Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 4 trang nhatle22 5300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_hoc_ki_1_de_so_1_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7 - Học kì 1 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm học 2017- 2018 Môn: Ngữ văn 7 A. KIẾN THỨC I. VĂN BẢN VĂN HỌC 1. Nội dung: a) Thơ trung đại: “Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan, “Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến b) Thơ văn hiện đại: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh, “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh, “Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam. 2. Yêu cầu: - Học thuộc các văn bản - Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm. - Biết cảm nhận các chi tiết hay, hình ảnh đẹp. - HS kẻ bảng thống kê kiến thức theo mẫu: Tác Tác Hoàn cảnh TT Thể loại Nội dung Nghệ thuật giả phẩm sáng tác II. TIẾNG VIỆT 1. Kiến thức - Quan hệ từ, đại từ - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm - Biện pháp tu từ: điệp ngữ, chơi chữ 2. Yêu cầu - Nắm vững khái niệm, tác dụng - Vận dụng vào làm bài tập III. TẬP LÀM VĂN 1. Kiến thức: Văn biểu cảm a) Biểu cảm về sự vật, con người b) Biểu cảm về tác phẩm văn học 2. Yêu cầu: Viết bài hoàn chỉnh. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM: Cho đoạn thơ sau. Đọc và trả lời các câu hỏi cho bên dưới bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta” (Trích Ngữ văn 7, tập 1) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: A. Nam quốc sơn hà B. Bánh trôi nước C. Bạn đến chơi nhà D. Qua Đèo Ngang Câu 2: Bài thơ đó được sáng tác theo thể thơ: A. Ngũ ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn sáng tạo C. Thất ngôn bát cú D. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 3: Nét nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong hai câu thơ đầu của đoạn trích trên là: A. Sử dụng từ đồng nghĩa B. Sử dụng phép đối C. Sử dụng nghệ thuật chơi chữ D. Sử dụng từ gần nghĩa Câu 4: Câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta” nhấn mạnh:
  2. A. Nhà thơ đối diện với chính mình B. Nỗi lòng nhớ quê sâu nặng của nhà thơ C. Nỗi cô đơn tuyệt đối của nhà thơ D. Nỗi tủi hổ cho số phận của nhà thơ II.TỰ LUẬN 1. Văn bản văn học a) Chép chính xác bài 2 khổ thơ đầu trong bài “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh. b) Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. c) Em hãy viết một câu văn nêu ngắn gọn nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa”. d) Nội dung của bài thơ là khắc họa tình cảm bà cháu. Vậy tại sao Xuân Quỳnh lại đặt tên cho tác phẩm là “Tiếng gà trưa”? e) Tình bà cháu là một biểu hiện của tình cảm gia đình – một điều đáng trân trọng của mỗi gia đình Việt Nam. Em sẽ làm gì để nuôi dưỡng tình cảm gia đình? f) Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “ổ trứng hồng” trong bài thơ. 2. Tiếng Việt Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau: a) “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” (“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh) b) Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. (Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam) c) “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.” (“Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan) d) “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (“Nguyên tiêu” – Hồ Chí Minh) Bài 2: Chỉ ra và chữa lỗi sai về dùng quan hệ từ trong các câu sau đây: a) Tớ xin báo một tin vui cả lớp mừng. b) Nó thích đi học với Lan, không thích với Hà. c) Qua bài thơ “Rằm tháng giêng” đã cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, phong thái lạc quan của Bác. d) Đừng nên nhìn hình thức cho đánh giá kẻ khác. Bài 3: Xác định từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các từ đó trong các câu thơ sau: a) “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” (“Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan) b) - “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” -“Ai chẳng biết chán đời là phải Vội vàng chi đã mải lên tiên” (“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến) c) “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” (Ca dao) 3. Tập làm văn Đề 1: Biểu cảm về mái trường thân yêu. Đề 2: Biểu cảm về một mùa trong năm mà em thích nhất. Đề 3: Biểu cảm về ngôi nhà thân yêu của em. Đề 4: Biểu cảm về tác phẩm “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài
  3. C. GỢI Ý LÀM BÀI I. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 Đáp án D C B, C A, C II. Tự luận: 1. Văn bản văn học a) HS chép chính xác 2 khổ thơ. b) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ. c) HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo nội dung chính: tình bà cháu làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. d) Bài thơ được lấy tên là “Tiếng gà trưa” bởi: - Đây là âm thanh xuyên suốt bài thơ, vừa là điểm khơi nguồn vừa là âm thanh điểm nhịp cảm xúc. - Tiếng gà trưa là âm thanh bình dị nhưng gợi nhắc những điều sâu nặng: quê hương, kỷ niệm, tình bà cháu. - Tiếng gà trưa còn là âm thanh làm ấm lòng người chiến sĩ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi trên đường hành quân; là động lực, mục tiêu để người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu. e) HS nêu được những việc làm cụ thể: vâng lời ông bà, cha mẹ; quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ f) HS có thể trình bày theo cách viết đoạn hoặc gạch ý nhưng cần đảm bảo: -Ổ trứng hồng là 1 hình ảnh đẹp, lặp lại 3 lần trong bài thơ, gợi nhiều liên tưởng. - Đó vừa là giấc mơ về hạnh phúc, ấm no của tuổi ấu thơ vừa là mục đích chiến đấu của người lính hôm nay: bảo vệ những điều giản dị, yên bình của cuộc sống. 2. Tiếng Việt Bài 1: a) Nghệ thuật so sánh: tiếng suối – tiếng hát → khắc họa âm thanh tiếng suối trong trẻo, ngân vang - Điệp từ “lồng” → tạo nên sự quấn quýt, đan cài của cảnh vật. b) Nghệ thuật so sánh: màu xanh tươi của cốm – ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng – ngọc lựu già → khắc họa rõ nét sắc màu thắm tươi và đề cao giá trị của cốm và hồng – hai thức quà đặc sản của Hà Nội vào thu; thể hiện sự trân trọng, nâng niu của tác giả c) Nghệ thuật đối + phép chơi chữ bằng sử dụng từ đồng âm (con quốc – quốc (nước) và cái gia – gia (nhà)) → khắc họa rõ nét nỗi nhớ nước thương nhà sâu nặng của nhà thơ. d) Điệp từ “xuân” diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập đất trời Bài 2: Câu Lỗi sai Sửa a) Thiếu QHT Bổ sung QHT “để”/ “cho” sau “vui” b) Sử dụng QHT không có tác dụng liên kết Viết rõ “không thích đi học với Nam” c) Thừa QHT Bỏ QHT “qua” d) Dùng QHT không thích hợp về nghĩa Thay QHT “cho” bằng “mà”/ “để” Bài 3: a) Từ đồng âm: con quốc – quốc (nước), cái gia – gia (nhà) → nhấn mạnh tâm trạng nhớ nước thương nhà sâu nặng b) Từ đồng nghĩa: thôi rồi – lên tiên → giảm sự đau thương, mất mát khi nói về cái chết của người bạn thân thiết. c) Từ trái nghĩa: rách > < hay → khắc họa những hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi trong cuộc sống để anh em đùm bọc, yêu thương nhau.
  4. 3. Tập làm văn Đề 1: Biểu cảm về mái trường thân yêu a)Mở bài: Giới thiệu về mái trường thân yêu của em và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình. b) Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như. Vẻ đẹp của ngôi trường (tên gọi, sự khang trang, đẹp đẽ về cơ sở vật chất, cảnh quan ) Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường. - Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè ) - Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em ) - Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích Mái trường trong trái tim em: cho em kiến thức bao la, rộng lớn, ngôi nhà thứ hai của em, vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha; nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước c) Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu; tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường. Đề 2: Biểu cảm về một mùa trong năm mà em thích nhất a) Mở bài: Giới thiệu về mùa mà mình thích nhất trong năm b) Thân bài: - Cảm xúc về những đặc điểm nổi bật của mùa (khí hậu, cảnh vật ) - Biết thông qua những sự kiện lịch sử, văn hóa có liên quan đến mùa; kỷ niệm của bản thân để nêu cảm xúc về mùa c) Kết bài: Cảm xúc chung về mùa Đề 3: Biểu cảm về ngôi nhà thân yêu của em. a)Mở bài: Giới thiệu về ngôi nhà thân yêu của em và tình cảm, gắn bó, tự hào về ngôi nhà. b) Thân bài: Biểu cảm về ngôi nhà thân yêu qua các khía cạnh như. Vẻ đẹp của ngôi nhà (vị trí, cảnh quan, những góc yêu thích ) Kỉ niệm sâu sắc với ngôi nhà thân yêu (vui, buồn ) Ngôi nhà trong trái tim em: nơi có ba mẹ thân yêu; bến đỗ bình yên; nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước c) Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến ngôi nhà của mình. Đề 4: Biểu cảm về tác phẩm “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. a) Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ”Cảnh khuya” b) Thân bài: * Nêu được cảm xúc của bản thân ứng với các nội dung của văn bản (Cảnh đẹp đêm trăng nơi núi rửng Việt Bắc và niềm thao thức vì lo cho dân, cho nước của Bác) * Nêu những suy nghĩ của bản thân do tác phẩm gợi ra. - Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, về tác phẩm thực sự chân thành, sâu sắc - Biết thông qua các từ, cụm từ, câu thơ, hình ảnh, chi tiết, các thủ pháp nghệ thuật của tác phẩm để bộc lộ cảm xúc c) Kết bài: Ấn tượng chung của bản thân về tác phẩm. Ban Giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài