Đề cương Ôn tập môn Địa lý Khối 8 - Học kì I

doc 41 trang nhatle22 6860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Địa lý Khối 8 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_khoi_8_hoc_ki_i.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Địa lý Khối 8 - Học kì I

  1. ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ 8 – KỲ I (THEO BÀI) BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu, là châu lục rộng nhất thế giới (tổng diện tích là 44,4 triệu km2 kể cả biển đảo, chi tính riêng phần đất liền là 41,5 triệu km 2), kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu và châu Phi) và ba đại dương (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương). - Địa hình châu Á gồm nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây, bắc - nam hoặc gần bắc - nam. Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm. - Khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Nhiều khoáng sân quan trọng như dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc, II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Câu 1. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. - Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. - Về kích thước: + Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44' B, điểm cực Nam là 1°16'B. + Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km 2, nếu tính cả diện tích các đạo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km 2; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km. - Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thô rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá. Câu 2. Nêu các đặc điềm của địa hình châu Á. Kể tên một số dãy núi và sơn nguyên chính, mật số đồng bằng lớn của châu Á. 1
  2. - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng. - Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. - Các dãy núi chính: Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai. - Các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây Tạng, Aráp, Iran, Đêcan, - Các đồng bằng lớn: Turan, Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung, Câu 3. Dựa vào hình 1.2 SGK, hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các sông chính trên từng đồng bằng theo mẫu sau: STT Các đồng bằn lớn Các sông chính Trả lời: STT Các đồng bằn lớn Các sông chính 1 Tây Xibia Ôbi, I-ê-nít-xây 2 Hoa Bắc Hoàng Hà 3 Hoa Trung Trường Giang 4 Ấn - Hằng Ấn, Hằng 5 Sông Mê Công Mê Công 6 Lưỡng Hà Ti-grơ và ơ-phrát 2
  3. BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, lãnh thổ rất rộng, lại chịu ảnh hưởng của địa hình (các dãy núi và sơn nguyên cao) đã làm cho châu Á có nhiều đới khí hậu. Trong các đới khí hậu lại có nhiều kiểu khí hậu. Phổ biến nhất vẫn là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. + Kiểu khí hậu gió mùa bao gồm gió mùa nhiệt đới (ở Nam Á và Đông Nam Á); gió mùa. Kiểu khí hậu Các loại gió mùa Phân bố Đặc điểm Gió mùa Nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Có 2 mùa rõ rệt: Cận nhiệt đới Á - Mùa đông: Gió từ Ôn đới Đông Á lục địa thổi ra; Đông Á không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. - Mùa hè: Gió từ đại dương thổi vào lục dịa, thời tiết nóng, ẩm, mưa 3
  4. nhiều. Lục địa - Ôn đới Nội địa và khu vực Mùa đông thời tiết - Cận nhiệt lục địa Tây Nam Á khô và lạnh, mùa hạ thời tiết khô và - Nhiệt dới khô nóng. Lượng mưa ít, từ 200 đến 500 mm, độ ẩm không khí thấp. II. TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1. Kể tên các đới khí hậu châu Á từ bắc xuống nam? Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới? - Từ bắc xuống nam, châu Á có các đới khí hậu sau: + Đới khí hậu cực và cận cực. + Đới khí hậu ôn đới. + Đới khí hậu cận nhiệt. + Đới khí hậu nhiệt đới. + Đới khí hậu Xích đạo. - Khí hậu châu Á chia thành nhiều đới vì lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều từ cực về Xích đạo. Câu 2. Quan sát ba biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 9, SGK, cho biết: Các kiểu khí hậu tương ứng với từng biểu đồ. Nêu đặc điểm của các kiểu khí hậu - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Yangun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cùa Ẻriát thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô. - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Ưlan Bato thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa. - Đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ quanh năm cao, có hai lần nhiệt độ lên cao; mưa lớn, mưa quanh năm nhưng có sự phân . - Đặc điểm của kiểu khí hậu nhiệt đới khô: Nhiệt độ quanh năm cao; lượng mưa rất ít, có 4
  5. thời kì khô hạn kéo dài. - Đặc điểm của kiểu khí hậu ôn đới lục địa: Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nhiều tháng dưới 0°C; mưa rất ít và mưa theo mùa. Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Yếu tố Nhiệt độ (0C) 3,2 4,1 8,0 13, 18, 23, 27, 27, 22, 17,4 11,3 5,8 5 8 1 1 0 8 Lượng mưa 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37 (mm) - Vẽ biểu đồ nhiệt dô và lượng mưa cùa Thượng Hải (Trung Quốc). - Cho biết dịa diểtn này thuộc kiểu khi hậu nào? Cách nhận biết? Trả lời: - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Thượng Hải (Trung Quốc) 5
  6. BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đặc điểm sông ngòi - Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. - Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp. + Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn. + Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. + Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn. 2. Các đới cảnh quan Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: Rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm. Ngày nay, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đều bị con người khai phá, biến thành đồng ruộng, khu dân cư và khu công nghiệp. Vì vậy bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách. 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên - Thuận lợi Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng: Tài nguyên khoáng sản (than, dầu mỏ, khí đốt, ), tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật, nguồn năng lượng dồi dào. - Khó khăn Núi cao, hoang mạc, những vùng lạnh giá, cản trở sự giao lưu, sản xuất nông nghiệp; Các thiên tai: Động đất, núi lửa, gây thiệt hại lớn cho người và của. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Kể tên các sông lớn ở Bắc Á, hướng, chế độ nước và giải thích chế độ nước của sông. - Các sông lớn ở Bắc Á: Ôbi, Iênítxây, Lêna. - Hướng từ nam lên bắc. - Chế độ nước: Sông đóng băng về mùa đông, lũ về mùa xuân. - Nguyên nhân: Đây là vùng khí hậu lạnh, về mùa đông nhiệt độ hạ thấp, sông bị đóng băng kéo dài. Đến mùa xuân, khi nhiệt độ tăng, băng tan, mực nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn. 2. Hãy lập bảng so sánh sông ngòi của các khu lực châu Á theo mẫu sau: Khu Các sông lớn Đặc điểm Giá trị kinh tế vực Á Đông Amua, Hoàng Có nhiều sông Giao thông, Hà, Trường Giang lớn, sông nhiều nước, lũ thuỷ điện, cung cấp Đông Mê Công vào cuối hạ đầu thu, mùa nước cho đời sống, sản 6
  7. Nam cạn vào cuối đông đầu xuất, du lịch, đánh bắt Nam Á Sông Ấn, sông xuân. nuôi trồng thuỷ sản. Hằng Tây Tigrơ,ơphrát Nguồn cung cấp nước Nam Á là tuyết và băng từ núi cao Trung Xưa xuống, càng về hạ lưu Á Đaria, Amu Đaria nước càng giảm.* 3. Dựa vào hình 3-1 SGK, cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ đông sang tây theo vĩ tuyến 40oB và giải thích nguyên nhân. - Từ đông sang tây dọc theo vĩ tuyến 40°B, các cảnh quan lần lượt là: Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, núi cao, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải. - Nguyên nhân: Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp. + Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên. + Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc. + Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao. + Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải. 4. Dựa vào hình 2.1 và 3-1, hãy cho biết: - Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80oĐ. - Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục đia khô hạn. Trả lời: - Dọc theo kinh tuyến 80°Đ từ bắc xuống nam có các đới cảnh quan: Tài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao, xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm. - Cảnh quan ở khu vực khí hậu gió mùa: Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm. - Cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: Hoang mạc và bán hoang mạc, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải, xa van và cây bụi, cảnh quan núi cao. 7
  8. BÀI 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á Câu 1. Dựa vào bình 4.1 và 4.2 dể hoàn thành bảng theo mẫu sau: Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao đến áp thấp Đông Đông Á Đông Nam Á Nam Á Đông Á Hạ Đông Nam A Nam Á Trả lời: Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao đến áp thấp Đông Đông Á Tây bắc Từ cao áp Xibia Đông Nam Á Bắc hoặc đông bắc đến áp thấp Alêút Đông bắc Từ cao áp Xibia Nam Á Đông nam đến áp thấp Đông Á Xích đạo - Ôxtrâylia Từ cao áp Xibia đến áp thấp Xích đạo Áp cao Haoai đến áp thấp Iran Hạ Đông Nam A Tây nam và nam Áp cao Ôxtrâylia Nam Á Tây nam đến áp thấp Iran Áp cao Nam Ấn Độ Dương đến 8
  9. áp thấp Iran Câu 2. Tại sao vào mùa đông ở châu Á, gió lại thổi từ lục địa ra biển, vào mùa hạ gió lại thổi từ biển vào lục địa? Do khả năng hấp thụ nhiệt và toả nhiệt không giống nhau giữa lục địa và đại dương, sự nóng và hoá lạnh thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, lục địa châu Á nhận được lượng nhiệt mặt trời ít hơn, nhiệt độ hạ thấp khu vực áp cao Xibia, nhưng ở bán cầu Nam do ngả nhiều về phía mặt trời nên nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều hơn, hình thành áp thấp Xích đạo - Ôxtrâylia và ở Thái Bình Dương có áp thâp Alêút. Vì vậy gió từ áp cao chịu lực hút của áp thấp nên có gió từ lục địa thổi ra biển. Đến mùa hạ, Bắc bán cầu ngả nhiều về phía mặt trời, nên lục địa Á - Âu lại nhận được nhiều nhiệt vì vậy lại hình thành các khu vực áp thấp, hút gió từ các khu vực áp cao nên gió thổi từ biển vào đất liền 9
  10. BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Năm 2002, dân số châu Á là 3766 triệu người (chưa tính số dân của Liên bang Nga). - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vẫn còn cao (1,3% năm 2002). - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là chủng tộc Môngôlôit và Ơrôpêôít. Có sự hoà huyết giữa các chủng tộc và các dân tộc trong mỗi quốc gia. - Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có số tín đồ lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki Tô giáo, An Độ giáo. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ tăng tự Châu lục Năm nhiên (%) năm 2002 1950 2000 2002 Châu Á 1402 3683 3766 1,3 Châu Âu 547 729 72g(2) -0,1 Châu Đại Dương 13 30,4 32 1,0 Châu Mĩ 339 829 850 1,4 Châu Phi 221 784 839 2,4 Toàn thế giới 2522 6055,4 6215 1,3 (1) Chưa tính dân số của LB Nga. (2) Kể cả số dân của LB Nga thuộc châu Á. (3) Bắc Mĩ có tỉ lệ tăng tự nhiên là 0,6%. - Nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu khác và so với thế giới. - Giải thích tại sao châu Á đông dân. 10
  11. Trả lời: - Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thế giới, sau châu Phi và châu Mĩ. - Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến. 2. Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở khu vực nào? So sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu. - Dân cư châu Á gồm chủng tộc Môngôlôít và Ơrôpêôít. - Sự phân bố: + Chủng tộc Môngôlôít sống chủ yếu ở Bắc Á và Đông Á + Chủng tộc Ơrôpêôít sống chủ yếu ở Tây Nam Á và Nam Á. + Ở Đông Nam Á có chủng tộc Môngôlôít sống đan xen với chủng tộc Ôxtralôít. - So với châu Âu, ở châu Á các chủng tộc đa dạng hơn, ở châu Âu chủ yếu là chủng tộc Ơrôpêôít. Tuy nhiên ở châu Á hay châu Âu, các chủng tộc đều sống bình đẳng giữa các quốc gia và các dân tộc. 3. Cho bảng số liệu sau: SỐ DÂN CHÂU Á QUA CÁC NĂM Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Số dân (triệu 600 880 1402 2100 3110 3766 người) Chưa tính số dân LB Nga. Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á. Trả lời: 11
  12. - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ dân số châu Á từ năm 1800 đến năm 2002 - Nhận xét: Dân số châu Á tăng rất nhanh, càng về sau càng tăng nhanh. 12
  13. BÀI 6: TẬP THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á Câu 1. Dựa vào bình 6.1 và kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau: STT Mật độ dân số Nơi phân bố Giải thích Trả lời STT Mật độ dân số Nơi phân bố Giải thích 1 Dưới 1 người/ km2 Bắc Á, Trung Á, Tây Là những khu vực khí hậu Nam Á khắc nghiệt, lạnh giá, khô hạn, điều kiện sản xuất khó khăn; núi cao, hoang mạc, đầm lầy. 2 Từ 1 đến 50 người/km2 Mông Cổ, phía nam của Điều kiện sản xuất còn Liên bang Nga, một số nhiều khó khăn, khí hậu nước Tây Nam Á như tương đối khắc nghiệt. Iran, Thổ Nhĩ Kì, một số nước Đông Nam Á như Mianma, Lào, 3 Từ 51 đến 100 Các cao nguyên Ấn Độ, Các cao nguyên thấp, các người/km2 một số khu vực vùng đối tượng đối thuận của Inđônêxia, Mã Lai, lợi cho sản xuất 4 Trên 100 người/km2 Rìa phía đông Là những đồng bằng rộng, Trung Quốc, ven biến Ấn đất đai màu mỡ, có khí Độ Dương, một số nước hậu nhiệt đới và ôn đới Đông Nam Á như Việt hải dương. Nam, Inđônêxia, Philippin, Nhật Bản. Câu 2. Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu lực nào? Vì sao lại phân bố ở đó. Trả lời: Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các vùng ven biển, đây là những nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn đới hải dương hoặc khí hậu nhiệt đới ẩm. 13
  14. BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới. - Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất ở châu Á? Vì Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh. 2. Dựa vào bảng 7.2, cho biết tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các nước thu nhập thấp ở chỗ nào? Cho ví dụ. Những nước có tỉ trọng nông nghiệp cao trong cơ cấu GDP đều có bình quân GDP/người thấp và mức thu nhập chỉ ở mức trung bình dưới trở xuống. Ví dụ Lào, Việt Nam, Ưdơbêkixtan. Những nước có tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp và tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì có GDP/người cao, mức thu nhập cao. Ví dụ Nhật Bản, Côoét. 3. Dựa vào hình 7.1 SGK trang 24, hãy hoàn thành bảng sau: Nhóm Các nước và vũng lãnh thổ Nhóm các nước thu nhập thấp Nhóm các nước thu nhập trung bình dưới Nhóm các nước thu nhập trung bình trên Nhóm các nước thu nhập cao Trả lời: Nhóm Các nước và vũng lãnh thổ Nhóm các nước thu nhập Ấn Độ, Pakixtan, Ápganixtan, Tátgikixtan, thấp Udơbêkixtan, Cưrơgixtan, Nêpan, Butan, Bănglađét, Mông cổ, Mianma, Lào, Việt Nam, Campuchia, 14
  15. Inđônêxia, Yêmen, Triều Tiên Nhóm các nước thu nhập Trung Quốc, LB Nga (phần lãnh thố châu Á), trung bình dưới Philippin, Xrilanca, Iran, Xiri, Irắc Nhóm các nước thu nhập Arập Xêút, Ô Man, Thổ Nhĩ Kì, Ácmênia, Malaixia trung bình trên Nhóm các nước thu nhập Nhật Bản, Đài Loan, Cata, Côoét, Ixraen, Brunây cao 4. Vẽ biểu đồ cột để so sánh mức thu nhập bình quân dầu người của các nước Côoét, Hàn Quốc VCI Lcio dựa vào bảng số tiện sau. Cho nhận xét. Nước Mức thu nhập/ người (usd) Côoét 19.040 Hàn Quốc 8861 Lào 317 Trả lời: - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ mức thu nhập bình quân theo đầu người của một số nước - Nhận xét: Mức thu nhập GDP/người rất chênh lệch giữa các nước. Côoét có thu nhập gấp hơn 60 lần Lào, gấp 2,15 lần Hàn Quốc; Hàn Quốc có mức thu nhập gấp gần 28 lần Lào. 15
  16. BÀI 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Các nước Châu Á ngày nay đã đạt được một số thành tựu trong kinh tế — xã hội. - Trong nông nghiệp: Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo, 39% sản lượng lúa mì thế giới. Nhiều nước tự túc được lương thực và có nhiều sản phẩm xuất khẩu. - Trong công nghiệp: Nhiều ngành công nghiệp có vị trí quyết định đối với nhiều nước, góp phần cung cấp công cụ, phương tiện giao thông, các sản phẩm tiêu dùng; không những đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra mặt hàng xuất khẩu. - Trong dịch vụ: Nhiều nước dịch vụ phát triển cao và đã đóng góp tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. - Đời sống của nhân dân châu Á đang được nâng lên rõ rệt. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Dựa vào bình 8.1 SGK, cho biết: - Các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu nào? Giải thích. - Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa có nhũng loại cây trồng, vật nuôi nào là phổ biến nhất? Giải thích. Trả lời: - Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: + Các loại cây trồng chủ yếu là lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, cao su, dừa, cà phê. + Vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò. - Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa: + Cây trồng chủ yếu là lúa mì, bông, chà là. + Vật nuôi là cừu - Giải thích: + Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các đồng bằng, có khí hậu ôn đới gió mùa, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. + Khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa chủ yếu là các cao nguyên, sơn nguyên, có khí hậu lục địa khô. 2. Dựa vào bảng 7.2, cho biết: Mối quan hệ giũa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP/đầu người của các nước. Các nước có tỉ trọng dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cao. Trái lại, ở các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì GDP/đầu người cũng thấp. 3. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau: 16
  17. Ngành kinh tế Nhóm nước Tên các nước và vùng lãnh thố Nông nghiệp Công nghiệp Trả lời: Ngành kinh tế Nhóm nước Tên các nước và vùng lãnh thố Nông nghiệp Các nước đông dân, sản xuất đủ Trung Quốc, Ấn Độ lương thực Thái Lan, Việt Nam Công Các nước xuất khẩu nhiều gạo nghiệp Công nghiệp Cường quốc công nghiệp Nhật Bản Các nước và vùng lãnh thổ công Đài Loan, Hàn Quốc nghiệp mới 4. Thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á. Trả lời - Châu Á chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo toàn thế giới. - Hai nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã tự giải quyết được lương thực và một phần xuất khẩu. - Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới. 17
  18. BÀI 9: KHU VỰC TÂY NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Tây Nam Á có một vị trí rất chiến lược: Nằm ở ngã ba của ba châu lục (Á, Âu, Phi), tiếp giáp với nhiều vịnh biển (biển Caxpi, biến Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ, vịnh Pecxích). - Địa hình có nhiều núi và cao nguyên. - Là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, tập trung ở nhiều nước (Arập Xêút, Iran, Irắc, Côoét) là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. - Dân cư châu Á phần lớn là người Ảrập, theo đạo Hồi. Phân bố chủ yếu ở ven biển, các thung lũng có mưa, - Là cái nôi của nền văn minh Cô đại. - Là khu vực mà tình hình kinh tế, chính trị đang diễn ra rất phức tạp. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á. - Tây Nam Á nằm án ngữ đường biển từ biển Đen ra Địa Trung Hải. - Án ngữ đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á qua kênh Xuyê và biến Đỏ. 2. Tại sao Tây Nam Á nằm sát biển nhưng lại có khí hậu khô hạn và nóng. Vì Tây Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới lục địa khô, nhiệt độ quanh năm cao, độ bốc hơi rất lớn nhưng lượng mưa trong năm lại rất ít. 3. Hãy hoàn thành bảng sau: Yếu tố tự nhiên Đặc điểm Địa hình Khí hậu Sông ngòi Sinh vật Khoáng sản Trả lời: Yếu tố tự nhiên Đặc điểm Địa hình Núi và cao nguyên, các hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn. Đồng bằng của sông Tigrơ và Aphrát Khí hậu Nhiệt đới lục địa khô Sông ngòi Kém phát triển, sông ngắn và ít nước 18
  19. Sinh vật Thảo nguyên khô Khoáng sản Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn 4. Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó. Trả lời: - Tây Nam Á có thể trồng lúa mì, bông, trồng chà là, chăn nuôi cừu ở các cao nguyên do khí hậu khô hạn. - Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển vì đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn. - Phát triển dịch vụ: Giao thông, du lịch do vị trí địa lí nằm thông thương giữa hai đại dương lớn qua biển Đỏ và Địa Trung Hải. 19
  20. BÀI 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nằm ở Nam Á, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. + Địa hình chia làm ba miền: Phía Bắc là dãy Himalaya, phía Nam là sơn nguyên Đêcan, ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn. + Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Gió Tây Nam có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. + Nam Á có nhiều sông lớn như: Sông An, sông Hằng, + Nam Á có nhiều cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu như thế nào? Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa. - Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít. - Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn. - Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít. 2. Tại sao nói: "sản xuất nông nghiệp ở Nam Á phụ thuộc vào gió Tây Nam". - Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên, nhân dân trong vùng đã làm gì? Trả lời: - Gió Tây Nam là gió thổi từ biển vào mang theo mưa lớn, vì vậy gió Tây Nam đến sớm hay đến muộn có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của vùng. - Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên, nhân dân trong vùng đã xây dựng công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước, xây dựng kênh mương và đào giếng. 3. Tại sao hoang mạc Tha lại ăn sát ra tận biển. Vì vùng này vào mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió tây và tây bắc từ sơn nguyên Iran thổi tới nên khô và nóng, lượng mưa không đáng kể đã hình thành hoang mạc Tha ăn sát ra biển. 20
  21. BÀI 11: DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nam Á là khu vực tập trung dân cư đông nhất thế giới, trong đó Ấn Độ có dân số hơn 1 tỉ người. Dân cư Nam Á chủ yếu là theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo, đạo Xích và Phật giáo. Tôn giáo có vai trò rất lớn đối với đời sống kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực này. - Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển. + Khu vực Nam Á trước kia mang tên chung là Ấn Độ, thuộc địa của đế quốc Anh. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển, đế quốc Anh buộc phải trao trả độc lập cho vùng đất đai rộng lớn và giàu có này. Nhưng trước đó nhằm thực hiện âm mưu thâm độc chia để trị của chủ nghĩa đế quốc, chúng đã chia khu vực này thành nhiều nước để chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các dân tộc và các tôn giáo. Năm 1947, các nước Nam Á giành được độc lập và xây dựng nền kinh tế tự chủ của mình. Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (từ 1763 - 1947), lại luôn có những mâu thuẫn xung đột xảy ra giữa các dân tộc, sắc tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị trong khu vực thiếu ổn định. Đây là những trở ngại lớn đối với sự phát triển nền kinh tế vốn đã nghèo nàn, lạc hậu của các nước Nam Á. - Ấn Độ là nước lớn nhất, đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất khu vực: + Công nghiệp Ấn Độ có nhiều ngành đạt trình độ cao, sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới. + Nông nghiệp đã đạt được những thành tựu lớn, nhờ cuộc “cách mạng xanh” “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết được nạn đói triền miên xưa kia. Cuộc cách mạng xanh tiến hành trong ngành trồng trọt đã làm tăng sản lượng lương thực của Ấn Độ. Cuộc cách mạng trắng tập trung vào ngành chăn nuôi làm tăng sản lượng sữa, món ăn ưa thích của người Ấn Độ vốn thường kiêng ăn thịt bò. Không những cung cấp đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, Ấn Độ còn dư thừa để xuất khẩu. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Quan sát hình sau: (các bạn xem hình trong SGK) Em có nhận xét gì rề sự phân bố dân cư ở Nam Á? - Dân cư ở khu vực Nam Á tập trung đông đúc ở: Khu vực đồng bằng sông Hằng, dọc theo sông Ấn, khu vực ven biển vịnh Bengan và Ả Rập, phía nam và tây quần đảo Xri Lanca. Dân cư còn tập trung đông ở các thành phố Niuđêli, Cancônta, Mumbai (Ấn Độ), Carasi (Pakixtan); các đô thị này có số dân đông, trên 8 triệu người. - Dân cư thưa thớt ở: Sơn nguyên Pakixtan, vùng hoang mạc Tha, núi cao Himalaya, sơn nguyên Đêcan. 2. Hãy giải thích tại sao khu rực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều - Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Khu vực đồng bằng sông Hằng, sông Ấn và các đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí 21
  22. hậu thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại các khu vực sơn nguyên, miền núi và hoang mạc khí hậu khô khan, đất đai để sản xuất hạn chế, địa hình đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt. - Do các điều kiện về kinh tế - xã hội: Dân cư thường tập trung đông đúc ở các khu vực có sự tiện lợi về giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật, ở các cảng biển, đô thị và các trung tâm công nghiệp. - Do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ: Đồng bằng sông Hằng và Đồng bằng sông An có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời, đây là một trong những cái nôi văn minh cổ của thế giới. 3. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào? - Sự phát triển của các ngành nông nghiệp ở Ấn Độ: Sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển, với cuộc cách mạng xanh và trắng Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Phương tiện sản xuất được đổi mới, khâu làm đất sử dụng máy nông nghiệp, các công trình thủy lợi được xây dựng (hồ chứa nước, đào giếng), sử dụng phân bón, sử dụng giống mới, - Sự phát triển của các ngành công nghiệp ở Ấn Độ: Sau khi giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, Các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt, vốn đã nổi tiếng từ lâu đời với hai trung tâm chính là Côncata và Mumbai. Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ công nghệ cao, tinh vi, chính xác như điện tử, máy tính, Ngày nay, sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Dịch vụ: Các ngành dịch vụ đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. 4. Dựa vào hình vẽ sau hãy kể tên các nước ở Nam Á, theo thứ tự từ diện tích lớn nhất đến nhỏ nhất. Các bạn xem hình trong SGK Trả lời: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét, Nêpan, Xrilanca, Butan. 5. Cho bảng số liệu sau: Các ngành kinh tế Tỉ trọng cơ cấu GDP Năm 1995 1999 2001 Nông-lâm-thủy sản 28,4 27,7 25,0 Công nghiệp-xây dựng 27,1 26,3 27,0 Dịch vụ 44,5 46,0 48,0 22
  23. a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995- 1999- 2001. b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Trả lời: a) Biểu đồ: Biểu đồ tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995 - 1999 - 2001 (%) b) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. - Từ năm 1995 đến 2001 cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có sự chuyển dịch. - Tỉ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 28,4% năm 1995 xuống 25% năm 2001. - Tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng có sự biến động nhưng hầu như không đáng kể. - Tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 44,5% năm 1995 lên 48% năm 2001. - Kinh tế Ấn Độ đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 23
  24. BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC ĐÔNG Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khu vực Đông Á, về mặt địa lí tự nhiên không phải là khu vực rộng nhất, mà bao gồm hai bộ phận khác nhau đó là phần đất liền và phần hải đảo. Phần đất liền lại gồm hai khu vực, khu vực phía đông là vùng núi trung bình, núi thấp và đồng bằng; khu vực phía tây có núi và sơn nguyên cao hùng vĩ. Do nằm trong hai bộ phận tự nhiên khác nhau, nên đặc điểm tự nhiên của Đông Á khá phức tạp, không theo những quy luật chung của một khu vực thống nhất. Đó là điểm cần chú ý để không bị sai lệch khi muốn khái quát hóa đặc điểm chung toàn khu vực. 2. Sự khác nhau về chế độ nước của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang. Hoàng Hà và Trường Giang là hai sông lớn của Đông Á nằm gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Hai sông có những điểm giống nhau là cùng bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, cùng chảy về phía đông theo phương vĩ tuyến và đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương, song về chế độ nước hai sông lại khác nhau. Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: Thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thề gấp 88 lần, vì thế ở hạ lưu thường xảy ra lũ lớn, sông đổi dòng gây tai họa khủng khiếp cho con người. Trái lại, Trường Giang có thể tương đối điều hòa. Nguyên nhân là do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh lệch nhau chưa đến 3 lần. Bởi vậy, về chế độ nước, có người đã so sánh: “Trường Giang tựa như một cô gái dịu hiền, còn Hoàng Hà như một bà già cay nghiệt”. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Em hãy dựa rào hình sau dây VCI kiến thức đã học: Các bạn xem hình trong SGK a) Hãy cho biết khu vực Đông Á bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nào? Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào? Lãnh thổ Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Đài Loan. Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển: Biển Nhật Bản, Biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Thái Bình Dương. b) Nêu những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á. Địa hình phần đất liền Địa hình phần hải đảo - Phần đất liền chiếm tới 83,7% diện - Nằm trong "vòng đai lửa Thái tích lãnh thổ. Bình Dương". - Ở đây có các hệ thống núi, sơn - Đây là miền núi trẻ thường có động đất nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa và núi lửa hoạt động gây tai họa cho 24
  25. rộng phân bố ở nửa phía tây Trung nhân dân. Quốc, nhiều núi có băng hà bao phủ quanh năm. - Các vùng đồi, núi thấp xen các - Ở Nhật Bản có các núi cao, phần lớn là đồng bằng rộng và bằng phẳng, phân bố núi lửa. ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. - Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn. 2. Những điểm giống và khác nhau giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang. a) Giống nhau: - Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển. - Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. - Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ. - Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. b) Khác nhau: - Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đổ nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung. - Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân. 3. Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Diều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào? Nửa phía đông, phần đất liền và hải đảo Nửa phía tây phần đất liền Khí hậu Trong một năm có hai mùa gió khác nhau: Do vị trí nằm sâu trong - Về mùa đông có gió mùa tây bắc, lục địa nên gió mùa từ thời tiết khô và lạnh. biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm Riêng Nhật Bản, gió tây bắc đi qua khô hạn. biển nên vẫn có mưa - Về mùa hạ có gió mùa đông nam Cảnh từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và Cảnh quan Cảnh quan quan mưa nhiều. rừng là chủ yếu, ngày Cảnh quan rừng là chủ yếu, ngày nay phần lớn rừng đã bị nay phần lớn rừng đã bị con người con người khai thác, diện khai thác, diện tích rừng còn lại rất ít. tích rừng còn lại rất ít. 25
  26. BÀI 13: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Sự phát triển của các nước Đông Á ngày nay là một hiện tượng đáng được lưu ý. Cần phải nói rằng các nước Đông Á trước đây đều là những nước phong kiến lạc hậu. Nhờ cuộc cải cách của Minh Trị, Nhật Bản đã thoát khỏi sự ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tranh thủ được những thành tựu khoa học - kỹ thuật của các nước phương Tây, nhờ đó Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng trở thành nước tư bản phát triển đầu tiên của châu Á. - Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhận được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, lại có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động, Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới. - Hàn Quốc, Đài Loan cũng sớm có chính sách phát triển thích hợp, đạt được những thành tựu kì diệu, trở thành những nền công nghiệp mới, những “con hổ” hay “con rồng” của châu Á. Gần đây, Trung Quốc đã vươn lên rất nhanh với những triển vọng đầy hứa hẹn. - Đường lối, chính sách phát triển của mỗi nước là những vấn đề rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Em hãy nêu tên các nước, rùng lãnh thổ thuộc Đông Á và vai trò của các nước, vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới. Trả lời: Các nước và vùng lãnh thổ Đông Vai trò trong nền kinh tế thế giới Á Nhật Bản Là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới. Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: Chế tạo ô tô, tàu biển, các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp, Trung Quốc Là nước đông dân nhất thế giới, những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới: Lương thực, than, điện năng. Các nước và vùng lãnh thổ Đông Á Vai trò trong nền kinh tế thế giới Hàn Quốc Là nước công nghiệp mới. Đài Loan Là nước công nghiệp mới. Triều Tiên Là nước kinh tế đang phát triển, nhưng trong quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn. 2. Dựa rào bảng số liệu sau: DÂN SỐ CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG Á VÀ THẾ GIỚI, NĂM 26
  27. 2002 (triệu người) Châu Á Trung Nhật Bản CHDCN Hàn Quốc Đài Loan Quốc Triều Tiên 3766 1288 127,4 23,2 48,4 22,5 - Tính số dân của Đông Á năm 2002. - Tính tỉ lệ dân số Trung Quốc so với dân số châu Á và khu vực Đông Á. Trả lời: - Số dân của khu vực Đông Á là: 1509,5 triệu người. - Tỉ lệ dân số của Trung Quốc so với số dân của Đông Á là: 85,3%. - Tỉ lệ dân số của Trung Quốc so với số dân của châu Á là: 34% (không kế Liên bang Nga). 3. Dựa lào bảng số liệu sau: XUẤT, NHẬP KHẨU CỬA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG Á NĂM 2001 (tỉ USD) Quốc gia Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Xuất khẩu 403,5 266,6 150,4 Nhập khẩu 349,1 243,5 141,1 a) Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á trên năm 2001. b) Nhận xét về tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á Trả lời: a) Biểu đồ: Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á năm 2001 27
  28. b) Nhận xét: - Trong ba quốc gia trên Nhật Bản là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất, nước có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất là Hàn Quốc. - Cả ba quốc gia trên đều là nước có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu (xuất siêu). Nước có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản. 4. Em hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới. Trả lời: Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản: - Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển. - Công nghiệp điện tử: Chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh, Năm 1990 1999 2002 2003 2005 Dân số Triệu người 1143,3 1257,9 1284,5 1292,2 1307,6 Ngoại thương Triệu đô la Mĩ Xuất khẩu 62091 194931 325600 438230 761950 Nhập khẩu 53345 165699 295170 412760 659950 Cán cân thương 8746 29232 30430 25470 102000 mại Sản lượng Nghìn tấn Nông nghiệp Thóc 189331 198487 174540 160660 180590 Lúa mì 98229 113880 121310 115830 139370 Ngô 96819 128086 90290 86490 97450 Mía 57620 74703 90107 90235 86638 Khai khoáng Dầu thô 138310 160000 167000 169600 180840 Quặng sắt 62380 125392 170846 213667 Than (Triệu 1080 1045 1455 1722 2190 tấn) Công nghiệp chế biến Xi măng 209710 573000 725000 862080 1064000 28
  29. Thép thô 66350 124260 182370 222340 352390 Phân lân 4114 6361 8010 9781 Phân đạm 14636 24720 28085 28145 Năng lượng Khí thiên nhiên 15 25 33 35 50 (Tỷ m3) Điện (Tỷ kwh) 621 1239 1654 1911 2475 29
  30. BÀI 14: GIẢI BÀI TẬP ĐÔNG NAM Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Vị trí địa lí, lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á và ý nghĩa của chúng. + Khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận như một "cầu nối" giữa châu Á với châu Đại Dương một phần do nhìn trên bản đồ thế giới phần bán đảo kéo dài của Malaixia, Xingapo với các hải đảo của Inđônêxia, của Niu Ghinê tới Ôxtrâylia tạo nên hình tượng của cây cầu không liền mạch giữa hai châu lục này; mặt khác, nhiều tuyến đường thủy, hàng không nối giữa các châu lục, đại dương đi qua đây. + Xác định các điểm cực của khu vực Đông Nam Á: Điểm cực Bắc lấy địa điểm tận cùng về phía Bắc của Mianma, trên biên giới của nước này với Trung Quốc, vĩ tuyến 28,5° Bắc. Điểm cực Tây lấy địa điểm tận cùng phía tây cũng của Mianma, gần bờ biển vịnh Bengan, trên biên giới với Bãnglađet, kinh tuyến 92° Đông. Điểm cực Nam lấy điểm lui về phía Nam của phần tây đảo Timo, thuộc Inđônêxia, vĩ tuyến 10,5° Nam. + Điểm cực Đông lấy biên giới của Inđônêxia trên đảo Irian (còn có tên Niu Ghinê). Đây là đảo lớn thứ nhì trên thế giới (cùng với các đảo ven bờ rộng 413.000 km2) sau đảo Grơnlen, nằm ở phía bắc lục địa Ôxtrâylia, phần tây của đảo thuộc Inđônêxia, kéo dài đến kinh tuyến 140° Đông; phần đông của đảo thuộc nước Papua Niu Ghinê. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Quan sát hình: (xem hình SGK) a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á. b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này. Trả lời: a) Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần: - Phần đất liền: + Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. + Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc - nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông - tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San. + Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. + Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông. - Phần hải đảo: 30
  31. + Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin. b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này. - Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam, Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới. - Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc. 2. Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa dông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy? Đặc điểm gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông: - Đặc điểm của gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. - Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xiabia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. - Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của. Khác nhau: - Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau: Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo. 3. Hãy cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. cửa sông thuộc địa phận nước nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa. - Sông Mê Công chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. - Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam. - Chế độ nước sông thay đổi theo mùa vì: Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ mưa theo mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa. 4. Vì sao rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á? Vì: Sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kể. 5. Hãy phân biệt đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan giữa bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai. Đặc điểm Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai Địa hình Chủ yếu núi, cao nguyên, hướng Chủ yếu núi, hướng Đ-T; 31
  32. núi B-N, TB-ĐN. Bị chia xẻ ĐB-TN; núi lửa. Đồng bằng mạnh bởi các thung lũng sông. ven biển nhỏ hẹp. Đồng bằng châu thổ, ven biển. Khí hậu Nhiệt đới gió mùa. Bão. Xích đạo và nhiệt đới gió mùa. Sông ngòi Năm sông lớn, bắt nguồn từ vùng Sông ngắn, đa số có chế độ núi phía bắc, chảy theo hướng nước điều hòa do mưa quanh bắc-nam, mưa cung cấp nước nên năm. chế độ nước theo mùa mưa. Cảnh quan Rừng nhiệt đới, rừng thưa rụng lá Rừng rậm nhiệt đới. vào mùa khô, xa van. 32
  33. BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Những nét chung và riêng trong sản xuất, sinh hoạt của người dân Đông Nam Á. - Nét chung: + Cư dân Đông Nam Á biết trồng lúa nước từ lâu đời, bên cạnh đó có nghề rừng và nghề biển hỗ trợ cho việc ổn định cuộc sống. Mưa nắng, sông nước là hai yếu tố chủ đạo cho hoạt động trồng lúa nước nên trong thần thoại, cố tích, trò chơi dân gian, lễ hội thường thấy xuất hiện những yếu tố này như hội đua thuyền, hội đắp núi cát, chơi thả diều, chơi rồng rắn Người Inđônêxia và người Việt Nam cùng có trống đồng; người Philippin và người Việt Nam cùng có điệu múa sạp với những thanh tre, bương, nứa; người Tây Nguyên có nhiều nét điêu khắc, điệu dân ca, điệu múa dân tộc và truyền thuyết giống ở nhiều dân tộc của Malaixia, Inđônêxia; người Thái ở miền Bắc Việt Nam có nhiều làn điệu dân ca gần với người Lào, người Thái Lan. + Bên cạnh lúa nước là cây lương thực chính, các nước còn trồng lúa nương (trên đồi, ruộng bậc thang), khoai, sắn; chăn nuôi ít phát triển do thói quen ăn uống của người dân không có nhu cầu cao về thịt, sữa. + Người nông dân chủ yếu sống trong các làng mạc núp dưới bóng tre hoặc dừa và tạo thành những cộng đồng gắn bó với nhau. - Nét riêng: + Tính cách, tập quán, văn hoá từng dân tộc không trộn lẫn với nhau: Cùng là cồng chiêng bằng đồng nhưng người Mường, người Bana, E Đê, Xtiêng và người Malaixia, người Inđônêxia, có cách đánh và múa không giống nhau. Từ tre, trúc người Tây Nguyên của Việt Nam tạo nên đàn K’rôngput, đàn Tơrưng, trong khi người Thái, người Lào, người Philippin lại làm ra cây sáo với các giai điệu, âm sắc khác nhau. 2. Sự đa dạng trong tôn giáo, tín ngưỡng - Ấn Độ giáo và Phật giáo theo chân các thương gia Ấn Độ, tu sĩ Bà La Môn và các nhà sư xâm nhập vào các quốc gia cổ đại Đông Nam Á ngay từ đầu Công nguyên và hoà nhập với những tín ngưỡng và tập tục của người địa phương để dần trở thành nền văn hoá Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo rất khác biệt ở từng quốc gia và khác với chính những tôn giáo gốc ở Ấn Độ. Nhờ vào ảnh hưởng của các tôn giáo đến từ Ấn Độ mà Đông Nam Á đã xây dựng những kỳ quan kiến trúc và nghệ thuật như Ăngco (Campuchia), Bôrôbuđua (Inđônêxia), tháp Chămpa (Lào) Ngày nay ảnh hưởng của Ấn. Độ giáo trong đời sống thường ngày của người dân Đông Nam Á không còn sâu sắc như trước kia. II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Dựa vào hình 6.1 SGK và kiến thức đã học nhận xét sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á. Vì sao có sự phân bố dân cư đó? Trả lời: - Dân cư ở khu vực Đông Nam Á phân bố không đều: + Dân cư tập trung đông ở các khu vực đồng bằng châu thổ như: Đồng bằng sông Hồng, sông Mê Công, sông Mê Nam, 33
  34. + Các khu vực ven biển dân cư tập trung đông đúc. - Dân cư thưa thớt ở các khu vực sâu trong nội địa của các nước và các khu vực trung du và miền núi. - Nguyên nhân: Do vị trí địa 11, nguồn tài nguyên thiên nhiên, yếu tố địa hình và các nhân tố kinh tế xã hội khác. 2. Kể tên và thủ đô của 11 nước Đông Nam á. Trả lời: Tên nước Thủ đô Việt Nam Hà Nội Lào Viêng Chăn Campuchia Phnômpênh Inđônêxia Giacacta Malaixia Cualalămpơ Philippin Manila Mianma Yangun Xingapo Xingapo Brunây Banda Xêri Bêgaoan Đông Timo Đili Thái Lan Băng Cốc 34
  35. BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Đặc điểm về tốc độ phát triển và sự thay đổi về cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á. - Sự phân bố một số ngành kinh tế, tập trung ở đồng bằng và ven biển. - Nội dung chi tiết: + Như bài trước đã nêu, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc nên trước đây trong kinh tế chỉ có những ngành mang lại lợi ích cho chính quốc mới được phát triển. Chủ yếu là các ngành khai thác mỏ như than, thiếc ở Việt Nam; khai thác thiếc, trồng cây cao su ở Malaixia; cây hương liệu ở Inđônêxia Người nông dân những nước này trồng lúa nhưng năng suất thấp nên chỉ đủ đảm bảo được nguồn lương thực tối thiểu phục vụ nhu cầu trong nước. Cuộc sống của người dân nô lệ ở các nước đều giống nhau, rất khổ cực, đói nghèo. Nhân dân từng nước đã nổi dậy, đấu tranh giành tự do, giành quyền làm chủ đất nước. Nhiều nước có những cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến đấu chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập: Việt Nam, Lào, Campuchia năm 1945; Philippin năm 1946; Mianma năm 1948; Inđônêxia năm 1950, Malaixia năm 1957; Brunây năm 1985. + Sau năm 1945, trừ ba nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn tiếp tục một cách chính thức hoặc không chính thức tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc, các nước giành được độc lập khác đều có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và từng bước đã đạt được kết quả. Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, kinh doanh những mặt hàng xa xỉ cho xã hội tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu chậm, vay vốn nhiều không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài, năm 1997 đồng Bạt của Thái Lan mất giá, trước đây 1 đô la Mĩ đổi được khoảng 25 Bạt, thời điểm khủng hoảng đổi được trên 40 Bạt. Ảnh hưởng của nền kinh tế thuộc địa còn thấy ở một số nước Đông Nam Á. Biểu hiện của nó là cơ cấu nền kinh tế vẫn thiên về nông nghiệp, ngành công nghiệp chưa có được vị trí đáng kể và chủ yếu vẫn là công nghiệp khai thác. Điều này thấy rõ đối với Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Một số nước khác tiến hành công nghiệp hoá từ những năm 60 của thế kỷ XX đã đạt được những thành tích đáng kể: Tỉ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tăng lên, đã sản xuất được một số mặt hàng cao cấp như phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, tủ lạnh, ti vi, v.v III. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau: Nước 1990 1994 1996 1998 2000 2005 Inđônêxia 9,0 7,5 7,8 -13,2 4,8 5,6 35
  36. Malaixia 9,0 9,2 10,0 -7,4 8,3 5,3 Philippin 3,0 4,4 5,8 -0,6 4,0 5,1 Thái Lan 11,2 9,0 5,9 -10,8 4,4 4,5 Việt Nam 5,1 8,8 9,3 5,8 6,7 8,4 Xingapo 8,9 11,4 7,6 0,1 9,9 6,4 Nhận xét về tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trả lời: - Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á: - Từ năm 1990 đến năm 1996 tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đống Nam Á nhìn chung khá cao và được chia làm các giai đoạn: 1990-1996, năm 1998 và 2000-2005: + Giai đoạn 1990 đên 1996 các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cao nhất là Malaixia. Việt Nam có tốc độ tăng nhanh nhất. + Năm 1998 hầu hết các nước có tốc độ tăng trưởng giảm hoặc âm (trừ Việt Nam), do khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ Thái Lan. + Năm 2000 đến 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước được phục hồi trở lại. Câu 2. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc? Vì: - Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước. - Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai. - Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm. - Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau: TỈ TRỌNG CÁC NGÀNH KINH TẾ TRONG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á. (%) Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1980 2000 1980 2000 1980 2000 Campuchia 55,6 37,1 11,2 20,5 33,2 42,4 Lào 61,2 52,9 14,5 22,8 24,3 24,3 Philippin 21,5 16,0 . 38,8 31,1 36,1 52,9 Thái Lan 23,2 10,5 28,7 40,0 48,1 49,5 36
  37. Nhận xét về tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của các nước Đông Nam Á thay đổi như thế nào? Trả lời: - Campuchia: Tỉ trọng nông nghiệp giảm mạnh từ 55,6% năm 1980 xuống 37,1% năm 2000, tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất năm 2000 (dẫn chứng). - Lào: Tỉ trọng nông nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, tỉ trọng công nghiệp tuy có tăng, nhưng tỉ trọng còn thấp, tỉ trọng dịch vụ không thay đổi. - Philippin: Tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất. - Thái Lan: Tỉ trọng nông nghiệp giảm và thấp nhất, tỉ trọng công nghiệp tăng, dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất. Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI, NĂM 2000. Nông sản Đông Nam Á Châu Á Thế giới Lúa (triệu tấn) 157 427 599 Mía (triệu tấn) 129 547 1278 Cà phê (nghìn tấn) 1400 1800 7300 Lợn (triệu con) 57 536 908 Trâu (triệu con) 15 160 165 a) Vẽ biểu đồ hình tròn so sánh sản lượng lúa, cà phê của khu vực Dông Nam Ả và châu Á so với thố giới. b) Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhũng nông sản đó. Trả lời: a) Tính tỉ trọng lúa và cà phê của Đông Nam Á và Châu Á so với thế giới năm 2000. Thế giới Đông Nam Á Châu Á Các lãnh thố khác Lúa 100 26,2 71,3 2,5 Cà phê 100 19,2 24,7 56,1 37
  38. Biểu đồ so sánh sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và Châu Á so với thế giới, năm 2000 (%) b) Khu vực này có thể sản xuất được những nông sản là vì: - Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho phát triển các nông sản nhiệt đới. - Đông Nam Á có các đồng bằng châu thổ phì nhiêu rộng lớn thích hợp cho trồng lúa và nhân dân nhiều nước có kinh nghiệm trồng lúa. - Đất pheralit phì nhiêu màu mỡ cho phép trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, các đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc. - Đây là một trong những khu vực vựa lúa của thế giới, cơ sở thức ăn để phát triển đàn lợn. 38
  39. MỤC LỤC BÀI TÊN BÀI TRANG 1 Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản 1 2 Khí hậu Châu Á 3 3 Sông ngòi và cảnh quan Châu Á 6 4 Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á 8 5 Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á 10 6. Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các 13 thành phố lớn của Châu Á 7 Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội các nước Châu Á 14 8 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở các nước Châu Á 16 9 Khu vực Tây Nam Á 18 10 Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á 20 11 Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á 21 12 Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á 24 13 Tình hình phát triển kinh tế- XH khu vực Đông Á 26 14 Đông Nam Á đất liền và hải đảo 30 15 Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á 33 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á 35 39
  40. MỤC LỤC BÀI TÊN BÀI TRANG 1 Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản 1 2 Khí hậu Châu Á 3 3 Sông ngòi và cảnh quan Châu Á 6 4 Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu Á 8 5 Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á 10 6. Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các 13 thành phố lớn của Châu Á 7 Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội các nước Châu Á 14 8 Tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở các nước Châu Á 16 9 Khu vực Tây Nam Á 18 10 Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á 20 11 Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á 21 12 Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á 24 13 Tình hình phát triển kinh tế- XH khu vực Đông Á 26 14 Đông Nam Á đất liền và hải đảo 30 15 Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á 33 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á 35 41