Bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh môn Toán, Tiếng Việt Lớp 2 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B (Có đáp án)

docx 5 trang Hải Lăng 18/05/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh môn Toán, Tiếng Việt Lớp 2 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_danh_gia_nang_luc_hoc_sinh_mon_toan_tieng_viet.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh môn Toán, Tiếng Việt Lớp 2 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đồng Tĩnh B (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TĨNH B BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH Họ tên: Lớp 2, Môn: Toán, Năm học 2023 - 2024 Lớp: 2 . (Thời gian làm bài: 25 phút không kể giao đề) (Lưu ý: Đề bài gồm 2 mặt, học sinh làm trực tiếp vào đề thi này.) I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. (0,4 đ) Số gồm 1 chục và 2 đơn vị là: A. 11 B. 22 C. 12 D. 21 Câu 2. (0,4 đ) Số liền sau của 16 là: A. 15 B. 17 C. 18 D. 19 Câu 3. (0,4 đ) Phép tính nào dưới đây có kết quả lớn nhất: A. 7 + 8 B. 8 + 6 C. 6 + 7 Câu 4. (0,4 đ) Số lớn nhất trong các số: 5; 19 ;11; 18; 63 là: A. 5 B. 19 C. 11 D. 63 Câu 5. (0,4 đ) Số bé nhất trong các số : 12; 14; 16; 18 A. 12 B. 14 C. 16 D. 18 Câu 6. (0,4 đ) Phép tính nào dưới đây có kết quả bé nhất: A. 17 - 9 B. 16 - 9 C. 15 - 3 Câu 7. (0,4 đ) Số hạng thứ nhất là 9, số hạng thứ hai là 8. Lúc đó, tổng sẽ là: A. 1 B. 16 C. 17 Câu 8. (0,4 đ) Ba số cần điền là: 69 + 7 - 8 + 5 A. 5; 10; 13 B. 10; 5; 13 C. 13; 5; 10 Câu 9. (0,4 đ) Dòng nào đúng? A. 9 + 5 = 13Đ B. 8 + 4 = 4 + 7 Đ C. 17 – 2 < 19 - 3 S Câu 10. (0,4 đ) Nam có 32 viên bi. Hoàng có 2 chục viên bi. Cả hai bạn có tất cả số viên bi là: A. 34 viên bi B. 52 viên bi C. 43 viên bi D. 30 viên bi
  2. II. TỰ LUẬN Câu 11. (1,5 đ) Đặt tính rồi tính. a. 14 + 25 b. 36 - 24 Câu 12. (1,5 đ) Tính : a. 19 – 4 – 5 = b.14 – 6 + 5 = = = Câu 13. (1,5 đ) Hoa có 15 bút chì màu, Hoa tặng cho Lan 3 cái. Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu bút chì màu? Câu 14. (1,5 đ) Năm nay em 7 tuổi, hỏi 3 năm sau em bao nhiêu tuổi?
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TĨNH B BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH Họ tên: Lớp 2, Môn: Tiếng Việt, Năm học 2023 - 2024 Lớp: 2 . (Thời gian làm bài: 25 phút không kể giao đề) (Lưu ý: Đề bài gồm 2 mặt, học sinh làm trực tiếp vào đề thi này.) Từ câu 1 đến câu 10, đọc văn bản rồi khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng; Từ câu 11 đến câu 14, trình bày cụ thể cách làm bài. I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Đọc thầm bài sau: CÂY XẤU HỔ Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Quả nhiên, không có gì lạ thật. Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế. Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại? Theo Trần Hoài Dương Câu 1. (0,4đ) Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì? A. Cây xấu hổ co rúm mình lại. B. Cây xấu hổ vẫy cành lá. C. Cây xấu hổ hé mắt nhìn. D. Cây xấu hổ xôn xao. Câu 2. (0,4đ) Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì? A. Có con chim lạ bay đến. B. Một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay. C. Có con chim chích chòe bay đến. D. Có một con chim vàng anh bay đến. Câu 3. (0,4đ) Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì? A. Vì chưa được bắt con chim. B. Vì cây xấu hổ nhút nhát. C. Vì chưa được nhìn thấy con chim xanh. D. Vì chưa được đến gần. Câu 4. (0,4đ) Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào? A. Róc rách. B. Lạt xạt. C. Xôn xao. D. Leng keng Câu 5. (0,4đ) Toàn thân con chim thế nào? A. Lóng lánh. B. Lập lòe. C. Líu lo. D. Xôn xao. Câu 6. (0,4đ) Trong câu: “Cây xấu hổ co rúm mình lại.” Từ chỉ hoạt động là: A. Cây xấu hổ. B. Co rúm. C. Co rúm mình lại. D. Xuýt xoa Câu 7. (0,4đ) Câu “ Ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm quả chín. ” có mấy từ chỉ hoạt động? A. 3 từ. B. 2 từ. C. 4 từ. D. 5 từ.
  4. Câu 8. (0,4đ) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại A. đồng hồ B. cái lược C. ba lô D. xinh xắn Câu 9. (0,4đ) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại A. bác sĩ B. tập luyện C. leo núi D. bơi lội Câu 10. (0,4đ) Câu: “Em bé có đôi mắt xanh biếc. ” thuộc kiểu câu nào? A. Câu nêu đặc điểm B. Câu giới thiệu C. Câu nêu hoạt động II. TỰ LUẬN Câu 11. (1,0đ) a) Điền vào chỗ trống ch hay tr: quả anh; lều anh b) iu hay ưu: s . . tầm; d dàng Câu 12. (1,5đ) a) Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: " Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng’’. b) Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thành câu nêu đặc điểm: Em bé Câu 13. (1,5đ) Sắp xếp các từ dưới đây thành 2 câu khác nhau rồi viết lại cho đúng Lưng/mái tóc/bà em/bạc phơ/còng/và Câu 14. (2,0đ) Em hãy viết một đoạn văn (từ 2 đến 3 câu) kể về một việc làm ở nhà.
  5. MÔN: TIẾNG VIỆT - Tháng 9 I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B C B A B A D A A Điểm 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4 II. TỰ LUẬN (6 điểm ) Câu 11. (1,0đ) a , Điền vào chỗ trống ch hay tr? (Mỗi từ đúng 0,25điểm) quả chanh; lều tranh b, iu hay ưu sưu tầm; dịu dàng Câu 12. (1,5đ) a , (Mỗi từ gạch đúng cho 0,3 điểm) Gạch chân từ chỉ sự vật trong câu sau: " Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng’’. b , (0,6 điểm) Em bé có đôi mắt đen láy Câu 13. (1,5đ) Sắp xếp mỗi câu đúng cho 0,75đ - Bà em mái tóc bạc phơ và lưng còng. - Bà em lưng còng và mái tóc bạc phơ. Câu 14. (2,0đ) - Tập làm văn Viết 2 đến 3 câu kể về một kể về một việc làm ở nhà.