hợp lí, khoa học. + Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hợp lí. + Thường xuyên xoa bóp cơ. Câu 6: Để phịng cong vẹo cột sống cần phải chú ý: - Trong lao động :Khi mang vác vật nặng, khơng nên vượt quá sức chịu đựng, khơng mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu cĩ thể thì phân chia làm hai nữa để hai tay cùng xách cho cân. - Trong học tập: Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, khơng cúi gị lưng, khơng nghiêng vẹo. Câu 7: -Miễn dịch là khả năng cơ thể khơng mắc một bệnh nào đĩ dù sống trong mơi trường cĩ dịch bệnh. -Miễn dịch tự nhiên: là miễn dịch cĩ được một cách ngẫu nhiên do bẩm sinh hay do tập nhiễm (mắc bệnh trước đĩ) mà cĩ được. Ví dụ: Lồi người khơng bao giờ mắc bệnh lở mồm long mĩng của gia súc, đĩ là miễn dịch tự nhiên, sinh ra đã cĩ. -Miễn dịch nhân tạo: Là miễn dịch cĩ được do cơ thể tiêm phịng văcxin một bệnh nào đĩ mà cơ thể miễn dịch đối với bênh đĩ. Ví dụ: Người nào đã tiêm ngừa đủ liều vắc xin ngừa bệnh uốn ván thì cơ thể người đĩ sẽ miễn dịch được bệnh uốn ván. Trang 4
  5. Câu 8:* Thành phần của máu gồm : -Huyết tương chiếm 55 %thể tích. -Các tế bào máu: chiếm 45 % thể tích, gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu * Chức năng của huyết tương là: - Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng . - Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. * Chức năng hồng cầu : Vận chuyển ôxi và khí cacbonic. * Chức năng bạch cầu : Tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ cơ thể. * Chức năng tiểu cầu : Hình thành khối máu đông bịt kín miệng vết thương, bảo vệ cơ thể chống mất máu. Câu 9: Sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhĩm máu khơng gây kết dính hồng cầu: A A O O AB AB B B - Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: Khi truyền máu cần phải làm các xét nghiệm máu để : -Lựa chọn nhĩm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch). -Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu để tránh nhận những nhĩm máu nhiễm các tác nhân gây bệnh . Câu 10: * Các biện pháp tránh các tác nhân cĩ hại cho tim mạch: - Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp khơng mong muốn: + Khơng sử dụng các chất kích thích cĩ hại như thuốc lá, herơin, rượu, đơping + Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay cĩ chế độ hoạt động và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ. + Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ. -Cần tiêm phịng các bệnh cĩ hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu và điều trị kịp thời các chứng bệnh như cảm cúm, thấp khớp -Hạn chế ăn các thức ăn cĩ hại cho hệ tim mạch như mỡ động vật . *Để rèn luyện tim mạch cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức đều cĩ ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt đơng của tim và hệ mạch; Ngồi ra cần cĩ các bài tập xoa bĩp ngồi da trực tiếp giúp cho máu trong tồn bộ hệ mạch được lưu thơng tốt. Câu 11: Ở tĩnh mạch huyết áp của tim cịn rất nhỏ, vì vậy sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch cịn được hỗ trợ chủ yếu bởi: - Sức đẩy tạo ra từ sự co bĩp của các cơ bắp qua thành mạch. - Sức hút của lồng ngực khi hít vào. - Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra Trang 5
  6. Trong khi chảy về tim, máu vẫn cịn chảy ngược chiều trọng lực, vì cĩ sự hỗ trợ của các van 1 chiều nên máu khơng bị chảy ngược. Câu 12 Cấu tạo các cơ quan trong hệ hơ hấp của người và chức năng của chúng: -Đường dẫn khí gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản cĩ chức năng dẫn khí vào và ra; làm ẩm,làm ấm khơng khí đi vào phổi và tham gia bảo vệ phổi. -Hai lá phổi : Gồm lá phổi phải và lá phổi trái với nhiều phế nang giúp thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và mơi trường ngồi . Câu 13: Trước khi tiến hành hà hơi thổi ngạt cần loại bỏ nước ra khỏi phổi của nạn nhân bằng cách vừa cổng nạn nhân ở tư thế dốc ngược đầu và vừa chạy (0.5 điểm) Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt : -Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. -Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngĩn tay. -Tự hít một hơi thật đầy vào lồng ngực rồi ghé sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, khơng để khơng khí thốt ra ngồi chổ tiếp xúc với miệng. -Ngừng thổi để hít vào rồi lại thối tiếp. -Thổi liên tục từ 12 -20 lần trên phút cho tới khi quá trình hơ hấp của nạn nhân được ổn đinh bình thường . Nếu miệng nạn nhân ngậm cứng khĩ mở thì em xử lí như sau: Dùng tay bịt miệng nạn nhân, thổi hơi qua đường mũi và tiến hành hà hơi thổi ngạt như trên. Câu 14 - Hơ hấp là quá trình khơng ngừng cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngồi cơ thể. - Hơ hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. - Sự thở giúp khí lưu thơng ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào. * Tác dụng luyện tập hít thở sâu: Tăng thể tích khí lưu thơng qua phổi, khơng khí mới được vào sâu tận phế nang thay thế cho khí lưu động trong phổi-> Tăng cường trao đổi chất, cơ thể khỏe mạnh Câu 15 Để bảo vệ hệ hơ hấp khỏi các tác nhân cĩ hại cần tích cực xây dựng mơi trường sống và làm việc trong bầu khơng khí trong sạch, ít ơ nhiễm bằng các biện pháp như: -Trồng nhiều cây xanh. - Khơng xả rác bừa bãi. - Khơng hút thuốc lá. -Đeo khẩu trang chống bụi khi làm việc ở mơi trường nhiều bụi. Câu 16 a)Cấu tạo các cơ quan tiêu hĩa : -Ống tiêu hố gồm : Miệng , hầu , thực quản , dạ dày , ruột ( ruơt non , ruột già ) và hậu mơn. -Tuyến tiêu hố gồm : Tuyến nước bọt , tuyến gan , tuyến tuỵ , tuyến vị(ở niêm mạc dạ dày) và tuyến ruột (ở niêm mạc của ruột non). *Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hĩa tránh các tác nhân cĩ hại và đảm bảo sự tiêu hĩa cĩ hiệu quả: - Cần hình thành thĩi quen ăn uống hợp vệ sinh - Khẩu phần ăn hợp lý. - Ăn uống đúng cách. -Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi ngủ. b) * Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng gồm: Trang 6
  7. + Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, Nhai, Đảo trộn thức ăn, Tạo viên thức ăn. + Biến đổi hố học: Biến đổi 1 phần tinh bột đã nấu chín trong thức ăn thành đường mantozơ. - Khi nhai càng kĩ thì thức ăn càng nhỏ, nhuyễn dẫn hiệu suất tiêu hĩa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no càng lâu. Câu 17 a) Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nĩ đảm nhận tốt vai trị hấp thụ các chất dinh dưỡng là: - Ruột dài từ 2,8 đến 3 mét. - Lớp niêm mạc ruột non cĩ nhiều nếp gấp với nhiều lơng ruột và lơng cực nhỏ làm tăng bề mặt hấp thụ chất dinh dưỡng. -Cĩ mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dầy đặc tới từng lơng ruột. b) Hoạt động tiêu hĩa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi về mặt hĩa học dưới tác dụng của các enzim trong dịch tiêu hĩa. *Những chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non : -Đường đơn (từ tinh bột và đường đơi) -Axít amin (từ prơtêin), nuclêơtit (từ axit nuclêic) -Axít béo và glixêrin (từ lipít), vitamin và muối khống. Câu 18:-Vai trị của gan: + Tiết dịch mật tiêu hĩa thức ăn lipit + Gan tham gia vào quá trình điều hịa nồng độ các chất trong máu được ổn định +Khử bỏ các chất độc hại với cơ thể. - Vai trị chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hĩa ở cơ thể người là: + Hấp thụ lại lượng nước cịn cần thiết cho cơ thể. + Thải phân ra ngồi . Câu 19: - Mùa hè da hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tao điều kiện cho cơ thể tăng cường trao đổi nhiệt. Trời lạnh, mao mạch máu co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Đồng thời cơ co chân lơng co lại nên sởn gai ốc làm giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giúp giữ nhiệt cho cơ thể. Câu 20: Vẽ hình cấu tạo của một nơ ron (Hình 6-1 trang 20 sgk); (cĩ chú thích ); Cấu tạo của một xương dài (hình 8-1 trang 28 sgk) ĐỀ THI THAM KHẢO Câu hỏi Câu 1 (2 điểm): Nêu rõ thành phần hĩa học và tính chất của xương ? Để phịng cong vẹo cột sống, trong lao động và trong học tập phải chú ý những điểm gì ? Câu 2 (2,5 điểm): Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhĩm máu để khơng gây kết dính hồng cầu ? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu? Câu 3 (2,5 điểm): a) Hơ hấp là gì và gồm mấy giai đoạn chủ yếu ? Sự thở cĩ ý nghĩa gì với sự hơ hấp ? b) Giải thích tác dụng của luyện tập hít thở sâu đối với rèn luyện sức khoẻ ? Câu 4 (3 điểm): Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng diễn ra như thế nào ? Trên cơ sở đĩ giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ : “Nhai kĩ no lâu”.? HẾT Duyệt của tổ Thuận Hưng, Ngày 1 tháng 12 năm 2017 GVBM Trang 7
  8. Trần Thanh Phong Trang 8