Đề cương Ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Suối Trầu

doc 4 trang nhatle22 3930
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Suối Trầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Suối Trầu

  1. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN LONG THÀNH TRƯỜNG THCS SUỐI TRẦU TỔ: KH TỰ NHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn : Hóa học khối lớp 8 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tính chất hóa học của oxi. 2. Tính chất hóa học của hiđrô. 3. Điều chế khí hiđrô, khí ôxi trong phòng thí nghiệm. 4. Phân biệt được các loại phản ứng hóa học: phản ứng phân hủy, hóa hợp, thế. 5. Làm được 1 số bài tập tính theo phương trình hóa học. 6. Phân loại, viết công thức phân tử và gọi tên được một số hợp chất vô cơ. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Axit tương ứng với oxit SO2 là A. HCl. B. H2SO4. C. H2SO3. D. HNO3. Câu 2: Để thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, bình thu khí oxi phải để A. úp bình. B. ngửa bình. C. nằm ngang. D. nằm nghiêng. Câu 3: Fe2O3 có tên gọi là A. sắt oxit. B. sắt (II) oxit. C. sắt (III) oxit. D. đi sắt tri oxit. Câu 4: Trong các nhóm oxit sau, nhóm oxit bazơ là: A. Na2O, FeO, CuO. B. Na2O, SO2 , CaO . C. CuO, CO, NO . D. SO3, NO, CO2. Câu 5: Trong các phản ứng sau, phản ứng hóa hợp là: to A. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 B. CaO + CO2  CaCO3 C. Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2 D. NaOH + HCl  NaCl + H2O Câu 6: Trong không khí, khí oxi chiếm khoảng tỉ lệ về thể tích là A. 25% . B. 79% . C. 21% . D. 80 %. Câu 7: Bazơ tương ứng với oxit Na2O là A. NaOH. B. NaNO3 . C. NaCl. D. Na. Câu 8: Các điều kiện phát sinh sự cháy là A. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy và có đủ khí oxi cho sự cháy. B. chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. C. phải có đủ hơi nước. D. có đủ khí oxi cho sự cháy. Câu 9: Trong các khí sau, khí nào nặng hơn khí hiđrô? A. Cl2 B. SO2 C. CO2 D. Cả a,b,c đều đúng. Câu 10: CuO có màu: A. Xanh B. Đỏ gạch C. Đen D. Vàng. Câu 11: Những hợp chất nào sau đây là muối ? A. H2SO4, AgNO3 B. CuSO4, NaNO3 C. CuO, NaOH D. HNO3, SO2. Câu 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? to A. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 B. CaO + CO2  CaCO3 Trang 1
  2. C. Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2 D. NaOH + HCl  NaCl + H2O Câu 13: Chất nào sau đây được dùng để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm? A. Fe3O4 B. Không khí C. Zn và dung dịch HCl D. KClO3 Câu 14: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân hủy? to A. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 B. CaO + CO2  CaCO3 C. Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2 D. NaOH + HCl  NaCl + H2O Câu 15: Axit Clohiđric có công thức là: A. HCl B. H2SO4 C. ZnCl2 D. H2CO3 Câu 16 : Na2O có tên gọi là: A. Natri oxit B. Natri (I) oxit C. Đi Natri oxit D. Tên gọi khác Câu 17: Đốt hỗn hợp gồm 10 m1 khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng? A. H2 dư B. O2dư C. 2 Khí vừa hết D. Không xác định được Câu 18: Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu nào trong số các màu cho dưới đây? A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không xác định được Câu 19: Đốt cháy pirit sắt FeS2 trong khí oxi, phản ứng xảy ra theo phương trình: to FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2 hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là: A. 2, 3, 2, 4 B. 4, 11, 2, 8 C. 4, 12, 2, 6 D. 4, 10, 3, 7 Câu 20: Cho 6,5g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12g HCl. Thể tích khí H2( đktc) thu được là: A. 1,12lít B. 2,24 lít C.3,36 lít D. 2,42 lít to Câu 21: Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng 2H2 + O2  2H2O Muốn thu được 22,5g nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là: A. 1,12lít B. 2,24lít C. 3,36lít D.4,48lít Câu 22: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế? to A. CuO + H2  Cu + H2O B. Mg +2HCl  MgCl2 +H2 to C. Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 +H2O D. Zn + CuSO4  ZnSO4 +Cu Câu 23: Phản ứng nào dưới đây là phản ứn thế: to to A. 2KClO3  2KCl + O2 B. SO3 +H2O H2SO4 to C. Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 +3 H2O D. Fe3O4 + 4H2  3Fe + 4H2O Câu 24: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn và Mg, các dung dịch axit H 2SO4 loãng và HCl. Muốn điều chế được 1,12lít khí H 2 (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất? A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl C. Zn và H2SO4 D. Zn và HCl Câu 25: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit: A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH Câu 26: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối: A. MgCl; Na2SO4; KNO3 B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2 C. CaSO4; HCl; MgCO3 D. H2O; Na3PO4; KOH Câu 27: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng: A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I B. Gốc photphat PO4 hoá trị II C. Gốc Nitrat NO3 hoá trị III D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I Câu 28: Hợp chất nào sau đây là bazơ: A. Đồng(II) nitrat B. Kali clorua Trang 2
  3. C. Sắt(II) sunfat D. Canxi hiđroxit Câu 29: Thể tích khí hiđro thoát ra(đktc) khi cho 13g kẽm tác dụng hết với axit sunfuaric là: A. 2,24lít B. 4,48 lít C. 5,86 lít D. 7,35 lít Câu 30: Số gam sắt cần tác dụng hết với axit clohiđric để cho 2,24 lít khí hiđro (đktc) là: A. 56g B.28g C. 5,6g D. 3,7g Câu 31: Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho 9,8g kẽm tác dụng với 9,8g Axit sunfuaric là: A. 22,4 lít B. 44,8 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít Câu 32: Có 11,2 lít (đktc) khí thoát ra khi cho 56g sắt tác dụng với một lượng axit clohiđric. Số mol axit clohiđric cần thêm tiếp đủ để hoà tan hết lượng sắt là: A. 0,25mol B. 1,00mol C. 0,75mol D. 0,50mol Câu 33: Khử 48g đồng (II) oxit bằng khí hiđro cho 36,48g đồng. Hiệu suất của phản ứng là: A. 90% B. 95% C. 94% D. 85% PHẦN TỰ LUẬN Câu1: Viết công thức phân tử và phân loại các hợp chất có tên gọi sau: Canxi cacbonat Natri nitrat Bạc clorua Đồng (II) sunfat Axit cacbonic Kali hiđrôphôtphat Kẽm phôt phat Axit bromhiđric Natri nitrat Axit phôt phoric Caxi Hiđrôxit Nhôm sunfat Kẽm sunfua Natri đihiđrô phôtphat Đồng (II) hiđrôxit Axit clohiđric Sắt(III) hiđrôxit Magiê clorua Natri sunfit Canxi hiđrôcacbonat Axit nitric Kaliclorat Kalipemanganat Kali clorua Câu 2: Gọi tên và phân loại các hợp chất có công thức sau: Na3PO4 H2CO3 CaSO3 NaNO3 H2SO4 Fe(OH)3 CuS H3PO4 Ca(HCO3)2 H2S Al2(SO4)3 Cu(OH)2 Fe(NO3)3 KHCO3 HBr NaCl SO2 ZnCl2 CuSO4 AgNO3 FeO Ba(OH)2 KHCO3 MgCl2 Câu 3: Cân bằng và xác định các phản ứng sau thuộc phản ứng nào đã học. to 1. Fe2O3 + CO  Fe + CO2 13. CaO + CO2  CaCO3 2. Fe + HCl  FeCl2 + H2 13. 14. CaO + H2O  Ca(OH)2 to 3. H2 + O2  H2O Al + 15.KClO3  KCl + O2 4. H2 + Fe2O3  Fe + H2O 16. Fe + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O to 5. C + H2O  CO + H2 17. Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO2 +H2O 6. Al + CuO  Cu + Al2O3 18. Na + H2O  NaOH + H2 7. Zn + HCl  ZnCl2 + H2 19. K2O + H2O  KOH o t to 8. Al + O2  Al2O3 20. Cu + H2SO4  CuSO4 + SO2 + H2O 9. P O + H O  H PO to 2 5 2 3 4 21. KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 10. Al + Fe O  Fe + Al O 2 3 2 3 22. H2SO4  Al2(SO4)3 + H2 11. C + CO  CO 2 23. Fe + AgNO3  Fe(NO3)2 + Ag 12. Al + O2  Al2O3 Câu 4: Khử hoàn toàn 2,4 g Fe2O3 bằng khí H2 nung nóng a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng ? Trang 3
  4. c. Tính thể tích khí H2 cần dùng ở Đktc ? Câu 5: Cho 6,5 gam kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25 mol axit clohidric . a. Tính thể tích khí hidro thu được đktc? b. Sau phản ứng còn dư chất nào, khối lượng là bao nhiêu gam ? Câu 6: Để điều chế khí Hiđrô người ta cho Al tác dụng với dung dịch axit HCl. a. Viết phương trình phản ứng b. Nếu dùng 5,4 g Al thì thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)? Câu 7: Nung nóng Al2O3 trong khí CO dư, sau phản ứng thấy tạo thành 5,4 gam Al. a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng Al2O3 tham gia phản ứng? c. Tính thể tích khí CO cần dùng? Câu 8: Người ta điều chế được 2,4 g Cu bằng cách dùng khí H2 khử đồng (II) oxit. Tính khối lượng đồng(II) oxit bị khử? Câu 9: Cho 6,5 g Zn vào bình đựng 0,25 mol axit clohiđric. a. Viết PTPƯ b. Tính thể tích khí H2 thu được đktc? c. Sau phản ứng còn dư chất nào, khối lượng bao nhiêu gam? Câu 10: Cần điều chế 33,6 gam Fe bằng cách dùng khí CO để khử Fe3O4 a. Viết PTPƯ b. Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng? c. Tính thể tích khí CO đã dùng.? Câu 11: Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. a. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên? b. Tính thể tích khí cacbonic (ĐKTC) sinh ra trong phản ứng? Câu 13. Người ta điều chế vôi sống (CaO) bằng cách nung đá vôi CaCO3 . Tính lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất. Biết hiệu suất 100%. Câu 14 Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam một kim loại X có hóa trị II bằng dung dịch HCl vừa đủ. Khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc) a. Xác định tên kim loại X? b. Tính thể tích dung dịch HCl 1 M cần dùng cho phản ứng trên? Câu 15. Cho 21,6 gam hỗn hợp kim loại M và M2O3 nung ở nhiệt độ cao, rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại và 6,72 lít khí CO2 (ở đktc) a. Xác định kim loại M và ôxít M2O3 ? biết tỉ lệ số mol của M và M2O3 là 1:1 b. Tìm m? Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam kim loại R (chưa rõ hóa trị ) cần dùng vừa đủ lượng ôxi sinh ra khi phân hủy hàn toàn 94,8 gam KMnO4. Xác định kim loại R? Câu 17. Cho 43,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl sinh ra 15,68 lít khí H2 (ở đktc) a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên ? b. Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H 2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4 gam Fe3O4? Hết DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG DUYỆT CỦA TỔ CM Trang 4