Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 3 trang nhatle22 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_khoi_9_hoc_ki_i_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Giáo dục công dân Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2018 - 2019 MÔN: GDCD 9 (MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI) I. Nội dung: 1. Chí công vô tư 2. Tự chủ 3. Hòa bình, hợp tác và phát triển 4. Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật 5. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc * Yêu cầu: + Bám sát mục tiêu trong mỗi bài học + Vận dụng giải quyết các bài tập cụ thể II. Một số dạng câu hỏi và bài tập cụ thể: Câu 1: Tự chủ là gì? Nêu 4 biểu hiện của tính tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ? Câu 2. Thế nào là chí công vô tư? Nêu 4 biểu hiện chí công vô tư hoặc chưa chí công vô tư. Câu 3: Tôn trọng kỉ luật có làm chúng ta mất tự do không? Nêu ví dụ chứng minh. Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì ? Câu 4: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Câu 5 . Hãy nêu biểu hiện sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật? Bài tập tình huống 1: An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thông đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”. Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An? Bài tập tình huống 2: Anh A.Phủ là người dân tộc. Từ xưa tới nay dân tộc anh vẫn có tập quán đốt rừng làm rẫy. Khi nhà nước có chính sách bảo vệ rừng, anh vẫn đốt rừng làm rẫy. Và anh cho rằng đây là phong tục lâu đời rồi không thể thay đổi. Em có đồng ý với ý kiến của Anh A.Phủ không? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu gặp anh đốt rừng? BGH duyệt Tổ chuyên môn TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Kim Nhàn
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học: 2018 - 2019 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: GDCD 9 (MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI) Câu 1 : - Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực. - Biểu hiện của tính tự chủ: người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình . - Ý nghĩa của tự chủ: tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ. Câu 2: - Chí công vô tư: là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. - HS nêu đúng 4 biểu hiện của chí công vô tư, ví dụ: + Luôn làm việc vì lợi ích chung + Tố cáo, lên án những hành vi tham nhũng + Giải quyết công việc công bằng + Không tham ô của cải, tiền bạc của người khác Câu 3: - Tôn trọng kỉ luật không làm chúng ta mất tự do vì: + Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. + Chúng ta phải thực hiện tốt dân chủ kỉ luật vì thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. - Liên hệ bản thân Câu 4: - Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Câu 5: - Biểu hiện sống có đạo đức: + Chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau + Mua tăm ủng hộ người mù + Ủng hộ đồng bào lũ lụt + Lễ phép với thầy cô giáo - Biểu hiện tôn trọng kỉ luật: + Đi học đúng giờ + Tôn trọng quy định phòng cháy chữa cháy + Mặc đồ bảo hộ khi lao động + Trong lớp chăm chú nghe giảng bài - Biểu hiện tôn trọng pháp luật: + Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy + Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
  3. + Không có hành vi ăn cắp + Không tham gia vào tệ nạn xã hội Bài tập tình huống 1: - Em không đồng ý với ý kiến của An. - Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An). - Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. Bài tập tình huống 2: - Em không đồng ý với ý kiến của anh A.Phủ. - Vì đây là một phong tục lạc hậu, không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Nếu thấy anh A.Phủ đốt rừng, em sẽ ngăn chặn hành vi và việc làm đó của anh. Em sẽ nói với anh về hậu quả của việc phá rừng, giải thích để anh hiểu được đó là phong tục lạc hậu cần xóa bỏ, đồng thời đó còn là việc làm vi phạm pháp luật của nhà nước ta. BGH duyệt Tô chuyên môn TM nhóm CM Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Kim Nhàn