Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn 8 - Học kì 1 (Có đáp án)

docx 48 trang Thu Mai 06/03/2023 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn 8 - Học kì 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_doc_hieu_mon_ngu_van_8_hoc_ki_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ đề đọc hiểu môn Ngữ văn 8 - Học kì 1 (Có đáp án)

  1. TÔI ĐI HỌC ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản. Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn Câu 3: Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu im đậm. Câu 4: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì? Câu 5: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu 6: Chỉ ra nội dung chính của ngữ liệu trên. Câu 7: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em. GỢI Ý, ĐÁP ÁN
  2. Câu Nội dung 1 - Đoạn văn trích trong văn bản Tôi đi học - Tác giả Thanh Tịnh 2 - Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm 3 - Các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu in đậm là: + Tôi (CN)/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. (VN) + Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi (CN)/âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.(VN) + Cảnh vật chung quanh tôi (CN1)/ đều thay đổi (VN1), vì chính lòng tôi (CN2)/ đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (VN2)” 4 - Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi trong lòng em cảm xúc mơn man, náo nức về ngày đầu tiên đi học, một kỉ niềm không bao giờ em quên trong suốt cuộc đời. 5 - BPTT : + So sánh cảm giác trong sáng trong ngày đầu đi học " như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". + nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười (dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ cho vật) - Tác dụng: Phép tu từ so sánh, nhân hoá: “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” thế hiện thái độ ngỡ ngàng, choáng ngợp trước cuộc đời rộng lớn Tuổi thơ bỡ ngỡ, rụt rè thuở nào vẫn còn vẹn nguyên trở về trong nỗi nhớ của tác giả. 6 - Nội dung ngữ liệu: tâm trạng náo nức của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường ngày đầu tiên 7 I. Mở bài
  3. • - Dẫn dắt, giới thiệu ngày đầu tiên đi học và ấn tượng của em về ngày đầu tiên ấy “Cuộc đời con người không ít lần trải qua những sự kiện trọng đại. Nhưng chắc chắn dù có trưởng thành bao nhiêu, trải qua nhiều sự kiện lớn lao thế nào thì hẳn người ta cũng không bao giờ quên được những kỉ niệm lần đầu tiên đến lớp.” II. Thân bài Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp 1 theo trình tự thời gian 1. Buổi tối trước ngày đi học đầu tiên - Bố mẹ cùng em sửa soạn lại đồ đạc: dụng cụ học tập, quần áo đồng phục. - Em cứ đứng trước gương, ngắm ngía lại bộ đồng phục, vừa háo hức, vừa bồn chồn lo lắng. - Em đi ngủ sớm, nhưng nằm mãi mà không thể nào ngủ được. - Trong lòng gợn lên bao nhiêu suy nghĩ “Các bạn có thân thiện không?”, “Cô giáo có hiền không?”, “Liệu mình có làm tốt ở trường không?” - Mẹ ôm em vào lòng dỗ dành, thủ thỉ kể cho em nghe về ngày đầu tiên đi học của mẹ. Cái thời mà đời sống vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng toàn dùng lại của anh chị nhưng ai cũng thấy rất vui và ý thức được rằng mình phải phấn đấu học hành chăm chỉ để không phụ công ơn dưỡng dục của cha mẹ. - Một lúc sau, em ngủ thiếp đi và chìm trong những giấc mơ đẹp. 2. Buổi sáng đầu tiên đi học - Mẹ đèo em đi đến trường. - Hôm đó là một ngày mùa thu đẹp trời. - Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Những đám mây trắng xốp lững lờ trôi. - Nắng tinh khôi, nhảy nhót trên những vòm lá xanh còn ướt đẫm sương đêm. - Gió heo mây hây hẩy thổi làm tâm hồn cũng bớt xáo động. - Vài chú chim chuyền cành, hót líu lo. - Lá vàng rụng đầy cả một góc phố.
  4. - Hai bên đường, các anh chị học sinh đi lại tấp nập. Gương mặt ai cũng vui cười rạng rỡ vì được gặp lại thầy cô, bạn bè, mái trường mến yêu. - Con đường này tuy đã đi nhiều lần nhưng lần này lại thấy khác vì em đã là học sinh lớp một. 3. Khi đến trường - Sân trường đông vui nhộn nhịp. - Các anh chị lớn đang vui đùa. Cô giáo trong tà áo dài thướt tha đang đi trên sân trường - Các bạn mới nhập học giống em thì rụt rè, e sợ. Họ sớm chia tay ba mẹ để bước vào buổi học đầu tiên. - Tiếng trống chào cờ vang lên giòn giã. Sau đó học sinh xếp hàng vào lớp. - Nhận lớp mới, em nhận ra những gương mặt quen thuộc, những người bạn học cùng em lớp mẫu giáo. - Cô giáo rất xinh và hiền. Em cũng nhanh chóng kết thân với một vài người bạn mới. - Ra về, mẹ đón em ở cổng trường, hôn lên má em âu yếm III. Kết bài - Phát biểu cảm nghĩ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học: Rồi mai đây, em sẽ lớn khôn, trưởng thành, nhưng những kỉ niệm về “ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng vỗ về” sẽ mãi đọng lại trong sâu thẳm trái tim em, bởi đó là dấu mốc, là nơi bắt đầu chắp cánh cho những khát khao, mơ ước dài rộng của cuộc đời em sau này ĐỀ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tùng tùng tùng ” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho
  5. mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến. - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.” (Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc) Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được. Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó. Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2. Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừ tìm được. Câu 6: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn trên. Câu 7: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về bổn phận và trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Nội dung đoạn trích: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới. 2 - Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh). - - Vài nét về tác giả: Thanh Tịnh (1911- 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh - Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
  6. + Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển - Phong cách sáng tác: + Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu 3 - Thể loại: truyện ngắn trữ tình - PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 4 Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học: Mở đoạn: Trong văn bản Tôi đi học, nhân vật “tôi” trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thân đoạn: - Đó là dòng cảm xúc bồi hồi, xúc động trước sự biến đổi của thiên nhiên và cảnh vật: thời tiết vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. - Thời gian và không gian ấy gợi mở những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên trong đời: Từ con đường, cảnh vật vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn ; ngạc nhiên thấy trong sân trường hôm nay ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa ; ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật “tôi” từ cảm giác thấy mình bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ đến giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình ; cảm giác trống trải khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. - Bước vào thế giới khác, vừa gần gũi vừa xa lạ. - Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên. Kết đoạn: Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” hoà quyện giữa trữ tình (biểu cảm) với tả và kể (tự sự) vừa mượt mà vừa tạo nên sự xao xuyến khôn nguôi, đồng thời gợi lên trong long mỗi người những bồi hồi xao xuyến khi nhớ đến buổi tựu trường đầu tiên của mình 51. Hình thức: Đoạn văn
  7. 2. Mở đoạn: Văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Thanh Tịnh đã thành công trong việc chinh phục độc giả trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật 3. Thân đoạn: Trình bày giá trị nội dung: 4. Giá trị nội dung - Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 5. Giá trị nghệ thuật - Kể theo dòng hồi tưởng. - Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. - Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi. - Giọng điệu trữ tình, trong sáng. - Nhiều hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm. Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa văn bản toát ra từ nội dung và nghệ thuật 6 - Từ tượng thanh: “Tùng tùng tùng ” - Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. 7 - Yêu cầu nội dung: Bài văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp - nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm. - Hướng dẫn cụ thể: 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp: Trường học là mái nhà thứ hai của mỗi học trò, bởi thế, chúng ta, ai cũng phải luôn ý thức về bổn phận và trách nhiệm của mình với ngôi nhà ấy. 2. Thân bài: *Giải thích khái niệm:
  8. - “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình. => Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy. * Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung: - Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè. - Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp. - Giữ gìn tài sản chung của nhà trường. * Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường: - Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này. - Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường. * Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp. 3. Kết bài: * Liên hệ bản thân và rút ra bài học: “ Em cũng có một “mái nhà, đó là nơi có thầy cô bè bạn, là nơi cho em những bài học ý nghĩa đầu tiên trong cuộc đời, nơi nuôi dưỡng tâm hồn em. Em hứa sẽ cố gắng học tập tốt để mai này cống hiến cho xã hội, không phụ sự dạy dỗ dìu dắt từ những người đáng kính trong ngôi nhà ấy.” TRONG LÒNG MẸ ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
  9. “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. Câu 2: Tìm các từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó. Câu 3: Trình bày tác dụng của các trường từ vựng em vừa tìm được. Câu 4: Xác định câu có sử dụng nghệ thuật so sánh và nêu tác dụng. Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn là gì? Câu 6: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Phương thức biểu đạt chính : Tự sự 2 + Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng” cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người. + Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người. + Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người. 3 - Tác dụng: Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng
  10. của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử. 4 - Câu có chứa biện pháp nghệ thuật so sánh: Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? - Tác dụng: Nghệ thuật so sánh khắc họa chân thực hình ảnh người mẹ trong suy nghĩ của chú bé Hồng vẫn mang vẻ đẹp tươi trẻ của ngày xưa như chưa từng thay đổi, sâu sa hơn, phép so sánh đã diễn tả tình yêu thương chân thành, tha thiết của chú bé Hồng đối với mẹ của mình. Chú bé nhận ra mẹ vẫn tươi đẹp như xưa 5 - Nội dung chính : Tấm lòng yêu thương mẹ vô bờ bến của chú bé Hồng và niềm vui sướng của chú khi được gặp lại mẹ 6 Yêu cầu: bày tỏ tình cảm của mình với mẹ: Mở đoạn: Trong cuộc đời dài rộng, người em biết ơn có thể rất nhiều, thế nhưng người em quý nhất, kính trọng nhất,biết ơn nhất chính là người mẹ nhỏ bé nhưng vĩ đại của em. Thân đoạn: Phát biểu cảm nghĩ về mẹ - Mẹ em là một người phụ nữ nhỏ bé và gầy vì suốt những năm tháng qua đã nhọc nhằn gồng gánh nuôi nấng hai chị em em - Thế nhưng, đằng sau thân hình nhỏ bé ấy là sức mạnh phi thường, sức mạnh mà chúng em luôn cảm phục. Mẹ nói, động lực của sức mạnh to lớn ấy chính là tình yêu thương dành cho chúng em - Mẹ em là một người công nhân, lương tháng chẳng bao nhiêu nhưng vẫn cố gắng dành dụm cho chúng em đi học những lớp học tốt nhất, chính điều ấy càng làm em thêm yêu quý cảm phục mẹ - Em yêu mẹ còn vì mẹ rất đảm đang khi chăm lo cuộc sống gia đình, bao giờ chúng em đi học về cũng được thưởng thức những bữa cơm ngon mẹ nấu, không hiểu sao mẹ lấy đâu ra nhiều tài thế!
  11. - Em yêu mẹ nhưng chưa bao giờ nói trực tiếp với mẹ, thay vào đó em thường bày tỏ tình yêu với mẹ thông qua những việc làm dù nho nhỏ thôi để giúp mẹ đỡ vất vả đi phần nào: em nhặt rau, quét nhà giúp mẹ. Có hôm mẹ mệt, em hay pha nước chanh hay đấm lưng cho mẹ, mỗi lúc như thế, mẹ lại nở nụ cười hiền hậu làm em ấm lòng. Kết đoạn: Bày tỏ lòng biết ơn và lời hứa với mẹ: Em biết ơn mẹ - người phụ nữ kiên cường nhất, vĩ đại nhất, giàu tình yêu thương nhất trong cuộc đời này. Em tự hứa với bản thân sẽ học thật giỏi thật chăm, lớn lên sẽ là một người thật tốt để không phụ tình yêu mẹ dành cho chúng em. ĐỀ 2 : Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: - Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa ” (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
  12. Câu 4: Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy. Câu 5: Đoạn văn trên kể lại sự việc gì? Câu 6: Từ tình cảm của mẹ con trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận tổng hợp – phân tích- tổng hợp để nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thán từ (gạch chân, chú thích rõ). Câu 7: Viết bài văn kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với mẹ GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”, - Trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, - Tác giả là Nguyên Hồng 2 - Thể loại: hồi ký (được viết năm 1938) - PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 3 - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - Người kể: chú bé Hồng - Tác dụng của ngôi kể: + Giúp nhân vật chú bé Hồng có thể trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình + Làm câu chuyện trở nên chân thực hơn 4 - Trường chỉ hành động của tay: vuốt ve, gãi - Trường chỉ bộ phận cơ thể người: long, bầu sữa, bàn tay, trán, cằm, lung 5 Đoạn văn kể lại cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong vòng tay êm ái của mẹ, xóa nhòa đi những lời nói cay độc của bà cô
  13. 6 Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử (nghị luận xã hội) Mở đoạn: giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trong cuộc đời này chính là tình mẫu tử Thân đoạn: - Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con thân thiết ruôt thịt, là tình cảm yêu thương, chở che, của mẹ dành cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng,biết ơn của con dành cho mẹ. Đó là tình cảm yêu thương, sẵn sàng hi sinh, bảo vệ nhau. - Biểu hiện của tình mẫu tử: + Mẹ nuôi nấng con khi con vừa cất tiếng khóc chào đời, chăm sóc con, tạo cho con điều kiện sống và phát triển tốt nhất, lo lắng mỗi lúc con ốm con đau, san sẻ mỗi khi con thất bại, chia vui và hạnh phúc mỗi lúc con thành công + Con được mẹ chăm sóc nuôi nấng, con cũng dành cho mẹ tình yêu thương vô hạn, con giúp mẹ việc nhà, con gắng học giởi chăm ngoan để không phụ lòng mẹ. Lớn lên con chăm sóc mẹ, bên cạnh mẹ mỗi lúc mẹ buồn, mẹ ốm đau, khi mẹ già đi, con chính là người phụng dưỡng mẹ, - Ý nghĩa của tình mẫu tử: + Là nơi nương tựa, giúp ta vượt qua mọi sóng gió + Là nơi tiếp cho ta them động lực, sức mạnh. - Liên hệ bản thân Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của tình mẫu tử là thiêng liêng nên mỗi người phải luôn khắc ghi trong lòng để có hành động saoo cho xứng đáng 7 1. Mở bài - Giới thiệu kỉ niệm sấu sắc của em với mẹ và cảm xúc, ấn tượng của em về kỉ niệm đó “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Tình cha nghĩa mẹ to lớn vô bờ mà cả đời này những đứa con sẽ không sao đong đếm được. Dù biết là vậy, nhưng đã có lần, tôi đã để mẹ mình phải
  14. đau lòng chỉ vì những lời nói dối của chính mình. Tính đến thời điểm bây giờ thì đó là một lỗi lầm mà tôi sẽ không bao giờ quên được. 2. Thân bài: Kể kỉ niệm theo trình tự, đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm a. Hoàn cảnh Ngày tôi còn là một cô bé học lớp 4, vì ham chơi nên kết quả học tập của tôi sa sút. Đã nhiều lần tôi nhận từ cô giáo những điểm dưới trung bình mà không hề nói cho bố mẹ. Hôm ấy cô giáo đã trao đổi với mẹ về tình hình học tập của tôi (sau này nghe mẹ kể với tôi như vậy). b. Diễn biến Trưa hôm ấy sau khi đi chơi về tôi thấy mẹ đã đợi sẵn ở cửa nhà mẹ tôi hỏi: - - Con đi đâu mà giờ mới về nhà? Tôi trả lời ấp úng: - - Con con sang nhà Dương chơi tiện thể hỏi bài bạn ấy. - - Con đi vào nhà mẹ có chuyện muốn nói với con. Bước vào nhà, ngồi đối diện với mẹ, mẹ hỏi tôi rất nhiều chuyện trên trường lớp: - - Dạo này con học hành thế nào, ở lớp có gì mới không? Những bài kiểm tra gần đây của con sao không đưa cho mẹ xem? Tôi bắt đầu thấy lo lắng, tôi nghĩ rằng mẹ đã biết chuyện gì đó nhưng có vẻ mẹ không giận nên tôi đánh liều nói dối: - Con học vẫn thế mẹ ạ, ở lớp con vẫn là học sinh giỏi vẫn luôn được điểm cao. Mẹ nhìn tôi hồi lâu rồi lặng lẽ vào phòng. Tôi vẫn nghĩ mẹ chưa biết chuyện gì nên vẫn rất thản nhiên. Từ hôm đấy mẹ khác hẳn, khuôn mặt mẹ buồn rầu ủ rũ, không còn vui vẻ như thường ngày. Mẹ bắt đầu không tập trung khi làm việc, tôi có cảm giác mẹ luôn nghĩ ngợi. Mẹ không cần tôi giúp đỡ việc nhà, mẹ bắt đầu ít nói chuyện và tâm sự với tôi. Tối hôm ấy, tôi tình cờ thấy mẹ khóc, hình như mẹ đang gọi điện cho bố. Bố tôi đi làm xa nên ở nhà chỉ có hai mẹ con, vào những
  15. lúc rảnh rỗi bố tôi hay gọi điện về nhà hỏi về tình hình sức khỏe hai mẹ con và việc học tập của tôi ở trường. Hôm nay mẹ tôi gọi cho bố vừa nói vừa khóc: - - Anh ơi con mình nó nói dối em, cô giáo bảo dạo này nó học kém lắm mà em hỏi nó nói dối em anh ạ, em buồn lắm! Hay là do em không biết dạy con hả anh? - c. Kết quả Nghe đến đây, lòng tôi trùng lại, xót xa ân hận vô cùng. Tôi chạy vào ôm chầm lấy mẹ, tôi đã xin lỗi mẹ và thú nhận tất cả mọi việc là do tôi ham chơi, không chú ý học hành. Mẹ thấy vậy ôm tôi vào lòng, hai mẹ con khóc. Mẹ tôi âu yếm: - - Không sao con ạ, biết nhận lỗi như vậy là tốt. Con có thể học không giỏi nhưng đừng bao giờ nói dối mẹ, con nhé! - d. Sự thay đổi bản thân Kể từ lần ấy, tôi luôn luôn cố gắng học tập thật tốt và kết quả của tôi đã tiến bộ rõ rệt, cô giáo gọi điện cho mẹ và đã khen tôi, mẹ tôi rất vui. Cũng kể từ ấy, tôi không bao giờ nói dối mẹ nữa, vì tôi muốn lúc nào mẹ tôi cũng luôn nở một nụ cười thật tươi. 3. Kết bài: Nêu cảm xúc và lời hứa sau sự việc Mọi chuyện đã qua rất lâu rồi nhưng tôi luôn nhớ mãi. Lần mắc lỗi đó cũng có thể để coi là một bài học học mà tôi rút ra được từ sai lầm của mình. Nó giúp tôi trưởng thành và nỗ lực hơn. Tôi hứa sẽ không bao giờ tái phạm thêm một lần nào nữa. TỨC NƯỚC VỠ BỜ ĐỀ 5: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! - Tha này! Tha này! Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để
  16. trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Theo em dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? Câu 3: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu chính để nhận biết ngôi kể này? Hãy kể lại đoạn trích trên bằng lời của chị Dậu. Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu sau đây và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. Nêu đặc điểm của kiểu câu ấy. - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Câu 5: Chú ý vào các từ in đậm, xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do. Câu 6: Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật chị Dậu Câu 7: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản chứa đoạn văn trên. Từ nội dung văn bản đó, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống? Câu 8: Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Tức nước vỡ bờ” - Tác giả: Ngô Tất Tố
  17. 2 - Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng: đánh dấu lời đối thoại 3 - Đoạn trích kể theo ngôi thứ ba - Dấu hiệu chính: Người kể giấu mình, gọi tên nhân vật bằng tên của họ - Đoạn văn chuyển sang ngôi kể thứ nhất theo lời của chị Dậu: Tên cai lệ không thương tình hoàn cảnh éo le của gia đình tôi mà cứ sấn sổ tới đòi đánh trói chồng tôi. Lúc này, thương chồng, tôi vội vã đặt đứa con xuống phản rồi chạy tới van xin mong cai lệ thương tình nhưng vừa van xin thì hắn ra bộ hách dịch, vừa nói vừa quát rồi thẳng tay bịch luôn vào ngực tôi mấy cái thật đau. Tôi vẫn cam chịu nhưng hắn tiến lại đòi bắt chồng tôi. Lúc này nỗi uất hận dâng lên, không chịu được sự nhẫn tâm của tên lòng lang dạ thú đó tôi chẳng nghĩ đến phận mình, tôi kháng cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Ngay lúc đó tên cai lệ nhảy lên tát vào mặt tôi rồi lại xăm xăm tới chỗ chồng tôi. Không còn kìm nén được cơn thịnh nộ, tôi nghiến hai hàm răng lại “ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa. 4 - Phân tích cấu tạo: Chồng tôi /đau ốm, ông /không được phép hành hạ! CN VN CN VN => Câu ghép 5 -Ở phần dầu của đoạn trích do có sự cách biệt về địa vị, hoàn cảnh, thái độ, tính cách giữa các nhân vật cho nên cách xưng hô cũng rất cách biệt. + Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng lại đang thiếu sưu nên phải hạ minh, nhịn nhục, xưng hô là cháu, nhà cháu - ông. + Còn cai lệ, người nhà lí trưởng cậy quyền, cậy thế nên rất hống hách, xưng hô là ông - thằng kia, mày. - Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông, dấu hiệu của sự phản kháng.
  18. - Sau đó, không thể chịu được nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với kẻ thù và chuyển sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị 6 - Đoạn văn kể về hành động van xin, phản kháng (hoặc chống lại, kháng cự lại, đấu lí, đấu lực ) của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng. - Qua đoạn trích, em hiểu: + Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng tha thiết, sẵn sàng xả thân để bào vệ chồng + Ở chị tiềm tàng một sức phản kháng mãnh liệt, không khuất phục trước bất công, tàn ác 7- - Giá trị nội dung - Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ - Giá trị nghệ thuật - + Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch - + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí. - + Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt. - Từ nội dung văn bản, em rút ra được quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh 8 - Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em. - Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.
  19. - Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi. LÃO HẠC ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” (Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012) Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên. Câu 3: Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích. Câu 4: Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình. Câu 5: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản em vừa tìm được. Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Trích từ văn bản: Lão Hạc - Tác giả: Nam Cao 2 - Từ tượng thanh: hu hu - Từ tượng hình: co rúm, nghẹo, móm mém. 3 - Phân tích cấu tạo: Cái đầu lão// ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão// mếu như con
  20. CN1 VN1 CN2 VN2 nít. - Quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời. 4 Cách giải: * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung: - Tại sao chúng ta phải yêu thương vật nuôi trong gia đình: + Vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta vui nhộn, nhiều màu sắc hơn. + Chúng biết giúp ích cho cuộc sống của chúng ta: giữ nhà (con chó), bắt chuột (con mèo), cung cấp thực phẩm (gà, lợn ). + Yêu thương động vật còn là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu, sau này mở rộng ra là tình yêu thương bè bạn, gia đình và những người xung quanh. - Liên hệ với bản thân. 51. Giá trị nội dung - Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế 2. Giá trị nghệ thuật - Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống đôc đáo. 6 Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng Lão Hạc
  21. là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép). ĐỀ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012) Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản. Câu 2: Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì? Câu 3: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 4: Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo? Câu 5: Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Trích từ văn bản: Lão Hạc - Tác giả: Nam Cao - Hoàn cảnh sáng tác: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943 2 Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó vàng mà lão yêu quý. 3 Các thán từ: Này, a. - Các tình thái từ: ạ, à. 4 Đặt câu: Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã gửi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình.
  22. 5 Bài bố cục 3 phần: - MB: Vài nét về tác giả Nam Cao: Nhà văn hiện thực xuất sắc - Khái quát về tác phẩm Lão Hạc và nhân vật: thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ thông qua hình tượng nhân vật Lão Hạc a. Tình cảnh Lão Hạc - Một lão nông già yếu, cô đơn => tình cảnh bi đát -Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình. b. Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh việc bán cậu Vàng - Cậu Vàng là con chó của lão Hạc rất yêu quý : + Cho ăn trong một bát lớn như của nhà giàu ; ăn gì cũng gắp cho nó cùng ăn + Rỗi rãi thì đem nó ra ao tắm, bắt rận cho nó + Mỗi khi uống rượu lão nhắm vài miếng thì lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho cháu + Thường xuyên tâm sự với nó về bố nó, rồi thủ thỉ, âu yếm - Quyết định bán đi con chó Vàng là một việc làm rất khó khăn, một việc hệ trọng => đắn đo, do dự, suy tính mãi - Tâm trạng, biểu hiện khi bán chó : + Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước + Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, + Đầu ngoẹo về một bên, miệng móm mém mếu như con nít + Lão hu hu khóc. => Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh dày đặc, liên tiếp => vô cùng đau khổ đang hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào.  Lão Hạc là một người nông dân sống có tình có nghĩa, thủy chung, rất mực trung thực  Tấm lòng thương yêu con của một người cha nghèo khổ. c. Cái chết của lão Hạc
  23. - Lão nhờ ông giáo 2 việc: + Trông nom hộ mảnh vườn, khi nào con trai lão về thì giao lại cho nó + Mang hết tiền giành dụm nhờ ông giáo và bà con chòm xóm làm ma cho nếu lão chết đi. - Nguyên nhân: Ý thức sâu sắc, rõ ràng hoàn cảnh cùng đường, không có lối thoát của mình. - Mục đích: Bảo toàn tài sản cho con và không muốn phiền hà đến bà con hàng xóm. - Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra người lão chốc chốc lại giật mạnh vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết => Sử dụng dày đặc và liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh => Làm nổi bật cái chết dữ dội, thê thảm đầy bất ngờ của lão Hạc => Là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng. - KB: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm - Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân thông qua hình tượng nhân vật này ĐỀ 8 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tu về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”
  24. (Trích Lão Hạc - Nam Cao, Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012) Câu 1: Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao Câu 2: Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Câu 3: Tìm một từ tượng thanh, một trợ từ, một thán từ có trong đoạn văn trên. Câu 4: Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ây có tác dụng như thế nào? Câu 5: Em hiểu thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc Câu 6: Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào qua đoạn kết trên ? GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nam Cao: - Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng giá Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (Nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những sáng tác chân thực viết về người nông dân nghèo đói , bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. - Sau Cánh mạng Tháng 8 năm 1945, Nam Cao đi theo cách mạng, Lông tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. - Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 2 Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc chủ đề Người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945: 2 tác phẩm và tác giả đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một: + Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố + Lão Hạc của nhà văn Nam Cao 3 - Từ tượng hình: vật vã
  25. - Thán từ: ơi - Trợ từ: chỉ 4 Đoạn văn được kể ở ngôi thứ nhất. Ngôi kể ấy có tác dụng: Tăng thêm tính chân thực của chuyện, câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực hơn. Qua lời kể của nhân vật tôi, câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, giúp tác giả thể hiện sâu sắc suy nghĩ, tình cảm của nhân vật nên sức thuyết phục của câu chuyện cao hơn. 5 Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: Tình cảnh đói khô, túng quân đã đây lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát - Qua đây ta thấy số phận cơ cực của người nông dân VN trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. 6 Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc qua đoạn kết trên ; đồng cảm, xót xa trước cái chết đau đớn của lão Hạc, trân trọng nhân cách của lão Hạc CÔ BÉ BÁN DIÊM ĐỀ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa ” (Ngữ văn 8 – tập 2) Câu 1: : Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản. Câu 2: Chỉ ra PTBĐ của văn bản chứa đoạn văn trên. Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” trong đoạn văn. Câu 4. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Phân tích và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó.
  26. Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái chết của người “em gái”. Câu 6: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Trích từ văn bản: Cô bé bán diêm - Tác giả: An-đéc –xen - Thể loại: truyện ngắn 2 - PTBĐ văn bản: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 3 - Trường từ vựng thiên nhiên: tuyết, mặt trời, mặt đất, bầu trời 4 - Câu ghép: Sáng hôm sau (TN1),/ tuyết (CN1) /vẫn phủ kín mặt đất (VN1)//, nhưng mặt trời (CN2) lên, trong sáng, chói chang (VN2)// trên bầu trời xanh nhợt. (TN2 - Quan hệ: Tương phản 5 Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái chết của người “em gái”: Kết thúc truyện Cô bé bán diêm, người “em gái” bất hạnh đáng thương ấy “đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa ”. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của An – đéc - xen, em bé ra đi mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé. Có lẽ em đã thanh thản, toại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân đạo của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề gì quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh
  27. thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng, qua cái chết em bé bán diêm, tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, ông còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc, đó là hãy biết san sẻ yêu thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước những khổ đau bất hạnh, cay đắng của trẻ thơ. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy về tình yêu thương con người trong cuộc đời này. 61. Giá trị nội dung - Qua câu truyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc. 2. Giá trị nghệ thuật - Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng. CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài
  28. cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.” (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản. Câu 2: Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 3: Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Câu 4: Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác? Từ đó, em hiểu thế nào về quan niệm nghệ thuật của tác giả. Câu 5: Chỉ ra nội dung chính của văn bản chứa đoạn văn trên. Câu 6: Em rút ra được những bài học cuộc sống nào từ văn bản em vừa tìm được. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Đoạn văn trích trong văn bản Chiếc lá cuối cùng - Tác giả O Hen-ry 2 - Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm 3 - Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn. 4 Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi: - Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra. - Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi - Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người.
  29. Hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả: nghệ thuật là sự lao động quên mình của người sáng tác; nghệ thuật phải vì sự sống của con người 5- Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phjc vụ con người, nghệ thuật chan chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người. 6 - Bài học cuộc sống: + Nghị lực và tình yêu cuôc sống chính là động lực to lớn giúp con người vượt lên khỏi bệnh tật khó khăn + Trong mọi hoàn cảnh, cần luôn giữ cho mình sự lạc quan và niềm hi vọng, khi còn có hi vọng thì nhất định còn phải cố gắng + Tình yêu thương của con người là điều cao cả thiêng liêng, có thể tạo ra sức mạnh hồi sinh + Sức mạnh của nghệ thuật đối với đời sống con người ĐỀ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Cuộc sống chủng ta sẽ khỏi cảm biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đổng vong kết nối biết bao trải tìm con người. Chính những tình cảm này đã mang điểm cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hy sinh. Họ hy sinh cả mạng sống của minh để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ men" (Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung ) Câu 1: Nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2: Em có đồng ý với câu nói trong đoạn trích “Tinh yêu thương là tiếng nói đông vọng, kết nối biết bao trải tìm con người." không? Vì sao?
  30. Câu 3: Tìm một câu ghép có trong đoạn văn trên ? Xác định mối quan hệ giữa các về trong câu ghép đó Câu 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia với những người nghèo khó trong đời sống. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng - Tác giả O Hen-ry 2 - Đồng ý - Giải thích: + Tình thương là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật + Tình thường khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc làm nhau. 3 - Câu ghép: Cuộc sống chúng ta (CN1) /sẽ khô cằn biết bao (VN1)// nếu tâm hồn ta (CN2)/ không có tình yêu thương (VN2) - Mối quan hệ giữa các vế câu: Điều kiện – kết quả 4 Trong bài hát: “Để gió cuốn đi” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là tấm lòng biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ, nhất là đối với những người nghèo. Yêu thương người nghèo là ta đồng cảm, biết, hiểu về hoàn cảnh của họ và khi đã biết, đã hiểu, chúng ta sẽ chia sẻ bằng nhiều hình thức để giúp họ bớt khổ. Chúng ta cần phải yêu thương, quan tâm và sẻ chia với họ vì cuộc sống này luôn đầy rẫy những bất công, đâu đó vẫn còn rất nhiều những người nghèo khổ thực sự cần giúp đỡ. Ta quan tâm, giúp đỡ họ còn vì chẳng ai có thể sống đơn độc mà không có sự giúp đỡ từ người khác, nhất là khi khó khăn hoạn nạn, giúp người hôm nay biết đâu lại là giúp ta ngày mai. Khi giúp đỡ mọi người, bản thân mình cũng cảm thấy vui, đó là cách chúng ta tự nâng tâm hồn mình thêm cao đẹp. Những hành động thể hiện sự quan tâm có thể là chăm sóc, giúp đỡ, động viên những mảnh đời bất
  31. hạnh, sẵn sàng sẻ chia khi cần trên tinh thần tự nguyện mà không màng danh lợi như ủng hộ tiền, lương thực quần áo cho người nghèo, những người dân vùng cao thiếu thốn hay đơn giản nhất là lắng nghe tâm sự của người khác, hiểu và đồng cảm với số phận bất hạnh của họ. Con người chúng ta ai ai cũng có trái tim để yêu thương, hãy luôn sống thật đẹp, sống biết quan tâm và lắng nghe, giúp đỡ những người nghèo. Ở mọi nơi trên Trái Đất này đều cần đến những tấm lòng thơm thảo, để ta sống cuộc đời ý nghĩa hơn như Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. ĐỀ 12: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.” (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản. Câu 2: Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 3: Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Câu 4: Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?
  32. Câu 5: Chỉ ra nội dung chính của văn bản chứa đoạn văn trên. Câu 6: Hãy kể về một việc tốt em đã làm để giúp đỡ người khác. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Đoạn văn trích trong văn bản Chiếc lá cuối cùng - Tác giả O Hen-ry 2 - Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm 3 - Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn. 4 Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi: - Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra. - Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi - Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người. 5- Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yeu thương, mang nghệ thuật phjc vụ con người, nghệ thuật chan chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người. 6 - Bài học cuộc sống: + Nghị lực và tình yêu cuôc sống chính là động lực to lớn giúp con người vượt lên khỏi bệnh tật khó khăn + Trong mọi hoàn cảnh, cần luôn giữ cho mình sự lạc quan và niềm hi vọng, khi còn có hi vọng thì nhất định còn phải cố gắng + Con người không thể sống thiếu tình yêu thương. Tình yêu thương của con người là điều cao cả thiêng liêng, có thể tạo ra sức mạnh hồi sinh.
  33. + Sức mạnh của nghệ thuật đối với đời sống con người 7 - Văn tự sự - Bố cục : 3 phần - Mở bài: giới thiệu việc tốt em đã làm và nêu ấn tượng của em về việc tốt đó Trong cuộc sống này, có rất nhiều những hoàn cảnh éo le, bất hạnh, vì vậy, nếu có thể, chúng ta nên giúp những những người cần giúp đỡ. Bản thân em cũng đã từng giúp đỡ một bà cụ gặp khó khăn, em đã cảm thấy rất vui vì điều đó. - Thân bài: Kể diễn biến các sự việc, cần có sự liên kết: Như thường lệ, 11 giờ 20 chúng em tan học, trên đường về nhà em đã gặp một bà cụ ngồi ở dưới gốc cây bên đường, trông cụ già và có vẻ rất xanh xao.Vẻ mặt của cụ rất mệt mỏi, cụ ngồi dựa vào tường trông rất đáng thương. Em tiến lại gần và hỏi cụ: - Cụ làm sao thế ạ? Cụ có cần cháu giúp đỡ gì không? Cụ ngước lên nhìn em mệt mỏi trả lời: - Cụ đang trên đường đi đến nhà con trai nhưng chẳng may bị say nắng thấy chóng mặt quá nên đã ngồi bạn ở đây để nghỉ một chút. Thấy vậy, em liền lấy chai nước trong cặp ra mời cụ uống. Sau khi uống nước, cụ có vẻ tỉnh táo hơn một chút. Bỗng em chợt nhớ ra là trong cặp em có một lọ dầu gió mà mẹ em để sẵn phòng khi em bị đau đầu hoặc đau bụng trên trường, em lấy ra, bôi vào hai thái dương rồi xoa bóp cho cụ. Em còn lấy quyển vở ra quạt cho cụ bớt nóng, sau một hồi, cụ có vẻ đỡ hơn, cụ cảm ơn em và khen em là một cô bé ngoan. Lúc đó, có một chú đi xe máy qua, thấy vậy liền nói: - Hai cụ cháu có muốn đi nhờ xe không? Nếu cùng đường chú cho đi nhờ. Em hỏi cụ thì được biết nhà con trai cụ cũng cùng đường với chú đi xa máy nên em nói với chú: - Chú làm ơn cho cụ đi nhờ tới nhà con trai của cụ với ạ!
  34. Cụ cười rất vui và cảm ơn em và chú. Sau khi tạm biệt cụ và chú, em tiếp tục đi về nhà, trong lòng rất vui vì đã làm được một việc tốt. Về đến nhà, bố mẹ em đã đứng trước cửa vẻ mặt rất lo lắng và tức giận, em chợt nhớ ra là bây giờ đã rất muộn so với thời gian về nhà mọi ngày của em. Mẹ em hỏi: - Con đi la cà ở đâu mà giờ mới về nhà? Em vui vẻ kể lại cho bố mẹ nghe về việc mà em đã giúp đỡ bà cụ, bố mẹ em rất vui và nói: - Bố mẹ xin lỗi vì đã trách lầm con, con đã làm được một việc rất tốt, bố mẹ rất tự hào về con. Sau khi nói chuyện xong, cả nhà em đi ăn cơm, trong lòng em vẫn còn rất vui vì đã làm được một việc tốt. - Kết bài: Suy nghĩ của em về việc tốt đó + Lời nhắn gửi Giúp đỡ người khác không chỉ người được giúp cảm thấy vui mà bản thân người giúp cũng thấy vô cùng hạnh phúc. Chúng ta hãy sống biết sẻ chia và quan tâm đến người khác bởi giúp đỡ người khác là cách tự nâng tâm hồn mình cao đẹp hơn. ĐỀ 13: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.” (Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn) Câu 1: Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì?
  35. Câu 2: Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy. Câu 3: Tại sao trong cuộc sống, con người lại cần phải có tình yêu thương? Câu 4: Kể tên một tác phẩm em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 nói về tình yêu thương giữa con người. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 Người mẹ dạy con: - Hiểu những người yêu thương con. - Thương mến người yêu quý con. - Hãy đáp trả bằng tình yêu của con 2 Trường từ vựng tình cảm: yêu thương, tình yêu, thương mến. 3 Mở đoạn: Trong cuộc đời dài rộng của mình, con người có thể thiếu sót nhiều khía cạnh, nhưng chắc chắn, tình yêu thương là điều bất kì ai cũng không thể, không được thiếu. Triển khai: Tình yêu thương là tình cảm yêu mến, đồng cảm, sẻ chia với một đối tượng nào đó. Tình yêu thương có thể có trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với vật hay giữa người với chính bản thân người đó Tại sao chúng ta không thể sống thiếu tình yêu thương? Đó là bởi tình thương thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Ta thương người, ta thương vật, ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong mắt người khác. Tình yêu thương còn là cội nguồn của bao tình cảm, bao hành động tốt đẹp, khi ta thương một điều gì đó, ta muốn sẻ chia, và bất cứ một sự sẻ chia nào cũng đáng trân trọng. Tình yêu thương xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Ta vẫn thấy một cô gái trẻ 25 tuổi Phạm Thanh Tâm sẵn sàng nhận nuôi bé Yến Nhi bị suy dinh dưỡng ở Lào Cai, ta thấy Chị Mai Anh sẵn sàng nhận nuôi bé Thiện Nhân- “chú lính chì” bị bỏ rơi trong vườn hoang. Ta vẫn thấy rất nhiều những cuộc giải cứu động vật mắc kẹt . Tình yêu thương còn thể hiện ở ta thương mẹ, thương cha,
  36. yêu quê hương, đất nước, nguồn cội Tình yêu thương là quan trọng, không thể thiếu, vì vậy mỗi người cần mở lòng ra với mọi người, mọi vật, biết đồng cảm với những người khó khăn hơn, biết chấp nhận và bao dung những khuyết điểm của người khác và quan trọng là cần nhận thức đúng đắn ý nghĩa to lớn của tình yêu thương để phấn đấu. Có như vậy con người mới thực sự có được niềm hạnh phúc trong cuộc đời. 4 - Chiếc lá cuối cùng ÔN DỊCH THUỐC LÁ ĐỀ 14: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc ,thấm vào cỏ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản,ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn ko đc đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản” (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1. Đoạn trích trên được trích tử văn bản nảo? Tác giả của văn bản là ai? Trình bày xuất xứ văn bản Câu 2. Tim trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể con người trong đoạn trích. Câu 3. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu đó: “Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi.” Câu 4. Qua đoạn trích tác giả muốn nói điều gì? Câu 5; Trình bày nội dung văn bản em vừa tìm được. Câu 6: Cho câu chủ đề sau: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Từ câu chủ đề trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ và 1 trợ từ.
  37. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Đoạn văn trích trong văn bản Ôn dịch thuốc lá - Tác giả Nguyễn Khắc Viện - Xuất xứ: Ôn dịch, thuốc lá là bài viết của tác giả Nguyễn Khắc Viện trích trong Từ thuốc lá đến ma túy- Bệnh nghiện (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) 2 - Trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể con người: niêm mạc, vòm họng phế quản, phổi, lông mao. 3 Các lông mao này (CN)/ có chức năng quét dọn bụi bặm (VN)// và các vi khuẩn (CN)/ theo luồng ko khí tràn vào phế quản và phổi (VN) - Quan hệ ý nghĩa: Quan hệ tiếp nối 4 - Tác giả muốn nói: Tác hại ghê gớm của thuốc là đối với sức khỏe con người 5- Văn bản đề cập tới nạn nghiện thuốc lá: Với những phân tích thấu đáo, tác giả đã chỉ ra nhiều tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tín mạng mỗi người. Nghiện thuốc lá còn ghê gớm hơn cả ôn dịch, muốn chống lại nó chúng ta phải quyết tâm bảo và có những biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch 6 Nội dung đoạn văn cần đảm bảo: - Câu chủ đề: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe là điều mà ai trong chúng ta cũng đều hiểu. - Trình bày tác hại của thuốc lá: + Với bản thân người hút: gây ung thư vòm họng, ung thử phổi; gây cao huyết áp, tắc động mạnh, nhồi máu cơ tim; lãng phí tiền bạc; tổn hại sức khỏe lao động. + Với người hút thụ động (ngửi khói thuốc): đau tim mạch, viêm phế quản, có khả năng bị ung thư; những bà mẹ mang thai, khi ngửi khói thuốc, sinh con non, con suy yếu, hệ miễn dịch kém, - Giải pháp: đánh thuế cao; phạt nặng những người hút ở nơi công cộng; * Đoạn văn tham khảo:
  38. Ngày nay, khi tìm mua bất cứ một bao thuốc nào, chúng ta có thể thấy dòng chữ cảnh báo trên bao bì “Thuốc lá có hại cho sức khỏe”, đó là cảnh báo hoàn toàn xác thực và có căn cứ. Thuốc lá có hại với con người bởi trong thuốc lá có chất Nicotin – chất gây nghiện, điều này khiến con người dễ nghiện hút thuốc, đó chính là khởi điểm của mọi vấn đề. Thuốc là nếu hút nhiều có thể dẫn đến hỏng hệ hô hấp, ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ hoặc ung thư phổi, gây suy giảm sức khỏe và tuổi thọ con người. Không chỉ gây hại đối với người hút, thuốc lá còn gây ảnh hưởng tương đương tới những người xung quanh nếu hít phải khói thuốc. Đối với những em nhỏ mới lớn, việc nghĩ rằng có điều thuốc trong tay sẽ trở nên “ngầu” hơn khiến không chỉ sức khỏe các em bị nguy hại mà còn làm nảy sinh bao tệ nạn xã hội khác nguy hiểm hơn như trộm cắp, dối trá để có được tiền mua thuốc. Bên cạnh đó, thuốc lá phải bỏ tiền mua mới có, tuy số tiền bỏ ra cho mỗi bao thuốc không hẳn quá nhiều, nhưng nếu như thuốc lá không được sử dụng, chắc chắn cũng ta sẽ có thể dùng số tiền đó vào những công việc hữu ích hơn Thuốc lá thực sự gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống con người, bởi thế, chúng ta cần ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn hút thuốc để đời sống trở nên lành mạnh hơn. ĐỀ 15: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ”. (Trích Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nhận xét về nhan đề của văn bản. Câu 2: Công dụng của dấu hai chấm trong câu: Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
  39. Câu 3: Viết lại một câu ghép có trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của câu đó. Câu 4: Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định Câu 5: Một số bạn mới ít tuổi đã bắt chước hút thuốc. Khi được nhắc nhở các bạn ấy nói: “Thuốc lá có thể có hại, nhưng cũng có thể có một lợi nào đó. Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Tác phẩm: Ôn dịch, thuốc lá - Tác giả: Nguyễn Khắc Viện - Nhan đề: + Ôn dịch là từ dùng để chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lan rộng. Đồng thời người ta cũng dùng từ này để chửi rủa (đồ ôn dịch). + Thuốc lá ở đây là chỉ căn bệnh nghiện thuốc lá. ⟹ Như vậy, ngay từ nhan đề ta đã thấy thuốc lá được ví với ôn dịch, cách ví von này vô cùng chính xác. Bởi nghiện thuốc lá là một căn bệnh nguy hiểm với tất cả mọi người và có tốc độ lây lan chóng mặt. Hơn nữa sử dụng từ “ôn dịch” mang sắc thái biểu cảm, cũng như một lời cảnh báo nghiêm khắc với tất cả những ai đang nghiện thuốc lá, nếu tiếp tục sử dụng cuộc sống của họ sẽ bị hủy diệt 2 - Tác dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp 3 - Hút thuốc (CN1)/ là quyền của anh (VN1), (nhưng) anh (CN2)/ không có quyền đầu độc những người ở gần anh (VN2) 4 - Tác giả muốn nói: Tác hại ghê gớm của thuốc là đối với sức khỏe con người 5 Thuốc lá có thể có hại, nhưng cũng có thể có một lợi nào đó”, đó là suy nghĩ sai lầm của những bạn trẻ mới ít tuổi tập tành hút thuốc khi nói về chính tệ nạn này. Không thể phủ nhận rằng bất cứ sự việc gì cũng sẽ có hai mặt của nó. Thuốc lá cũng vậy, nhưng thực sự, cái lợi mà thuốc lá đem lại chỉ là lợi nhuận về mặt kinh tế, tức là đem lại lợi ích cho nhà sản xuất hay giúp con người giải khuây tạm thời khi làm việc căng thẳng. Còn đối với các bạn mới
  40. lớn, khi mà các bạn chưa phải đối mặt với những công việc “đao to búa lớn” nào, khi các bạn chỉ là những người tiêu dùng sản phẩm, thì ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Thuốc lá hay cụ thể hơn là hút thuốc là hành vi có tác hại rất lớn vì trong thuốc lá chứa rất nhiều nicotin- tác nhân chủ yếu gây ung thư phổi. Người hút thuốc lá cũng có thể mắc bệnh tim và đột quỵ. Người không hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh như người trực tiếp hút thuốc lá nếu như hít phải nhiều khói thuốc. Hơn nữa hút thuốc lá còn dẫn đến các bệnh về răng miệng, loãng xương, giảm thị lực và hen xuyễn Nhiều người hút thuốc lá vì thói quen dần dần nghiện không thể bỏ, nhiều người hút vì phép lịch sự khi tiếp khách, cũng có nhiều người nhất là trẻ vị thành niên hút thuốc do sự tò mò, bạn bè rủ rê, học đòi, bắt chước Thiết nghĩ vì bất cứ lí do gì, chúng ta cũng không nên hút thuốc lá. Mỗi người cần phải tự ý thức được tác hại to lớn của thuốc lá để tránh xa. Các bậc phụ huynh nên dạy dỗ và quản lí con em mình không được hút thuốc lá, tránh những nhận thức sai lầm về thuốc lá như trên. Hãy chung tay xây dựng một xã hội lành mạnh, nói không với thuốc lá nhằm bảo vệ cuộc sống của mình và những người xung quanh. HAI CÂY PHONG ĐỀ 16: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ( .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo
  41. đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. Câu 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản? Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn. Câu 4. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Câu 5. Kỉ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một bài văn kể về một kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc của mình. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Tác phẩm: Hai cây phong - Tác giả: Ai-mai-tốp - Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên 2 - Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện - Vai trò: + Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm. + Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn. + Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn 3 - Câu ghép: Làng tôi (CN1)/ không thiếu gì các loại cây (VN1) // (nhưng) hai cây phong này (CN2)/ khác hẳn- chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. (VN2) - Vị trí: Đứng ở đầu đoạn, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của hai cây phong. 4 - Từ tượng thanh: rì rào, vù vù - Từ tượng hình: dẻo dai, nghiêng ngả, rừng rực - Tác dụng;
  42. + Hình ảnh hai cây phong hiện lên sinh động, hấp dẫn + Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đa dạng, phong phú của hai cây phong. 5 Bố cục: 3 phần MB: - Giới thiệu về kỉ niệm ấu thơ: Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? - Ấn tượng của em về sự việc ấy. TB: Trình bày cụ thể diễn biến kỉ niệm KB: - Kỉ niệm đã để lại cho em cảm nghĩ, bài học sâu sắc gì? • Bài văn: Em đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Kỉ niệm đẹp không phải vì nó vui hay buồn mà nó không bao giờ quay trở lại”. Trong số rất nhiều những “kỉ niệm đẹp” của em, in đậm nhất trong kí ức có lẽ là kỉ niệm với cậu bạn thân thưở nhỏ. Bản thân em là một cô bé rất nghịch ngợm và cứng đầu , ngược lại, em có một cậu bạn thân ăn rất tốt bụng và chín chắn - cậu bạn thân ấy là Minh. Ngay từ khi còn bé, hai đứa rất thân với nhau bởi vì bố mẹ cậu ấy chính là bạn của bố mẹ em, hai nhà lại ở đối diện nhau. Chúng em lớn lên cùng nhau và coi nhau như tri kỉ. Minh là một cậu bé giỏi giang, có khuôn mặt khá đẹp với một chiếc mũi rất cao và đôi mi cong vút - đó là lí do em luôn ghen tị với cậu ấy. Minh rất tốt bụng, cậu ấy rất chiều em và hay giúp đỡ em trong học tập. Là một cô bé rất cứng đầu và nghịch ngợm nên Minh hay bị em bắt nạt, nhưng cậu ấy coi đó là niềm vui và luôn dỗ dành em mỗi khi hai đứa cãi nhau. Kỉ niệm thời thơ ấu khiến em không bao giờ quên diễn ra vào một buổi chiều chủ nhật, khi em và Minh đang học lớp 4. Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng em vẫn nhớ như in kỉ niệm ngày hôm ấy. Là chiều chủ nhật nên cả hai đứa được nghỉ ở nhà, em chạy sang nhà Minh rủ cậu ấy đi chơi. Cả hai đứa vui vẻ dắt nhau ra cánh đồng để thả diều như thường ngày. Bỗng em nhìn thấy ở khu vườn nhà ông Ba ổi đã chín, vì vậy em đã rủ Minh ăn trộm ổi. Minh sợ hãi quay sang nhìn em nói: “ Lỡ ông ấy bắt được mình
  43. thì sao? Tớ tớ sợ lắm!” . Em thấy vậy liền cau mày nói với Minh: “ Sao cậu nhát thế, con trai gì mà không dám đi ăn trộm ổi, cậu không đi thì để tớ đi một mình!”- em tỏ vẻ giận dỗi quay ra chỗ khác. Minh thấy thế liến thoắng: “ Tớ tớ sẽ đi cùng cậu được chưa?”. Em vui vẻ gật đầu rồi cười khúc khích, em biết Minh sẽ không bao giờ từ chối mình. Kế hoạch bắt đầu, Minh trèo qua tường để vào vườn nhà ông Ba, nhưng chẳng may thanh sắt trên hàng rào đâm vào chân cậu ấy chảy rất nhiều máu, Minh ngã xuống đất mặt tái mét, không dám kêu đau. Em hốt hoảng sợ hãi: “Chết rồi thôi để tớ dìu cậu về nhà.”, rồi em đưa Minh về. Máu vẫn c không ngừng chảy. Dọc đường, khuôn mặt Minh bắt đầu trắng bệch khiến em sợ hãi. Về đến nhà, em hốt hoảng chạy đi gọi mẹ Minh, cô chạy ra không biết có chuyện gì nhưng lập tức lấy xe đưa Minh đi bệnh viện, em ngồi ở nhà mà lòng thấy vô cùng ân hận, tất cả vì em em khiến Minh phải bị thương. Tối hôm ấy, em đã kể chuyện này cho bố mẹ nghe, bố em rất tức giận mắng: “Tại sao con lại có thể dại dột như vậy, con thiếu thốn lắm sao mà phải đi ăn trộm ổi nhà người ta, để bây giờ giờ làm cho bạn Minh phải đi bệnh viện, bố thật thất vọng về con!”. Nghe bố nói vậy, em òa khóc và xin lỗi bố. Thấy vậy, bố liền nói: “Thôi, hai bố con mình vào bệnh viện xem Minh thế nào, con hãy xin lỗi cô và xin lỗi bạn Minh đi nhé!”. Em đồng ý và cùng bố vào bệnh viện thăm Minh . Minh phải khâu 5 mũi ở chân vì bị rách da, thấy Minh nằm trên giường, em cảm thấy ân hận quá! Em ra xin lỗi cô nhưng cô không trách mà chỉ nói nhẹ nhàng: “Lần sau hai đứa đừng như vậy nữa nhé, nếu có xảy ra chuyện gì thì sẽ rất nguy hiểm”. Em chỉ cúi đầu xin lỗi cô rồi xin phép vào thăm Minh. Thấy em vào thăm, Minh rất vui, còn em thì chỉ biết cúi đầu xin lỗi Minh. Cậu ấy chỉ cười bảo: “Tớ không sao đâu, tớ vẫn khỏe, vài ngày nữa vẫn có thể đi chơi cùng cậu!”. Nghe vậy em cảm thấy rất thương và trân trọng Minh nhiều hơn. Từ lần ấy, em đã hứa với bản thân sẽ không bao giờ nghịch dại nữa để không ảnh hưởng đến bản thân và người khác.
  44. Đó là một kỉ niệm tuổi thơ vô cùng đáng nhớ, nó khiến em ân hận mãi. Bây giờ em và Minh đã lớn nhưng chắc hẳn sẽ không bao giờ em quên được kỉ niệm ấy - một kỉ niệm đã khiến em trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động rất nhiều. Cảm ơn cuộc đời đã ban cho em một người bạn thân - một người bạn sẵn sàng đồng hành vì mình mà không hề tính toán. Kỉniệm ấy diễn ra như một bài học, một trải nghiệm tuổi thơ in đậm trong tâm trí em và giúp em thêm trân trọng người bạn này. THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 ĐỀ 17: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào? Câu 2. Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 3. Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó Câu 4. Nêu nội dung của đoạn văn trên.
  45. Câu 5. Theo em, nguyên nhân cơ bản nào làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại đối với môi trường? Câu 6. Em rút ra được điều gìqua văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000? Câu 7. Môi trường sống có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người. Vậy cần phải làm gì để môi trường sống luôn xanh, sạch? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Ngày 22/4 là ngày Trái Đất - Được khởi xướng năm 1970. 2 - Kiểu văn bản nhật dụng - PTBĐ: Nghị luận 3 Trường từ vựng về bệnh lí: ung thư phổi, ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, dị tật bẩm sinh 4 Nội dung: Tác hại của bao bì nilon đối với môi trường và sức khỏe con người 5 Theo em nguyên nhân cơ bản làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại đối với môi trường chính là do ý thức của con người .( sử dụng chỉ một lần) 6 Văn bản: “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông 7 Con người khi tồn tại trên Trái đất này cần có rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là môi trường, do vậy cần phải làm gì để môi trường luôn xanh, sạch, đẹp là câu hỏi mà mỗi chúng ta ai cũng tự nên đặt cho mình. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố như rừng, đất, nước , không khí, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Bảo vệ môi trường chính là ý thức về sự quan trọng của những yếu tố ấy để có những hành động thiết thực không làm hại đến môi trường sống. Môi trường có ý nghĩa thực sự to lớn (không có rừng, cây xanh thì con người sẽ không có oxi- sự sống sẽ không tồn tại. Không có nước hay con người cũng sẽ chết dần vì khát . Không
  46. có không khí con người không thể hô hấp duy trì sự sống ) vậy mà hiện nay, tất cả các yếu tố đó đều bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do con người. Đối với rừng và cây xanh, nhiều người đã phá rừng đốn củi, đốt rừng làm nương vụ lợi cho bản thân Môi trường nước nhiễm bẩn là do ý thức kém của người dân, thải nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp bừa bãi ra sông hồ ao ngòi Không khí ô nhiễm do khí thải của xe máy, ô tô, khí thải công nghiệp Các tác nhân ấy đang làm mất dần đi sự trong sạch của môi trường sống. Quay trở lại câu hỏi đầu bài, việc chúng ta cần làm thiết nghĩ chính là phải có biện pháp để khắc phục, ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường. Trước hết, bản thân mỗi người cần tự giác ý thức được tác hại to lớn khi môi trường sống bị ô nhiễm để từ đó có hành động cụ thể như khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng, trồng nhiều cây xanh ở những nơi giao thông đông đúc để chắn bụi, không xả nước thải khi chưa qua xử lí ra môi trường, tuyên truyền để mọi người chung tay giữ gìn một môi trường sống xanh, sạch, đẹp vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN ĐỀ 18: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1. Bài thơ trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 3. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
  47. Câu 4: Bài thơ có 2 lớp nghĩa? Hai lớp nghĩa đó là gì? Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng. Câu 6: Nêu ý nghĩa của bài thơ. Câu 7: Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. Câu 8: Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ trên. GỢI Ý, ĐÁP ÁN Câu Nội dung 1 - Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh 2- - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo (1908-1910) 3 Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã 4 Nghĩa thực và nghĩa tượng trưng + Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng + Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước. 5 Biện pháp tu từ: Nói quá (làm lở núi non - Xách búa đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn) Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh con người không hề nhỏ bé mà sánh ngang tầm vũ trụ, ngạo nghễ và phi thường 6 Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí. 7 3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.
  48. 8 Mở đoạn: Bốn câu thơ đầu trong bài Đập đá ở Côn Lôn đã làm nổi bật khí phách và uy dũng của người chiến sĩ - Thân đoạn: - - Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh => Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo - Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế - - “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương + Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc + Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng  Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường  Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm => Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường, qua đó cũng thể hiện tư chất hiên ngang, lẫm liệt, không chịu khuất phục