Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 6 trang nhatle22 5600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II Năm học 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn 7 A. KIẾN THỨC I. VĂN BẢN VĂN HỌC 1. Nội dung: a) Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng, Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh b) Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh c) Truyện ngắn: Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn 2. Yêu cầu cần nắm: - Kiến thức về tác giả, khái niệm và đặc điểm các kiểu văn bản, nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản. - HS kẻ bảng thống kê kiến thức theo mẫu: TT Tác giả Tác Thể loại Phương thức Nội dung Nghệ thuật phẩm biểu đạt II. TIẾNG VIỆT 1. Kiến thức: a) Câu: Câu rút gọn, câu đặc biệt b) Các phép biến đổi câu: thêm trạng ngữ cho câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm C-V để mở rộng câu. c) Dấu câu: dấu ba chấm, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang d) Phép tu từ: liệt kê 2. Yêu cầu cần nắm: - Khái niệm, cách sử dụng, tác dụng của các đơn vị kiến thức. - Áp dụng kiến thức tiếng Việt đã học vào làm bài tập III. TẬP LÀM VĂN 1. Kiêu bài: Nghị luận chứng minh, Nghị luận giải thích 2. Yêu cầu: HS lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ I. Văn bản văn học và tiếng Việt Dạng 1: Xác định trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong đoạn văn sau: Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Dạng 2: Xác định câu rút gọn, câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng trong các đoạn văn sau: a) Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. (Duy Khán) b) Uống nước nhớ nguồn. c) Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên. (Hà Ánh Minh) d) Học đi đôi với hành. Dạng 3: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động: a) Con mèo làm vỡ lọ hoa. b) Cô ấy đã bán bức tranh rồi. c) Tôi vừa làm xong đề cương ôn tập Văn.
  2. d) Cô trao cho Lan phần thưởng học sinh giỏi kỳ 1. Dạng 4: Xác định cụm C-V được dùng để mở rộng câu và chỉ ra chức năng ngữ pháp của cụm trong câu a) Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật (Khánh Hoài) b) Nó chỉ muốn ngắm mãi cánh đồng như một tấm thảm nhung xanh mướt mà không chán mắt. c) Con bé nhìn ra cửa sổ, thấy mẹ nó đang cố giơ tay vẫy nó. d) Tôi học hành có nhiều tiến bộ khiến bố mẹ rất phấn khởi. Dạng 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liêt kê được sử dụng trong đoạn văn sau: Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! (Phạm Duy Tốn) Dạng 6: Xác định dấu câu và nêu công dụng: a) Rú rú rú máy bắt đầu mở, bắt đầu xúc than. (Võ Huy Tâm) b) Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăng bông trông mà thích mắt. (Phạm Duy Tốn) c) – Em để nó lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi. (Khánh Hoài) d) Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ. Dạng 7: Đặt câu: a) Một câu có trạng ngữ. c) Một câu đặc biệt b) Một câu rút gọn d) Một câu có cụm C-V mở rộng thành phần Dạng 8: Bài tập tổng hợp dạng trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: (1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ rang dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (Sách Ngữ văn 7, tập 2) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? A. Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh C. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng B. Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn D. Tinh thần yêu nước – Hồ Chí Minh Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là: A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 4: Câu rút gọn có trong đoạn văn là: A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4 Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn là: A. Làm rõ hai trạng thái tồn tại của tinh thần yêu nước. B. Cho thấy được giá trị cao quý của tinh thần yêu nước. C. Khắc họa sức mạnh của tinh thần yêu nước. D. Khẳng định yêu nước là một truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc ta. Dạng 9: Bài tập tổng hợp dạng tự luận: Cho ®o¹n v¨n sau:
  3. Ngoµi kia, tuy mưa giã Çm Çm, d©n phu rèi rÝt, nhưng trong nµy xem chõng tÜnh mÞch l¾m: trõ quan phô mÉu ra, mäi ngưêi kh«ng ai d¸m to tiÕng. So víi c¶nh tr¨m hä ®ang vÊt v¶ géi giã t¾m mưa, như ®µn s©u lò kiÕn ë trªn ®ª, thêi ë trong ®×nh rÊt lµ nhµn nh·, ®ưêng bÖ, nguy nga (Ngữ văn 7, tập 2) a. §o¹n v¨n trªn trÝch trong t¸c phÈm nµo? Cña ai? b. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa nhan đề tác phẩm. c. H·y chØ râ nghÖ thuËt tư¬ng ph¶n, ®èi lËp trong ®o¹n v¨n trªn vµ ph©n tÝch t¸c dông. d. H·y t×m nh÷ng c©u ca dao nãi vÒ th©n phËn cña ngưêi lao ®éng trong x· héi xưa. e. Viết một câu đơn có trạng ngữ nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. Dạng 10: Liên hệ thực tiễn: a) Từ văn bản Ca Huế trên sông Hương, em rút ra được bài học gì trong cách ứng xử với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc? b) Từ văn bản Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh, em rút ra được bài học gì cho mình trong cách học, cách cảm thụ bộ môn Ngữ văn? c) Văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn vạch trần bộ mặt của một tên quan tham thờ ơ với sự sống còn của người dân. Từ đó, em rút ra được bài học gì cho mình khi đứng trước nỗi đau, số phận của người khác trong cuộc sống hàng ngày? II. Tập làm văn Đề 1: Hãy chứng minh rằng văn chương nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Đề 2: Hãy chứng minh rằng Bác Hồ là một người sống rất giản dị. Đề 3: Hãy giải thích câu “Lá lành đùm lá rách”. Đề 4: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Ban Giám hiệu Tổ Chuyên môn Nhóm Chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
  4. C. GỢI Ý LÀM BÀI: I. Văn bản văn học và Tiếng Việt Dạng 1: - Từ đây:bổ sung ý nghĩa về không gian. - như đã tìm đúng đường về: bổ sung ý nghĩa về cách thức. - phía đó, nơi cuối đường: bổ sung ý nghĩa về không gian. Dạng 2: a) Sớm: câu đặc biệt xác định thời gian. - Toàn chuyện trẻ con. : câu đặc biệt -> thông báo sự tồn tại của sự việc - Râm ran. : câu đặc biệt -> thông báo sự tồn tại của sự việc b) Uống nước nhớ nguồn: câu rút gọn ngụ ý hành động là của chung mọi người. c) Đêm: câu đặc biệt xác định thời gian. d) Học đi đôi với hành: Câu rút gọn ngụ ý hành động là của chung mọi người. Dạng 3: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động a) Lọ hoa bị con mèo làm vỡ. b) Bức tranh đã được cô ấy bán rồi. c) Đề cương ôn tập Văn vừa được tôi làm xong d) Lan được cô trao cho phần thưởng học sinh giỏi kỳ 1. Hoặc: Phần thưởng học sinh giỏi kỳ 1 được cô trao cho Lan. Dạng 4: Xác định cụm C-V được dùng để mở rộng câu và chỉ ra chức năng ngữ pháp của cụm trong câu a) mọi người/ vẫn đi lại bình thường và nắng/ vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật: phụ ngữ. b) cánh đồng như một tấm thảm nhung xanh mướt mà không chán mắt: phụ ngữ. c) mẹ nó đang cố giơ tay vẫy nó: phụ ngữ. d) Tôi học hành có nhiều tiến bộ: chủ ngữ. - bố mẹ rất phấn khởi.: phụ ngữ. Dạng 5: Phép liêt kê được sử dụng trong đoạn văn: nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ nhấn mạnh tình cảnh thảm sầu của người dân khi đê bị vỡ. Dạng 6: Xác định dấu câu và nêu công dụng a) Rú rú rú : dấu ba chấm mô phỏng âm thanh kéo dài của còi tàu. b) Dấu ba chấm ngăn cách giữa các vế câu trong phép liệt kê. c) Dấu gạch ngang: đánh dấu lời thoại. d) Pa-le-xtin: dấu gạch nối trong từ phiên âm tiếng nước ngoài. Dạng 7: HS tự làm. Dạng 8: 1- D, 2- D, 3- B,D; 4- B,C; 5- A,B. Dạng 9: a) Đoạn trích trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn. b) “Sống chết mặc bay” bắt nguồn từ câu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” câu nói cửa miệng của bọn quan lại, thể hiện thái độ vô trách nhiệm trước sinh mạng người dân. c) Nghệ thuật tương phản: cảnh quan đánh bài nhàn nhã, ấm cúng trong đình > Thể hiện rõ nét tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Vạch trần bản chất quan lại vô trách nhiệm + thể hiện lòng thương cảm số phận bi thảm của người dân. d) Gợi ý: Thương thay thân phận con rùa/ Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia; Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Dạng 10:
  5. 1. Bài học rút ra: yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. 2. Bài học rút ra: tìm đọc những cuốn sách hay, phù hợp lứa tuổi, tự mở rộng vốn từ, hiểu biết về bộ môn 3. Bài học rút ra: không thờ ơ, vô cảm trước khó khăn, nỗi đau của người khác, biết giúp đỡ, đùm bọc II. Tập làm văn: HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Đề 1: HS có thể dựa vào văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh để làm rõ: Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có Đề 2: HS dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” để xây dựng hệ thống luận điểm, lấy dẫn chứng minh họa: Bác giản dị trong lối sống: bữa ăn, cái nhà, trang phục, mối quan hệ với mọi người. Bác giản dị trong cách nói, cách viết. Đề 3: Làm rõ nội dung câu tục ngữ (lá lành? Lá rách?: Theo nghĩa đen và nghĩa bóng) Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Chỉ ra được “vì sao lá lành” phải biết đùm bọc “lá rách” ?. Chúng ta cần thể hiện tinh thần đó thế nào? Ý nghĩa của câu tục ngữ với bản thân em. Đề 4: Giải thích: Thế nào là học, học nữa, học mãi? Câu nói của Lê-nin khuyên chúng ta không ngừng học tập. Vì sao phải học, học nữa, học mãi? (Đưa ra lí lẽ) Chúng ta cần học, học nữa, học mãi như thế nào? (Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng) Ý nghĩa của câu nói với bản thân em. Ban Giám hiệu Tổ Chuyên môn Nhóm Chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
  6. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 7 Mô hình Trường học mới Thời gian: 90 phút Ngày thi: /4/2017 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: HS củng cố tổng hợp kiến thức đã học ở học kỳ 2. 2. Tư tưởng: - Thấy được vai trò của các kiến thức đã học trong giao tiếp và trong cuộc sống. - Giáo dục học sinh ý thức trung thực trong kiểm tra. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định đúng yêu cầu đề bài. - Viết bài văn hoàn chỉnh, nội dung, bố cục rõ ràng. II. MA TRẬN ĐỀ Vận Nhận Thông Vận Phần Câu Nội dung dụng Tổng biết hiểu dụng cao 1 Tác giả/ tác phẩm 0.5 0.5 Trắc 2 Phương thức biểu đạt 0.5 0.5 nghiệm 3 Nghệ thuật (2 đáp án) 0.5 0.5 4 Nội dung (2 đáp án) 0.5 0.5 1a Liệt kê/ Dấu câu (1 câu) 0.5 0.5 1 1b Liên hệ thực tiễn 1 1 Chuyển đổi câu chủ động Tự 1c 1 1 luận thành câu bị động (1 câu) Bài văn nghị luận (đề 1: 2 đã ra vào “lá lành đùm lá 1 1 3 5 rách”) Tổng 1.5 3.5 2 3 10