Đề cương Ôn tập môn Hóa học Khối 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 3 trang nhatle22 6911
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Hóa học Khối 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_khoi_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Hóa học Khối 8 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN: HÓA HỌC 8 A. LÝ THUYẾT 1. Nêu khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối? 2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ? 3. Công thức hóa học của đơn chất, hợp chất. 4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức vận dụng qui tắc hóa trị. 5.Thế nào là hiện tượng vật lý? Hiện tượng hóa học? 6.Thế nào là phản ứng hóa học? Bản chất của PƯHH? Dấu hiệu nhận biết hiện tượng và PƯHH xảy ra? Điều kiện để PƯHH xảy ra? 7. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng, biểu thức của định luật bảo toàn khối lượng? 8. Các bước lập phương trình hóa học? Ý nghĩa của PTHH? 9. Khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí? 10. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất. 11. Các công thức chuyển đổi giữa thể tích và lượng chất. 12. Tỷ khối của chất khí. B. BÀI TẬP Dạng bài tập 1: Hóa trị, viết CTHH. Câu 1: Xác định hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử sau: a) Xác định hóa trị của nguyên tố C trong hợp chất sau: CH4, CO, CO2. b) Xác định hóa trị của các nhóm nguyên tử (NO 3); (CO3); (HCO3) trong các công thức sau: Ba(NO3)2, BaCO3, Ba(HCO3)2 Biết H(I), O(II) và Ba(II) Câu 2: Viết CTHH của những hợp chất sau tạo bởi: S(IV) và O(II); N(III) và H(I); Fe(III) và O(II); Ba(II) và (OH) (I); Ca(II) và Cl(I) ; Fe(III) và (SO4)(II), Na(I) và (NO3)(I). Dạng bài tập 2: Định luật bảo toàn khối lượng Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,2g lưu huỳnh trong khí Oxi. Sau phản ứng thu được 6,4g lưu huỳnh đioxit (SO2) a) Lập PTHH phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng Oxi tham gia phản ứng? c) Tính thể tích khí Oxi tham gia phản ứng ở đktc? Dạng bài tập 3: Lập phương trình hóa học Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. a) Al + O2 > Al2O3 b) Na + O2 > Na2O c) Fe(OH)3 > Fe2O3 + H2O d) Fe2O3 + HCl > FeCl3 + H2O e) Fe + HCl > FeCl2 + H2  f) FeO + HCl > FeCl2 + H2O g) Fe2O3 + H2SO4 > Fe2(SO4)3 + H2O
  2. h) NaOH + H2SO4 > Na2SO4 + H2O i) Ba(OH)2 + FeCl3 > BaCl2 + Fe(OH)3  j) BaCl2 + H2SO4 > BaSO4  + HCl Dạng bài tập 4: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Câu 1: Hãy tính : a) Số mol N2 có trong 14g khí N2 23 b) Thể tích của 3.10 phân tử khí SO2 (đktc) c) Khối lượng của 4,48 lít khí CO2 (đktc) d) Số nguyên tử Na có trong 2,3 g Câu 2: Hãy cho biết 4,48 lít khí CO2 (đktc) a) Có bao nhiêu mol CO2? b) Có bao nhiêu phân tử khí CO2? c) Có khối lượng bao nhiêu gam? d) Cần phải lấy bao nhiêu gam khí CO 2 để có số phân tử gấp 2 lần số phân tử có trong 3,2g khí oxi. Dạng bài tập 5: Tính theo công thức hóa học: Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: CaCO 3, CuSO4, SO2, SO3, Fe2O3. Câu 2: Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hiđro là 8. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là 75% C và 25% H. Dạng bài tập 6: Câu hỏi liên hệ thực tế: Câu 1: Tại sao khi leo núi hoặc lên cao người ta thường thấy tức ngực, khó thở? Câu 2: Trong nước biển có 2 thành phần chủ yếu là nước và muối (NaCl). Theo em, người ta đã làm gì để tách muối ra khỏi nước biển? Câu 3: Để một thanh sắt ngoài không khí ẩm. Sau một thời gian thấy thanh sắt bị gỉ sét. Hãy cho biết: a) Khối lượng sắt trong thanh sắt trên có sự biến đổi như thế nào? b) Khối lượng thanh sắt trên có sự biến đổi như thế nào? Câu 4: Tại sao trong các rạp chiếu phim, nhà hát, người ta thường thiết kế cửa sổ ở phía dưới, gần sàn nhà? BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM TRƯỞNG Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Nguyệt
  3. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH GỢI Ý ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2019 -2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC 8 Dạng bài tập 6: Câu hỏi liên hệ thực tế: Câu 1: Càng lên cao không khí càng loãng, thiếu oxi nên cảm thấy khó thở. Câu 2: Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối. Câu 3: a) Khối lượng sắt trong thanh sắt giảm. Do một phần sắt đã tham gia phản ứng với oxi trong không khí. b) Khối lượng thanh sắt tăng. Do một lượng oxi đã phản ứng với sắt tạo oxit Câu 4: Ở những nơi như rạp chiếu phim, rạp hát, khi có đông người thì lượng khí CO2 thở ra lớn hơn bình thường nên thiết kế cửa sổ ở phía dưới gần sàn nhà, mục đích để khí CO2 (nặng hơn không khí nên có nhiều ở sát mặt đất) thoát ra ngoài dễ dàng hơn. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM TRƯỞNG Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Nguyệt