32 đề Ôn Tiếng Việt môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2011-2012

doc 55 trang nhatle22 3021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "32 đề Ôn Tiếng Việt môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc32_de_on_tieng_viet_mon_tieng_viet_lop_2_hoc_ki_ii_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: 32 đề Ôn Tiếng Việt môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2011-2012

  1. 32 ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 CUỐI HK2 (2011 – 2012) ĐỀ SỐ 1) PHÒNG GD & ĐT TÂN KỲ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4 NĂM HỌC 2010-2011 Trường tiểu học phú sơn 2 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 Thời gian: 40 phút PHẦN I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) Bài 1.Đọc thành tiếng (6 điểm): Học sinh bốc thăm tên bài đọc, đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong SGK các bài tập đọc - học thuộc lòng đã học từ tuần 28 - tuần 34 (Tốc độ 50 tiếng / phút). Bài 2. (4 điểm): A) Hãy đọc thầm đoạn văn sau : Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm tập luyện. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác cũng chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc : - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Theo Đầu nguồn B. Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào câu trả lời đúng : 1. Câu chuyện này kể về việc gì ? a. Bác Hồ rèn luyện thân thể. b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không. 2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ? a.Dậy sớm, luyện tập b. Chạy, leo núi, tập thể dục c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh. 3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau? a. Leo - Chạy b. Chịu đựng - rèn luyện c. Luyện tập - rèn luyện 4 . Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào ? a. Vì sao ? b. Để làm gì ? c. Khi nào ?
  2. PHẦN II. VIẾT (10 điểm) Giáo viên đọc, học sinh nghe viết bài Hoa mai vàng trang 145 sách Tiếng Việt 2, tập 2. Bài 4. Dựa vào những câu gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) để nói về một loài cây mà em thích. Gợi ý : 1. Đó là cây gì, trồng ở đâu ? 2. Hình dáng cây như thế nào ? 3. Cây có ích lợi gì ? ĐỀ SỐ 2) PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 2 CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2007 – 2008 I/ Chính tả : 5 điểm – Thời gian : 15 phút Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả vào giấy thi có ô li sau đó ra đề cho HS làm tiếp môn Tập làm văn . 1/ Bài viết : Voi nhà ( Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – tập 2 – trang 56 -57 ) Viết đoạn “ Con voi lúc lắc vòi đã gặp được voi nhà “ 2/ Cách đánh giá cho điểm chính tả : - Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày bài viết cân đối được 5 điểm . - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn âm đầu hoặc vần , thanh , không viết hoa đúng qui định ) trừ 0,5 điểm/lỗi . - Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng , sai lẫn độ cao , khoảng cách của chữ , trình bày bẩn phải trừ 1 điểm toàn bài nếu sai một trong những lỗi đó .
  3. II/ Tập làm văn : 5 điểm – Thời gian : 25 phút 1/ Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một người thân của em ( bố , mẹ , chú , cô , dì . ) Đọc đoạn văn sau : Quyển sổ liên lạc . Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay . Bố làm gì cũng khéo , viết chữ thì đẹp . Chẳng hiểu sao , Trung không có được hoa tay như thế . Tháng nào , trong sổ liên lạc , cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà . Một hôm , bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu , đưa cho Trung . Trung ngạc nhiên : đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai . Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan , học giỏi . Nhưng cuối lời phê , thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc , cần luyện viết nhiều hơn . Trung băn khoăn : - Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê ? Bố bảo : - Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều , chữ mới được như vậy . - Thế bố có được thầy khen không ? Giọng bố buồn hẳn : - Không . Năm bố học lớp ba , thầy đi bộ đội rồi hi sinh . Nguyễn Minh Dựa theo nội dung bài khoanh tròn các ý a, b , hoặc c đúng nhất của mỗi câu sau : 1/ Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì ? a. Phải rèn chữ viết . b. Phải tập viết thêm ở nhà c. Phải giữ vở cẩn thận 2/ Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung xem để làm gì ? a. Để cho Trung biết bố lúc nhỏ học cũng giỏi . b. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố viết chữ rất đẹp . c. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố cũng viết chữ xấu nhưng nhờ thầy khuyên bố tập viết nhiều nên ngày nay chữ mới đẹp . 3/ Những cặp từ nào sau đây cùng nghĩa với nhau : a. Khéo – đẹp b. Khen - tặng c. Cha – bố 4/ Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu sau : Vì khôn ngoan , sư tử điều binh khiển tướng rất tài . .
  4. 5/ Câu : Bố làm gì cũng khéo . “ thuộc mẫu câu nào ? a. Ai – thế nào ? b. Ai – là gì ? c. Ai – làm gì ? ĐỀ SỐ 3) Họ và tên: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ 2 Năm học 2010 - 2011 Lớp: Trường MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 I.Bài tập (Đọc hiểu) 4đ - Thời gian 30 phút Học sinh đọc thầm bài : “Bóp nát quả cam” (SGK TV2 tập 2 trang 124-125) và làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài: Câu1: Giặc nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? a.Xâm chiếm nước ta. b.Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. c.Cướp tài nguyên quí báu của nước ta. Câu2: Trần Quốc Toản nóng lòng gặp vua để làm gì ? a. Để được trả thù quân giặc. b. Để được đánh đuổi quân giặc. c. Để được nói hai tiếng “ xin đánh”. Câu3: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? a. Vì Quốc Toản đang ấm ức bị vua xem như trẻ con. b. Vì Quốc Toản căm thù quân giặc. c.Vì Quốc Toản nóng lòng muốn gặp vua. Câu4 : Từ nào dưới đây chỉ có nghĩa chỉ nơi tập trung đông người mua bán? A. Cửa hàng bách hoá. B. Siêu thị. C. Chợ. II. Chính tả: ( nghe viết trong 15 phút) 5đ
  5. III. Tập làm văn 1.Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen. 2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn(khoảng 4-5 câu) kể về một người thân của em ( Bố, mẹ, chú,gì,anh,chị,em ) ĐỀ SỐ 4) Trường TH La Văn Cầu Thứ ngày tháng năm 20 Họ Tên: Kiểm tra chất lượng cuối năm học Lớp 2 Môn thi: Tiếng Việt I- KIỂM TRA ĐỌC: A/ Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ở các tiết ôn tập ( 6 điểm) B/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 4 điểm) Bài VOI NHÀ ( Tiếng việt 2, tập 2 trang 56) Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng 1. Vì sao mọi người phải ngủ đêm trong rừng  a, Vì trời quá tối, xe đi không được  b, Vì trời đổ mưa bất ngờ  c, Vì xe bị sa lầy 2. Voi nhà và voi rừng khác nhau như thế nào?  a, Voi rừng có vòi và hai cái ngà  b, Voi rừng hay phá nương rẫy  c, Voi rừng không được nuôi dạy, còn voi nhà được người nuôi dạy đễ làm một số việc 3. Điền vào chỗ trống a, Rời hày giời ? Tàu ga ; Sơn Tinh từng dãy núi đi b, Giữ hay dữ Hổ là loài thú ; Bộ đội canh biển trời 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu dưới đây : a, Cây hoa được trồng ở trong vườn b, Ngựa phi nhanh như bay
  6. II- KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả : Nghe viết BÀI : CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC (Viết đoạn 3, trang 111) 2. Tập làm văn ( 5 điểm) Dựa vào những câu hỏi dưới đây viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về ảnh Bác Hồ a, Ảnh Bác được treo ở đâu ? b, Trông Bác như thế nào ? ( Râu tóc, vầng trán, đôi mắt ) c, Em muốn hứa với Bác điều gì ?
  7. ĐỀ SỐ 5) Đề kiểm tra Định kì cuối kì II Năm học: 2010 – 2011 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (Phần viết I. Chính tả ( 5 điểm). 1. Nghe viết: (4 điểm- Thời gian 15 phút). Bài viết : Cây và hoa bên lăng Bác ( Tiếng Việt 2 – Tập 2- trang 111) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết đoạn: Sau lăng, những cành đào tỏa hương ngào ngạt. 2. Bài tập: (1 điểm-Thời gian 5 phút). Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: ( chúc; trúc) cây ; .mừng. ( chở, trở) .lại ; che II. Tập làm văn (5 điểm)Thời gian 25 phút Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em( bố, mẹ, chú hoặc dì, .) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau: a, Bố( mẹ, chú, dì ) của em làm nghề gì? b, Hàng ngày, bố ( mẹ, chú, dì ) làm những việc gì? c, Những việc ấy có ích như thế nào? d, Tình cảm của em đối với bố ( mẹ, chú, dì ) như thế nào? Bài kiểm tra định kì cuối học kì Ii Năm học 2010 - 2011 Môn: Tiếng Việt lớp 2 (Phần đọc thầm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
  8. Bài đọc: Chiếc áo rách Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết vào chỗ chấm. Câu 1: Vì sao các bạn trêu chọc Lan? A. Vì Lan bị điểm kém. B. Vì Lan mặc áo rách đi học. C. Vì Lan không chơi với các bạn. Câu 2: Khi các bạn đến thăm nhà thì thấy bạn Lan đang làm gì? A. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh. B. Lan đang học bài. C. Lan đi chơi bên hàng xóm. Câu 3: Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì? A. Mua bánh giúp gia đình Lan. B. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh. C. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới. Câu 4: Câu chuyện trên khuyên em điều gì? A. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. B. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười. C. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.
  9. Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu: Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. trả lời cho câu hỏi nào? A. Làm gì. B. Như thế nào? C. Là gì? Câu 6: Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì? II. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: ĐỀ SỐ 6) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Năm học: 2010 – 2011 (Thời gian: 40 phút không kể chép đề) I. Phần Đọc: A. Đọc thành tiếng: Gv cho học sinh bốc thăm bài đọc Đề 1: Đọc đoạn 1 và 2 trong bài: Bóp nát quả cam (TV lớp 2 tập 2 trang 124) Đề 2: Đọc đoạn 3 trong bài: Chuyện quả bầu (TV lớp 2 tập 2 trang 116) Đề 3: Đọc bài: Cậu bé và cây si già: (TV lớp 2 tập 2 trang 96) B. Đọc hiểu: (10 phút). Yêu cầu cả lớp mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập II – trang 107, 108 đọc thầm bài : Chiếc rễ đa tròn Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào ý trả lời đúng . Câu 1 : Câu chuyện này kể về việc gì ? a, Bác trồng rễ đa tròn . b, Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa tròn . c, Bác bẻ chiếc rễ đa tròn .
  10. Câu 2 : Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ? a, Cuộn thành vòng tròn buộc tựa vào hai cái cọc sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. b, Vùi một đầu rễ cây xuống đất . c, Cuộn thành vòng tròn dúi xuống đất . Câu 3 : Chiếc rễ đa trở thành cây có hình dáng như thế nào ? a, Cây đa cao to . b, Cây đa có vòng lá tròn . c, Cây đa nhỏ , đẹp . Câu 4 : Câu “Bác yêu quý thiếu nhi”trả lời cho câu hỏi nào ? a, Làm gì ? b, Là gì ? c, Như thế nào ? II. Phần kiểm tra viết: A. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: Ai ngoan sẽ được thưởng. (SGK Tiếng việt 2 tập 2 trang 100).Viết đoạn:(Một buổi sáng nơi tắm rửa.) B. Tập làm văn: Hãy kể về một người thân của em (bố hoặc mẹ hoặc chú, dì, ) theo các câu hỏi gợi ý sau: a, Bố, mẹ, chú,dì của em làm nghề gì ? b, Hàng ngày bố, mẹ, chú, dì thường làm những công việc gì ? c, Những việc ấy có ích lợi như thế nào ? Bài làm
  11. ĐỀ SỐ 7) Trường: Tiểu học Tôn Đức Thắng THỨ ngày tháng 5 năm 2011 Họ và tên: KIỂM TRA CUỐI NĂM LỚP : 2 MƠN TIẾNG VIỆT 2. Đọc thầm và làm bài tập Bác Rùa Đá Chim Bách Thanh đậu trên một cành cây bên bờ suối. Chú bắt đầu hát một điệu mới, giọng mượt mà. Bác Rùa Đá thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt lắng nghe tiếng hát trong trẻo. Bỗng lão Rắn Mốc bò đến, lão cuốn mình quanh cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Phốc! Lão đã ngoạm một chân Bách Thanh trong miệng. Bách Thanh thét lên đau đớn. Chú giãy giụa và lôi lão Rắn Mốc ngã xuống bờ cỏ trước mặt bác Rùa Đá. Bác vội nhích lên vài bước và cái miệng rắn như đá của bác kẹp nát cổ Rắn Mốc. Lão Rắn Mốc duỗi toàn thân, cứng đơ như một cành cây khô. Bách Thanh bị gãy một chân. Chú nén đau, bay lên cành cây, rối rít nói: “Cháu cám ơn bác Rùa Đá!” a. Đề bài: Bác Rùa Đá b . Dựa theo nội dung bài, chọn và đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. 1. Từ hát trong câu chuyện trên có nghĩa là gì? a. kêu b. nói c. hót 2.Nhân vật nào trong câu chuyện là kẻ yếu cần được bảo vệ ? a. chim Bách Thanh b. bác Rùa Đá c. lão Rắn Mốc 3. Việc làm nào dưới đây là hành động xấu? a. Chim Bách Thanh hót một điệu mới b. Lão Rắn Mốc ngoạm chân chim Bách c. Bác Rùa Đá kẹp cổ lão Rắn Mốc 4. Bộ phận nào của câu (Chú chim Bách Thanh đậu trên một cành cây bên bờ suố). Có từ chỉ hoạt động a. Chú chim Bách Thanh b. đậu trên một cành cây bên bờ suối c. trên một cành cây bên bờ suối
  12. ĐỀ SỐ 8) I. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng : ( 5 điểm ) Bài đọc : 2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm ) - 20 phút Có những mùa đông Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1: (1 điểm) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? a. Cào tuyết trong một trường học. b. Làm đầu bếp trong một quán ăn. c. Viết báo. Câu 2: (1 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì? a. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. b. Để theo học đại học. c. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. Câu 3: (1 điểm) Bài văn này nhằm nói lên điều gì? a. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp. b. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp. c. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
  13. Câu 4: (1 điểm) Bộ phận được in đậm trong câu "Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào? Câu 5: (1 điểm) a) Tìm 2 từ ca ngợi Bác Hồ . b) Đặt 1 câu với 1 từ em vừa tìm được. II. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả: (5 điểm) (Nghe - viết) : 15 phút Bài viết: Ai ngoan sẽ được thưởng Từ "Một buổi sáng đến da Bác hồng hào." (TV2 - Tập 2 - trang 100)
  14. 2. Tập làm văn: (5 điểm) : 25 phút Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 5 câu) nói về một loại cây mà em thích. ĐỀ SỐ 9) Đọc thầm bài “ Chiếc rễ đa tròn” sách TV lớp 2 tập 2 Sau đó đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau : Câu 1 : Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vệ làm gì ? Vứt nó gọn vào đống rác. Uốn chiếc rễ lại rồi cho nó mọc tiếp. Chôn nó xuống đất. Câu 2 : Bác hướng đẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? Vùi hai đầu xuống đất. Vùi một đầu xuống đất . Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn;buộc vào hai cái cọc,sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. Câu 3 : Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đacó hình dáng thế nào ? Hình vòng lá tròn. Hình vuông . Hình tam giác. Câu 4 : Bộ phận in đậm trong câu “ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi” trả lời cho câu hỏi nào ? Làm gì ? Là gì ? Như thế nào ? Chính tả : Nghe viết Bài viết : Bóp nát quả cam (Sách TVL2 tr 127
  15. 2.Tập làm văn : Dựa vào các câu hỏi sau đây , em hãy viết một đoạn văn ( từ 3 câu đến 5 câu ) về ảnh Bác Hồ . a.Aûnh Bác Hồ được treo ở đâu ? b.Trông Bác như thế nào ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt, khuôn mặt ) c. Em muốn hứa với Bác điều gì ? I /Bài tập(Đọc hiểu) 5 điểm(Thời gian 15 phút). Đọc thầm bài Chuyện quả bầu.Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất: 1-Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì? a. Mưa to gió lớn. b. Mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. 2-Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? a. Người vợ sinh ra một quả bầu. b. Người vợ sinh ra một cái bọc. 3-Người vợ làm gì với quả bầu: a. Cưa quả bầu ra làm đôi. b. Lấy que đốt thành cái dùi ,rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. 4-Cặp từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau: a. Đẹp- Tốt b. Đẹp-Xấu II/Chính tả: (5 điểm) :Nghe viết bài: “Cây và hoa bên lăng Bác” (SGKTV2T2 trang111).Bài viết :Từ “Sau lăng toả hương ngào ngạt” Thời gian 15 phút
  16. III Tập làm văn:5điểm (Thời gian làm bài 25 phút) 2-Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một loài cây mà em thích. Gợi ý: + Cây đó là cây gì ? Trồng ở đâu ? + Hình dáng (thân, cành, tán lá, ) như thế nào ? + Ích lợi của cây. ĐỀ SỐ 10) 1.Chính taû Nghe vieát baøi : Hoa phượng SGK TV2 – T2 trang 97 2. Bài tập Câu 4:Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau. a)mệt - mỏi b)sáng - tối d)lạnh cóng - lạnh giá c)nóng – lạnh Câu 4:Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân a) Người ta trồng lúa để lấy gạo. b) Khi mùa hè đến, cuốc kêu ra rã. Câu 5:Đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống, rồi viết lại cho đúng chính tả. Khi bé bước ra cả nhà tươi cười chào bé cả căn phòng bỗng chan hòa ánh sáng mọi người gọi bé giơ những bàn tay trìu mến vẫy bé.
  17. II.Tập làm văn Đề : Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một loài cây mà em thích Gợi ý: - Đó là cây gì, trồng ở đâu? - Hình dáng cây như thế nào? - Cây có ích lợi gì ? ĐỀ SỐ 11) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010 - 2011 Môn : Tiếng Việt ( đọc hiểu Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10 > 12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới Sông Hương Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. Theo ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất nội dung câu hỏi 1, 2, 4 và 5. Câu1.Bài văn trên thuộc chủ điểm nào em đã học? a. Cây cối b. Sông biển c. Nhân dân d. Bác Hồ
  18. Câu2.Dòng nào nêu đúng những từ chỉ màu xanh khác nhau của sông Hương. a. xanh biếc, xanh lơ, xanh lam. b. xanh biếc, xanh thẳm, xanh ngắt. c. xanh thẳm, xanh biếc, xanh lơ. d. xanh thẳm, xanh biếc, xanh non. Câu 3. Viết lại câu văn cho thấy sự đổi màu của sông Hương vào mùa hè . Câu 4.Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? a. Vì dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng. b. Vì sông Hương làm cho thành phố Huế thêm đẹp, không khí trở nên trong lành, không có tiếng ồn ào, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. c. Vì mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. . d. Vì sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Câu 5. Câu: “Dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng.” Thuộc kiểu câu gì ? a. Ai là gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai làm gì ? d. Tất cả đều sai. Câu 6. Đặt một câu có từ “sông Hương” theo mẫu câu Ai thế nào?
  19. ĐỀ THI CUỐI KÌ II . NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN : Chính tả - lớp hai Thời gian : 15 phút Giáo viên viết đề bài lên bảng rồi đọc đoạn chính tả sau cho học sinh viết vào giấy có kẻ ô li. Quyển sổ liên lạc. Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. ĐỀ THI CUỐI KÌ II . NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN : Tập làm văn - lớp hai Thời gian : 25 phút. Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn ( Từ 5 đến 7 câu ) nói về một cây ăn quả mà em thích. ĐỀ SỐ 12) Trường: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: MÔN TIẾNG VIỆT– KHỐI 2 Họ và tên: Thời gian: 60 phút I- KIỂM TRA ÐỌC : (10 điểm) Ðọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm) Đọc thầm bài “Bóp nát quả cam ” SGK Tiếng Việt 2 tập II( trang 124- 125) . Khoanh tròn trước câu trả lời đúng cho câu hỏi 1, 2 và trả lời câu hỏi 3, 4.
  20. 1 .Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? a. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. b. Sang tham quan. c. Sang giúp nước ta. 2 Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì ? a. Ðể xin quả cam. b. Ðể nói hai tiếng “ xin đánh” . c. Ðể được gặp mặt Vua. 3 . Vì sao Vua không những tha tội mà còn cho Quốc Toản quả cam quý? 4 . Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam? II- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: ( 5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Ai ngoan sẽ được thưởng” (SGK Tiếng Việt lớp 2 tậpII trang 100). Đoạn viết: từ “ Một buổi sáng .da Bác hồng hào”
  21. 2. Tập làm văn: ( 5 điểm) Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 4 đến 5 câu kể về một người thân của em ( bố, mẹ, chú hoặc dì ,,,,) theo các câu hỏi gợi ý sau: a) Bố (mẹ, chú, dì,,,) của em làm nghề gì? b) Hằng ngày Bố (mẹ, chú, dì, ) của em làm nhũng việc gì ? c) Những việc ấy có ích như thế nào ? d)Tình cảm của em đối với Bố (mẹ chú dì ) như thế nào? Bài làm ĐỀ SỐ 13) Trường : ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - LỚP 2 Lớp: Môn: Tiếng Việt. Họ tên : Thời gian 90 phút. A/ Kiểm tra đọc: (10 điểm). II/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm) Đọc thầm bài “Ai ngoan sẽ được thưởng” (Sách TV2 tập 2, trang 100). Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu1/ Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng? a. Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa. b. Phòng để quần áo, phòng có đồ chơi. c. Phòng học, phòng thư viện.
  22. Câu 2/ Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ? a. Những bạn ngoan. b. Những bạn học giỏi. c. Những bạn chưa ngoan. Câu 3/ Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia? a. Vì bạn Tộ không dám gặp Bác. b. Vì bạn Tộ thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô. c. Vì bạn Tộ không dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan. Câu 4/ Trong những câu sau câu nào đặt đúng dấu phẩy? a. Một buổi sáng Bác Hồ, đến thăm trại nhi đồng. b. Một buổi sáng Bác Hồ đến thăm, trại nhi đồng. c. Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1.Chính tả: (5 điểm) Giáo viên đọc cho HS nghe – viết bài : “Bóp nát quả cam”. Sách TV2 tập 2 trang 127. Viết đoạn: “ Thấy giặc âm mưu làm nát quả cam quý ”. 2/ Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về người thân của em. Theo gợi ý sau: a. Bố (mẹ, chú, dì, ) của em làm nghề gì? b. Hằng ngày bố (mẹ, chú, dì, ) của em thường làm những công việc gì? c. Những công việc ấy có ích như thế nào? d. Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì, ) như thế nào?
  23. ĐỀ SỐ 14) KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II Họ Năm học:2009-2010 tên: MÔN :TIẾNG VIỆT Lớp: Trường: - I /Bài tập(Đọc hiểu) 5 điểm(Thời gian 15 phút). Đọc thầm bài Chuyện quả bầu.Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất: 1-Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì? a. Mưa to gió lớn. b. Mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. 2-Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? a. Người vợ sinh ra một quả bầu. b. Người vợ sinh ra một cái bọc. 3-Người vợ làm gì với quả bầu: a. Cưa quả bầu ra làm đôi. b. Lấy que đốt thành cái dùi ,rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu. 4-Cặp từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau: a. Đẹp- Tốt b. Đẹp-Xấu II/Chính tả: (5 điểm) :Nghe viết bài: “Cây và hoa bên lăng Bác” (SGKTV2T2 trang111).Bài viết :Từ “Sau lăng toả hương ngào ngạt” Thời gian 15 phút III Tập làm văn:5điểm (Thời gian làm bài 25 phút) 1-Viết lời đáp của em trong trường hợp sau: - Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ ,được cha mẹ khen. +Em đáp: 2-Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một loài cây mà em thích.
  24. ĐỀ SỐ 15) TRƯỜNG TH TỊNH ẤN TÂY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II (2010 – 2011) Lớp: 2 Môn: TIẾNG VIỆT Lớp 2 Họ và tên: Thời gian: 25 phút I/ Phần đọc: 1/ Học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoàn vừa đọc trong các bài: Những quả đào; Chuyện quả bầu; Cây đa quê hương; Người làm đồ chơi; Ai ngoa sẽ được thưởng; Cây và hoa bên lăng Bác; Bóp nát quả cam; Đàn bê của anh Hồ Giáo. 2/ Hình thức kiểm tra: HS bốc thăm - đọc - trả lời câu hỏi trước lớp. 3/ Các đánh giá: - Đọc đúng liền mách, ngắt nghỉ hợi hợp lý: 5 điểm; - Chưa đúng theo yêu cầu trên bị trừ từ 1 đến 4 điểm; - trả lời đúng nội dung câu hỏi: 1 điểm II/ Phần viết: 1/Chính tả (N –V): 5 điểm Bóp nát quả cam Thấy giặc âm mưu chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làn nát quả cam quí. 2/ Tập làm văn: 5 điểm Hãy kể về bố hoặc mẹ của em theo các câu gợi ý sau: a. Bố ( hoặc mẹ) của em làm nghề gì? b. Hằng ngày bố (hoặc mẹ) em làm những gì? c. Những công việc ấy có lợi ích thế nào? d. Tình cảm của em dành cho bố (hoặc mẹ) em như thế nào?
  25. TRƯỜNG TH TỊNH ẤN TÂY KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ KỲ II (2010 – 2011) Lớp: 2 Môn: TIẾNG VIỆT Lớp 2 Họ và tên: Thời gian: 25 phút ( không kể thời gian giao đề) Dựa vào bài tập đọc “Chiếc rễ đa tròn” TV2/2 trang 107 Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng: 1/ Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ làm gì? (1đ) a/ Bác bảo: Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé; b/ bác bảo: Chú nên bỏ chiếc rễ này lại vào thùng rác; c/ Bác bảo: Chú cuốn rễ này lại rồi phơi nắng cho khô. 2/ Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào? (1đ) a/ Cây đa con có vòm lá tròn; b/ Cây đa có hình cong queo; c/ Cây đa to, cành lá xum xuê; d/ Thành cây đa con. 3/ Câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn” nói lên điều gì? (1đ) a/ Các cháu thiếu nhi rất yêu Bác Hồ; b/ Bác Hồ là người quan tâm đến cây đa; c/ Hồ là người có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật; 4/ Bộ phận câu được gạch dưới trong câu “ Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ đa lại, vùi hai đầu rễ xuống đất để nó mọc thành cây đa con có vòm lá tròn” trả lời cho câu hỏi: (0,5đ) a/ Vì sao? b/ Dể làm gì? c/ Như thế nào? 5/ Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa (0,5đ) a/ Nóng bức – oi nồng; b/ Yêu thương – quí mến; c/ Yêu – ghét
  26. II/ Tập làm văn: 5 điểm Hãy kể về bố hoặc mẹ của em theo các câu gợi ý sau: a. Bố ( hoặc mẹ) của em làm nghề gì? b. Hằng ngày bố (hoặc mẹ) em làm những gì? c. Những công việc ấy có lợi ích thế nào? d. Tình cảm của em dành cho bố (hoặc mẹ) em như thế nào? BÀI LÀM ĐỀ SỐ 16) Họ và tên: Ngày tháng năm 2011 Lớp: Trường: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học: 2010 - 2011 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng (6 điểm) : II. Đọc thầm, trả lời câu hỏi, bài tập (4 điểm) Đọc thầm bài “ Cây và hoa bên lăng Bác ” (sách Tiếng Việt 2 - Tập hai trang 111). Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : 1.Kể tên các loài cây được trồng phía lăng Bác ? a. Cây vạn tuế, dầu nước b. Cây vạn tuế, hoa ban c. Cây vạn tuế, dầu nước, hoa ban 2.Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác ? a. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa ngâu. b. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu. c. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu
  27. 3.Vì sao họ lại mang cây và hoa đẹp nhất khắp miền đất nước về trồng bên lăng Bác? a. Để thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác. b. Trồng nhiều loại cây và hoa cho đẹp . c. Vì khi Bác còn sống Bác rất thích hoa . 4.Bộ phận câu được gạch dưới trong câu: "Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên" Trả lời cho câu hỏi : a. Ở đâu ? b. Khi nào ? c. Vì sao? B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: 5 điểm ( Nghe viết trong thời gian 15 phút ) Bài “ Ai ngoan sẽ được thưởng ” ( Tiếng Việt 2 tập hai -trang 100 ), viết đầu bài và đoạn “ Một buổi sáng da Bác hồng hào.” II. Tập làm văn (5 điểm ) 25 phút Viết một đoạn văn (4 đến 5 câu) nói về một loại cây mà em thích , dựa vào gợi ý dưới đây : a. Đó là cây gì , trồng ở đâu? b. Hình dáng cây như thế nào ? c. Cây có ích lợi gì ? Bài làm :
  28. ĐỀ SỐ 17) Thời gian: 70 phút (không kể thời gian phát đề) A.KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (6 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) Những quả đào Sau một chuyến đi xa, người ông mang về nhà bốn quả đào. Ông bảo vợ và các cháu : - Quả to này xin phần bà. Ba quả nhỏ hơn phần các cháu. Bữa cơm chiều hôm ấy, ông hỏi các cháu : - Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không ? Cậu bé Xuân nói : - Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm. Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò. Chẳng bao lâu, nó sẽ mọc thành cây đào to đấy, ông nhỉ ? - Mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi. - Ông hài lòng nhận xét. Cô bé Vân nói với vẻ tiếc rẻ : - Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi. - Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá ! Thấy Việt chỉ chăm chú nhìn vào tấm khăn trải bàn, ông ngạc nhiên hỏi : - Còn Việt, sao cháu chẳng nói gì thế? - Cháu ấy ạ? Cháu mang đào cho Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy không muốn nhận. Cháu đặt quả đào trên giường rồi trốn về. - Cháu là người có tấm lòng nhân hậu ! Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ. Phỏng theo LÉP TÔN-XTÔI Em hãy đọc câu chuyện Những quả đào sau đó hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời thích hợp. Câu 1. Xuân làm gì với quả đào? A.Xuân đã ăn quả đào và đem hạt trồng. B.Xuân đã để dành quả đào. C.Xuân đã đem quả đào cho bạn Sơn đang ốm . Câu 3. Việt làm gì với quả đào? A.Việt đã ăn quả đào và vứt hạt đi. B.Việt đã ăn quả đào và đem hạt trồng. C.Việt đã đem quả đào cho bạn Sơn đang ốm. Câu 3: Ông đã khen Việt là người như thế nào? A. Là người thật thà. B.Là người có tấm lòng nhân hậu C.Là người hiền lành
  29. Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Việt đem quả đào cho bạn Sơn đang ốm” trả lời cho câu hỏi nào? A.Làm gì ? B.Là gì ? C.Như thế nào ? B- KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả nghe viết : (5 điểm) Thời gian làm bài 15 phút Người làm đồ chơi Trang 135/SGK- TV2 – tập2 2. Tập làm văn (5 điểm) Thời gian làm bài 25 phút Đề bài : Em hãy viết đoạn văn từ ( 3 đến 5 câu ) nói về một loài cây mà em thích. Gợi ý: a/ Đó là cây gì, trồng ở đâu ? b/ Hình dáng cây như thế nào ? c/ Cây có ích lợi gì ? Bài làm ĐỀ SỐ 18) TRƯỜNG TH&THCS THIỆN MỸ Thứ ngày thỏng 05 năm 2011 Lớp: Hai / . Họ và tờn: . BÀI KIỂM TRA CUỐI Kè II Năm học : 2010 – 2011 MễN : TIẾNG VIỆT Thời gian : 60 phỳt (Khụng kể thời gian phỏt đề) A / PHẦN ĐỌC I. Đọc thành tiếng: GV cho học sinh bốc thăm 1 trong cỏc bài tập đọc từ tuần 24 đến tuần 33. (6đ)
  30. II. Đọc hiểu :( 4đ) Đọc cỏc đoạn văn sau: * Đoạn văn 1: Chuyện trên đường Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói : - Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường. Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau: Câu 1. Trên đường đi học Nam gặp: A. bà ngoại. B. một bà cụ già. C. nhiều người lái xe. Câu 2. Bạn Nam có điểm đáng khen là: A. biết giúp đỡ người già yếu. B. dũng cảm. C. đi học chăm chỉ. Câu 3. Bà cụ muốn : A. tìm nhà người thân. B. đún xe về quê. C. sang bên kia đường. Câu 4. Trong câu “Bà cụ không qua đường được vì xe cộ đi lại nườm nượp.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi : Vì sao ? là: A. Bà cụ B. không qua đường được C. vì xe cộ đi lại nườm nượp. * Đoạn văn 2 Ông tôi Ông tôi năm nay đã già lắm.Tóc ông bạc phơ và răng thì không thể ăn mía như tôi được. Thế mà hôm nọ ông lại trồng một cây ổi, giống ổi Bo, quả to, thơm ngọt. Tôi liền hỏi: - Ông ơi, ông ăn ổi làm sao được nữa ạ? Ông nhìn tôi, móm mém cười: - Ông không ăn được thì đã có cháu ông ăn!
  31. Ông tôi đã già, thế mà không một ngày nào ông quên ra vườn. Tôi vẫn thường tha thẩn theo ông, khi thì xới gốc, lúc tưới nước giúp ông. Tôi thầm mong sao cho ông đừng già thêm nữa. II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng: 5.Ông được miêu tả : A. Còn rất trẻ B. Còn rất khoẻ C. Đã già lắm 6. Cháu thấy ông trồng cây : A. Cây mía B. Cây ổi C. Cây chuối 7. Điều khiến cháu ngạc nhiên hỏi ông là : A. Ông trồng giống ổi Bo. B. Ông không ăn được ổi. C. Ông đã già còn trồng ổi. 8. Ông trả lời cháu : A. Ông vẫn còn ăn được ổi. B. Ông không ăn được thì đã có cháu ông ăn. C. Ông trồng ổi cho mọi người cùng ăn. B / PHẦN VIẾT : 1.Chớnh tả : (5đ ) GV đọc cho HS viết bài : Mưa rừng
  32. 2. Tập làm văn : ( 5 điểm) Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu kể về một loài cây mà em thích, dựa vào các gợi ý dưới đây: - Em thích nhất loài cây nào ? - Cây được trồng ở đâu ? - Hình dáng của cây (thân, cành, lá, hoa, quả có gì nổi bật) - Cây có ích lợi gì đối với em và mọi người ? Bài làm ĐỀ SỐ 19) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 2- NĂM HỌC: 2010 - 2011 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao phiếu) Họ và tên: Lớp: Bài 1 (1điểm) Cho các câu sau, mỗi câu thuộc loại mẫu câu nào? a. Cây đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. b. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu. c. Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. d. Bà ngoại lên thăm em vào tháng trước.
  33. Bài 2 (1 điểm) Trong câu sau có mấy từ chỉ đặc điểm? Đó là những từ nào? Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Có từ. Đó là các từ: Bài 3 (1 điểm) Tách đoạn văn sau thành 3 câu, ghi dấu chấm vào chỗ kết thúc từng câu rồi chép lại đoạn này vào chỗ trống. Bác ra đến ngoài thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào Bác tươi cười bế một em gái nhỏ nhất lên và cho em một quả táo mọi người bấy giờ mới hiểu và cảm động trước cử chỉ thương yêu của Bác. Bài 4 (1 điểm) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì cô cũng lấy làm lạ. Thấy một con vật đang gặm cỏ, cô hỏi cậu anh họ: - Sao con bò này không có sừng hả anh? Cậu anh đáp: - Bò không có sừng vì nhiều lý do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó là con ngựa. a. Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy thế nào? b. Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì? Bài 5 (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn nói về con vật mà em thích. ĐỀ SỐ 20) Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKII Lớp: 2 .Trường TH NĂM HỌC: 2010- 2011 MÔN: TIẾNG VIỆT I. ĐỌC HIỂU: (4 điểm) Thời gian: 30 phút
  34. HS đọc thầm bài: Kho báu (TV2 tập2/83)(15p) và trả lời câu hỏi sau: Khoanh vào chữ cái đầu đúng nhất 1.Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì? a, Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. b, Trở thành một người giàu có nhất vùng. c, Trở thành một ông chủ giàu có. 2.Trước khi mất người cha cho các con biết điều gì? a, Kho báu dấu dưới gốc cây, các con đào lên mà dùng. b, Kho báu dấu dưới gốc ruộng, các con đào lên mà dùng. c, Kho báu dấu dưới gốc hồ, các con đào lên mà dùng. 3. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? Trả lời: 4.Khi viết hết câu ta dùng dấu gì? a, Dấu chấm. b, Dấu chấm than. c, Dấu chấm hỏi. II. BÀI VIẾT: 1.CHÍNH TẢ: (Viết đoạn 3 bài “Chếc rễ đa tròn”) . . . . 2. TẬP LÀM VĂN: a, Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen. Em đáp: b, Hãy viết một đoạn văn (3 đến 5 câu ) nói về ảnh Bác Hồ. . . ĐỀ SỐ 21) Phần 1 I. Bài tập: (Đọc hiểu) 4đ Thời gian 30 phút. Học sinh đọc thầm bài: “ Chiếc rễ đa tròn”(SGK TV2 Tập 2 trang 107- 108) và làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài. 1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì? A. Cuốn chiếc rễ đa lại cất đi. B. Cuốn chiếc rễ đa lại trồng nó. C. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem phơi nắng.
  35. 2. Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? A. Có tán lá tròn. B. Có vòng lá tròn. C. Có tán lá như một cái lọng. 3. Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? A. Chơi trò dung dăng dung dẻ. B. Chơi trò bịt mắt bắt dê. C. Chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. 4. Quả măng cụt tròn như quả cam. Trả lời cho câu hỏi: A. Là gì? B. Làm gì? C. Như thế nào? Phần II. Chính tả: ( Nghe viết ) 5đ Thời gian trong 15 phút bài Ai ngoan sẽ được thưởng PhầnIII. Tập làm văn: 5đ ( Thời gian 25 phút) 1. Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng chỉ có em ở nhà. 2. Viết một đoạn văn ngắn(Khoảng 4-5 câu) nói về một loài cây mà em thích. ĐỀ SỐ 22) PHIẾU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Thời gian: 40 phút( Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp 2: A. Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
  36. - Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 5-6 chữ trong bài tập đọc ở SGK, Tiếng Việt 2, tập 2( do Gv tự lựa chọn và chuẩn bị trước , ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trangvaof phiếu cho từng HS bốc thăm, đọc thành tiếng) - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do Gv nêu. II. Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm)- 30 phút CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẽ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ quát: - Tao đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy , thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ. trồng bắp cải từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia dã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại ruu nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo TRUYỆN CỔ Ê- ĐÊ Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia để đi vào rừng? a. Vì thóc gạo thích đi chơi. b. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi. c. Vì Hơ Bia khinh rẽ thóc gạo. 1. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia ? a. Vì Hơ Bia không có gì để ăn. b. Vì Hơ Bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. c. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá. 3. Từ nào trái nghĩa với từ Lười biếng? a. lười nhác b. nhanh nhẹn c. chăm chỉ 4. Bộ phận gạch chân trong câu “ Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Là gì? b. Làm gì? c. Như thế nào? B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả nghe - viết( 5 điểm)- 15 phút QUA SUỐI Trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Một chiến sĩ đi sau sẩy chân ngã vì dẫm phải hòn đá kênh. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc chắn để người đi sau khỏi bị ngã.
  37. II. Tập làm văn( 5 điểm) - 25 phút Viết một đoạn văn ( từ 4 đến 5 câu) kể về một việc tốt mà em đã làm ở nhà hoặc ở trường, dựa theo gợi ý dưới đây: a) Em đã làm được việc tốt gì? Việc đó diễn ra vào lúc nào? b) Em đã làm việc tốt ấy ra sao? c) Kết quả ( hoặc ý nghĩa ) của việc tốt đó là gì? ĐỀ SỐ 23) Họ và tên: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II Năm học: 2010- 2011 Lớp: Trường MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 2 I. Bài tập: (Đọc hiểu) 4đ Thời gian 30 phút. Học sinh đọc thầm bài: “ Chiếc rễ đa tròn”(SGK TV2 Tập 2 trang 107- 108) và làm các bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài. 5. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì? A. Cuốn chiếc rễ đa lại cất đi. B. Cuốn chiếc rễ đa lại trồng nó. C. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem phơi nắng. 6. Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? A. Có tán lá tròn. B. Có vòng lá tròn. C. Có tán lá như một cái lọng. 7. Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? A. Chơi trò dung dăng dung dẻ. B. Chơi trò bịt mắt bắt dê. C. Chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. 8. Quả măng cụt tròn như quả cam. Trả lời cho câu hỏi: A. Là gì? B. Làm gì? C. Như thế nào? II. Chính tả: ( Nghe viết ) 5đ Thời gian trong 15 phút
  38. III. Tập làm văn: 5đ ( Thời gian 25 phút) 1. Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng chỉ có em ở nhà. 2. Viết một đoạn văn ngắn(Khoảng 4-5 câu) nói về một cây mà em thích. ĐỀ SỐ 24) PHÒNG GD&ĐT TP ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ II TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2011-2012 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 A.PHẦN ĐỌC 1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) 2. Đọc hiểu: (4 điểm) (30 phút) Đọc thầm bài: Quyển sổ liên lạc Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển vở mỏng đã ngã màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn: -Sao chữ bố đẹp thế mà thầy con chê ? Bố bảo: - Đấy là dạo sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy. - Thế bố có được thầy khen không? Giọng bố buồn hẳn: -Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hy sinh. NGUYỄN MINH *Dựa vào bài tập đọc trên, hãy khoanh tròn vào chữ cái (a,b,c) trước ý em cho là đúng nhất. Câu 1: Trong quyển sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì? a.Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà b. Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải chăm chỉ hơn. c. Tháng nào cô cũng nhắc Trung phải làm bài tập ở nhà. Câu 2: Tại sao bố Trung lại đưa cho cậu quyển sổ liên lạc của bố? a.Vì bố muốn kể cho Trung nghe chuyện ngày xưa khi bố đi học. b.Vì bố muốn Trung biết rằng ngày xưa bố cũng bị thầy phê là chữ xấu nhưng nhờ bố chăm chỉ luyện tập thêm nên chữ mới đẹp. c.Vì bố muốn chỉ cho Trung biết rằng bố lúc nào cũng viết chữ đẹp.
  39. Câu 3: Câu “Bố Trung là người rất khéo tay.”có cấu tạo như thế nào? a.Mẫu câu Ai làm gì? b. Mẫu câu Ai là gì? c. Mẫu câu Ai thế nào? Câu 4: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào cùng nghĩa với nhau ? a. Chăm chỉ - siêng năng b. Cần cù - học giỏi c. Giỏi giang - nhanh nhẹn B.PHẦN VIẾT: 1. Chính tả: (15 phút) Nghe-viết: Cây và hoa bên lăng Bác (Từ Cây và hoa .nở lứa đầu.) 2. Tập làm văn: (25 phút) a) Nói lời đáp của em: - Khi bố mẹ chúc mừng em đạt điểm 10 - Khi em làm hỏng cây bút của bạn. b) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu nói về một loài cây mà em thích. Gợi ý: - Đó là cây gì, trồng ở đâu ? - Hình dáng cây như thế nào ? - Cây có ích lợi gì ?
  40. ĐỀ SỐ 25) Thứ ngày tháng năm 2010 kiểm tra cuối học kì II Môn : tiếng việt - lớp 2 Hång Quang ứng hòa - Hà Nội Thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian giao đề) A. Kiểm tra đọc I- Đọc thành tiếng (6điểm) - Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 SGK Tiếng Việt 2 - Tập II. - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó do giáo viên nêu. II - Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể . Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở ngoài bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không, có đồng chí nhắc: - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Câu chuyện này kể về việc gì ? A. Bác Hồ rèn luyện thân thể . B. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. C. Tập thể dục xong Bác Hồ tắm nước lạnh . 2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ? A. Dậy sớm tập thể dục. B. Leo núi cao nhất trong vùng . C. Chạy, leo núi và tắm nước lạnh. 3. Qua nội dung bài giúp em học được điều gì ? A. Tập thể dục phải đi chân không. B. Tập thể dục xong phải tắm nước lạnh. C. Chăm chỉ tập thể dục và rèn luyện cơ thể sẽ tốt cho sức khỏe. 4. Bộ phận in đậm trong câu: “Bác tập chạy ở ngoài bờ suối.” trả lời cho câu hỏi nào ? A. Là gì ? Làm gì ? C. Như thế nào ?
  41. B. kiểm tra viết I. Chính tả ( Nghe - viết ) : Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. II. Tập làm văn Hãy viết một đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) kể về một việc tốt em đã làm ở nhà hay ở trường, dựa theo gợi ý sau : a) Em đã làm việc gì tốt, việc đó diễn ra vào lúc nào ? b) Em đã làm việc tốt ấy ra sao ? c) Kết quả (hoặc ý nghĩa) của việc tốt là gì ? ĐỀ SỐ 26) Thø ngµy th¸ng n¨m 2010 kiĨm tra cuèi häc k× II §Ị sè 2 M«n : tiÕng viƯt - líp 2 Hång Quang Thêi gian lµm bµi : 60 phĩt (kh«ng kĨ thêi gian giao ®Ị) øng hßa - Hµ Néi A. KiĨm tra ®äc I- §äc thµnh tiÕng (6®iĨm) - Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc từ tuần 28 đến tuần 34 SGK Tiếng Việt 2 – Tập II. Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó do giáo viên nêu. II - §äc thÇm vµ lµm bµi tËp (4 ®iĨm) Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
  42. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo Nguyễn Khắc Viện Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất : Câu 1 : Nội dung chính của bài văn tả cái gì ? a. Tuổi thơ của tác giả b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu. c. Tả cây đa. Câu 2 : Tác giả cùng lũ bạn thường ngồi hóng mát dưới gốc đa vào buổi: a. Buổi chiều b. Buổi trưa c. Buổi sáng Câu 3 : Những từ ngữ nào trong bài cho biết cây đa đã sống rất lâu : a. Tác giả đã chơi dưới gốc đa lúc còn nhỏ. b. Cổ kính c. Nghìn năm d. Cả b, c đúng Câu 4 : Bộ phận in đậm, gạch chân trong câu : “ Chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát” trả lời cho câu hỏi ? a. Làm gì ? b. Như thế nào ? c. Là gì ? B. kiĨm tra viÕt I. Chính tả (Nghe – viết) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài. II. Tập làm văn. Hãy viết một đoạn văn (Từ 4 đến 5 câu) kể về một việc tốt em đã làm ở nhà hay ở trường, dựa theo gợi ý sau : a) Em đã làm việc gì tốt, việc đó diễn ra vào lúc nào ? b) Em đã làm việc tốt ấy ra sao ? c) Kết quả (hoặc ý nghĩa) của việc tốt là gì ?
  43. ĐỀ SỐ 27) Họ và tên KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC Chữ ký HS: KỲ II GT Lớp: Trường TH Nguyễn Môn kiểm tra: TIẾNG VIỆT - LỚP Hiền HAI Ngày kiểm tra: Năm học : 2010 -2011 / /2011 Thời gian làm bài:65 phút (không kể thời gian phát đề) I/ Kiểm tra đọc: 1/ Đọc thành tiếng (6 điểm) 2/ Đọc hiểu (4 điểm): Thời gian: 25 phút Đọc thầm đoạn văn: “Chiếc rễ đa tròn” 1. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy: - Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! 2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo: - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. 3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. Theo tập sách Bác Hồ kính yêu * Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì? A. Vứt chiếc rễ đa đó đi B. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem cất đi C. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi trồng nó. D. Cuốn chiếc rễ đa lại rồi đem phơi khô. Câu 2: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào? A. Có vòng lá tròn B. Có dáng cong C. Có tán lá khum khum. D. Có tán lá như một chiếc ô
  44. Câu 3: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ? A. Chơi trò trốn tìm . B. Chơi trò bịt mắt bắt dê. C. Chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. D. Chơi trò dung dăng dung dẻ. E. Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu: “ Cây đa con có vòng lá tròn.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Làm gì? B. Như thế nào? C. Là gì? ĐỀ SỐ 28) Thø ngµy th¸ng n¨m 2010 kiÓm tra cuèi n¨m – thi l¹i lÇn 1 M«n : tiÕng viÖt - líp 2 Hång Quang Thêi gian lµm bµi : 60 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) øng hßa - Hµ Néi I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng : Giáo viên chọn văn bản khoảng 50-55 tiếng trong các bài tập đọc đã học ở tuần 19-34 và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài đọc 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Bài: MÓN QUÀ QUÝ NHẤT Ngày xưa, ở gia đình kia có ba anh em trai. Vâng lời cha mẹ, họ ra đi để tự kiếm sống trong một thời gian. Sau một năm, họ trở về. Ai cũng mang về một món quà quý. Người anh thứ hai và người em út biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu. Người anh cả khoác về một tay nải nặng, không biết ở trong đựng những gì. Sau bữa cơm vui vẻ, người cha hỏi người con cả : - Bấy lâu nay con đi đâu, làm gì? - Thưa cha, con đi tìm thầy học những điều hay lẽ phải để dùng trong việc làm ăn hằng ngày.
  45. Trang 45 Nói rồi, anh xin phép cha mở tay nải ra. Mọi người ngạc nhiên : ở trong toàn là sách. Người cha vuốt râu, khen: - Con đã làm đúng. Con người ta, ai cũng cần phải học. Quà của con mang về cho cha là món quà quý nhất. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. Câu 1: Ai biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà châu báu ? a) Người anh cả và người em út. b) Người anh cả và người anh thứ hai. c) Người anh thứ hai và người em út. Câu 2: Người cha quý nhất món quà của ai ? a) Quà của người con cả . b) Quà của người con thứ hai . c) Quà của người con út . Câu 3: Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì? a) Cần biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà, châu báu để cha mẹ vui lòng. b) Cần học nhiều điều hay lẽ phải trong sách để dùng trong việc làm ăn hằng ngày. c) Cần đọc nhiều sách để thoả trí tò mò của bản thân mình. Câu 4: Câu “Ai cũng mang về một món quà quý.” trả lời cho câu hỏi nào ? a) Ai là gì? b) Ai làm gì? c) Ai thế nào ? II.KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả (Nghe viết) Bài : Bóp nát quả cam (SGK TV2 Trang 127)
  46. Trang 46 2. Tập làm văn. Đề bài : Dựa vào gợi ý hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì . . .) a) Bố( mẹ, chú, dì, ) của em làm nghề gì ? b) Hằng ngày,bố ( mẹ, chú, dì ) làm những việc gì ? c) Những công việc ấy có ích lợi như thế nào ? d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì ) như thế nào ? ĐỀ SỐ 29) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Khối :2 Năm học : 2010 - 2011 Môn : Tiếng Vệt ( Đọc hiểu ) Thời gian : 40 phút Ngày thi : *Đọc thầm và làm bài tập : (4 điểm) Cây và hoa bên lăng Bác Trên quãng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi . Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội , đâm chồi, phô sắc , toả ngát hương thơm. Ngay thềm lăng , mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng , cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên , reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp , hoa dạ hương chưa đơm bông , nhưng hoa nhài trắng mịn , hoa mộc , hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt . Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác . Theo Tập Đọc Lớp 4 , 1977
  47. Trang 47 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : Câu 1: Những loài cây được trồng phía trước lăng Bác là : A . Vạn tuế , hoa ban , hoa mộc. B . Vạn tuế , dầu nước ,hoa ngâu . C . Vạn tuế, dầu nước , hoa ban. Câu 2: Những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác là: A . Hoa ban,hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc ,hoa ngâu. B. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hươn, hoa mộc, hoa ngâu . C. Hoa ban,hoa đào Sơn La,hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài,hoa ngâu. Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu” Cây và hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác”. Trả lời cho câu hỏi nào ? A . Làm gì ? B . Ở đâu ? C . Khi nào ? Câu 4: Cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau ? A . Đẹp - xinh B . Yêu - thương C . Trời - đất I/ Chính tả (Nghe – Viết) : 5 điểm Bài : Cây đa quê hương Đoạn viết : “ Chiều chiều ruộng đồng yên lặng” Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát . Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng . II/ Tập làm văn : 5 điểm Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về một người thân của em ( bố , mẹ , chú , dì ) Gợi ý : a. Bố ( mẹ, chú , dì ) của em làm nghề gì ? b. Hằng ngày , bố ( mẹ, chú , dì, ) làm những việc gì ? c. Những việc ấy có ích như thế nào ?
  48. Trang 48 ĐỀ SỐ 30) Phòng GD ĐT TP. Tam Kỳ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 Trường Tiểu học: Lê Thị Hồng Gấm Năm học: 2009-2010 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng (6 điểm) : - Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 50-60 chữ trong bài tập đọc ở sách giáo khoa tiếng việt 2,tập hai (từ tuần 28 đến tuần 34.GVghi rõ tên bài , đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm, đọc thành tiếng II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC Trên quảng trường Ba Đình lịch sử ,lăng Bác uy nghi mà gần gũi .Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi,phô sắc,toả ngát hương thơm ngay thềm lăng ,mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng ,cạnh hàng dầu nước thẳng tắp những đoá hoa ban đã nở lứa đầu Sau lăng ,những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ .Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông ,nhưng hoa nhài trắng mịn,hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt . Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. Theo tập đọc lớp 4,1977 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : 1.Kể tên các loài cây được trồng phía lăng Bác ? a.Cây vạn tuế,dầu nước b.Cây vạn tuế ,hoa ban c.Cay vạn tuế ,dầu nước ,hoa ban 2.Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác ? a. Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ , hoa dạ hương , hoa ngâu. b. Hoa ban , hoa đào Sơn La , hoa sứ đỏ Nam Bộ ,hoa dạ hương, hoa nhài ,hoa mộc , hoa ngâu c. Hoa ban , hoa đào Sơn La , hoa sứ đỏ Nam Bộ , hoa dạ hương , hoa mộc , hoa ngâu 3.Vì sao họ lại mang cây và hoa đẹp nhất khắp miền đất nước về trồng bên lăng Bác ? a. Để thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác. b. Trồng nhiều loại cây và hoa cho đẹp . c. Vì khi Bác còn sống Bác rất thích hoa . 4.Bộ phận câu được gạch dưới trong câu:" Sau lăng,những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên "Trả lời cho câu hỏi : a. Ở đâu ? b. Khi nào ? c.Vì sao?
  49. Trang 49 B. Kiểm tra viết I. Chính tả: nghe - viết (5 điểm) - 15 phút NHỮNG QUẢ ĐÀO II. Tập làm văn (5 điểm ) 25 phút Viết một đoạn văn (4 đến 5 câu) nói về một loại cây mà em thích , dựa vào gợi ý dưới đây : a. Đó là cây gì , trồng ở đâu? b. Hình dáng cây như thế nào ? c. Cây có ích lợi gì ? Bài làm : ĐỀ SỐ 31) Thứ ng à y tháng n ă m THI KIỂM TRA HKII Môn thi : Tiếng Việt Thời gian : 60 phút I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM) 1) Đọc thầm – trả lời câu hỏi: (4đ) Bài “Chuyện quả bầu” TV3 Trang 116-117. Đánh dấu X vào câu đúng nhất.
  50. Trang 50 Câu 1: Con dúi nói với hai vợ chồng người đi rừng điều bí mật gì? a) Báo sắp có mưa to, gió lớn, làm ngập lục khắp nơi. b) Sắp có mưa to. c) Sắp cógió lớn. Câu 2: Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn? a) Chuẩn bị thức ăn. b) Chuẩn bị chiếc thuyền. c) Làm theo lời con dúi, chui vào khúc gỗ rổng, bịt sáp nên thoát nạn. Câu 3: Có chuyện gì lạ xảy ra đối với hai vợ chồng sau nạn lủ lụt? a) Người vợ sinh ra một quả bầu. b) Trong quả bầu có những người nhỏ bé nhảy ra. c) Mặt đất vắng tanh không có một bóng người Câu 4: Câu chuyện Quả bầu nói lên điều gì? a) Sự ra đời của dân tộc Khơ-mú. b) Sự ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam c) Sự ra đời của dân tộc Kinh. 2) Đọc thành tiếng (6 đ) Cho học sinh đọc thành tiếng bài “Cây và Hoa bên lăng Bác” TV2. kết hợp trả lời câu hỏi ứng với đoạn đã đọc. II/ KIỂM TRA VIẾT:(10 Điểm) 1/. Chính tả : Nghe – viết ( 4 điểm ) a) Bài: Việt Nam có Bác ( SGK TV 2 trang 109.) b) Điền vào chỗ trống dữ hay giữ? (1đ) Hổ là loài thú ; .Bộ đội canh .biển trời.
  51. Trang 51 2/.Tập làm văn: ( 5 điểm ) Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn nói về ảnh Bác Hồ. a. Ảnh bác Hồ treo ở đâu? b. Trông Bác như thế nào? (râu tóc, vầng trán, đôi mắt ) c. Em muốn hứa với Bác điều gì? Bài làm ĐỀ SỐ 32) Tập làm văn lớp 2: Tả về một người thân của em By TTD 31-10-2011 (Giúp Con Học) — Tập hợp một số bài văn của học sinh lớp 2A1 (niên học 2011- 2012), Tiểu học Dân lập Lê Quý Đôn, Hà Nội, với đề bài “Tả về một người thân của em”. Các bài văn đã được cô giáo chủ nhiệm sửa lỗi và vẫn giữ nét hồn nhiên của những cô bé, cậu bé 8 tuổi, mới chập chững tập làm văn. Bạn Minh Châu Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong, Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em. Bạn Gia Bảo Người em yêu nhất là bố. Bố em tên là Lê Xuân Thành. Bố có khuôn mặt vuông nhìn thật rắn rỏi. Mái tóc của Bố em thẳng được cắt ngắn gọn gàng. Quần bò và áo phông là trang phục mà bố Thành yêu thích. Buổi chiều, Bố hay chơi đá bóng và cầu lông với em. Mùa hè vừa qua, Bố còn dạy em học bơi nữa. Em rất yêu Bố. Em chúc Bố mạnh khỏe và có thật nhiều niềm vui.
  52. Trang 52 Bạn Mai Anh Có rất nhiều người thân mà em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em có một khuôn mặt rất xinh đẹp. Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon miệng cho em và bố. Sau một ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ thường hỏi han tình hình học tập của em và an ủi em mỗi khi em gặp khó khăn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe để em và bố có thể tặng mẹ thật nhiều tình yêu thương. Bạn Phương Linh Bà ngoại của em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Trước đây bà làm nghề giáo viên. Dáng người của bà thon thả, khuôn mặt của bà đôn hậu. Bà thường mặc những bộ quần áo bà ba trông rất thướt tha. Bây giờ bà đã nghỉ hưu. Hàng ngày bà thường đi chợ mua thức ăn cho mọi người trong gia đình em. Bà nấu ăn rất ngon. Em nhớ ngày em còn bé, mẹ em nấu cháo em không ăn , bà ngoài nấu thì em mới ăn. Em cảm ơn và yêu quý bà rất nhiều. Em mong bà sống thật lâu với em. Bạn Nhật Hằng Gia đình em, ngoài ba mẹ và em ra còn có chị Hằng. Chị năm nay mười ba tuổi, chị đang học lớp bảy trường Đoàn Thị Điểm. Khuôn mặt chị hình trái xoan, mái tóc dài ngang vai. Cái miệng chị cười rất tươi, lô rõ hai lúm đồng tiền duyên dáng. Những năm còn học tiểu học, chị Hằng luôn là học sinh giỏi của trường. Lên cấp hai, chị vẫn duy trì được thành tích học tập đó. Ba mẹ em rất tự hào về chị. Ở nhà, ngoài thời gian học tập, chị còn giúp đỡ mẹ những việc lặt vặt trong nhà. Thỉnh thoảng chị còn giúp em giải những bài toán hóc búa nữa. Em mong muốn mình cũng học giỏi như chị. Em rất yêu chị. Bạn Tú Trinh Gia đình con có ba thành viên: bố, mẹ, con. Trong đó người mà con yêu nhất là mẹ con. Mẹ con có mái tóc mượt mà và bóng. Khuôn mặt mẹ con rất tròn. Con nhớ, mẹ đã đưa con đi vườn Bách thú, đi chơi, mua quần áo, đi tập xe và đi xem phim. Con còn nhớ những lúc con bị ốm, mẹ luôn chăm sóc con rất dịu dàng. Mẹ còn nấu cháo cho con ăn để con mau khỏi bệnh. Con rất biết ơn những gì mẹ đã giành cho con. Bạn Thiên Tân Mẹ em tên là Hà. Năm nay mẹ em bốn mươi tuổi. Mẹ em có dáng người hơi thấp, khuôn mặt mẹ tròn, mái tóc mẹ uốn xoăn. Mẹ em rất xinh đẹp. Mỗi khi mẹ em cười, những nụ cười rạng rỡ làm mọi người thấy mẹ thật tươi trẻ. Mỗi khi đi làm, mẹ thường mặc những bộ váy áo giản dị nhưng vẫn đẹp. Em nhớ khi em còn nhỏ, mẹ thường đưa em đi chơi công viên và mua cho em những món đồ chơi em thích. Em thấy được là con của mẹ thật hạnh phúc biết bao.
  53. Trang 53 Bạn Việt Huy Trong gia đình, người em yêu nhất là mẹ. Mẹ em tên là . . Năm nay mẹ ba mươi lăm tuổi. Mẹ em có mái tóc ngắn rất xinh. Khuôn mặt của mẹ hơi tròn. Dáng người mẹ cao và cân đối. Đi làm về mẹ thường vào bếp nấu cơm cho cả nhà. Sau đó, mẹ tưới cây và dạy em học. Em sẽ nhớ mãi hôm sinh nhật em, mẹ đã bỏ nhiều công sức làm bánh lưỡi mèo tặng em. Em rất yêu và biết ơn mẹ em. Em luôn mong muốn mẹ mạnh khỏe và hạnh phúc. Bạn Minh Khuê Người em yêu nhất cũng là thành viên nhỏ tuối nhất trong gia đình em là em Tít. Khuôn mặt em Tít tròn nhìn rất ngộ nghĩnh. Mỗi sáng, em Tít thường mặc những bộ đồ hình con gấu trông rất đáng yêu. Mỗi khi chơi đồ chơi, em Tít thích chơi nhất là xếp hình. Khi xếp được những tòa nhà cao, em lại nói: “cao cao”. Mỗi buổi chiều đi học về, em rất háo hức được gặp Tít. Em vui vì có một người em như Tít. Bạn Khánh Linh Mình có một em gái tên là Mỹ Linh. Em mình năm nay một tuổi rưỡi. Khuôn mặt của em tròn tròn trông rất đáng yêu. Mái tóc em Linh ngắn. Mỗi lần em cười, miệng em thật tươi tắn. Trang phục em gái mình thường mặc là váy có nhiều hình ngộ nghĩnh. Trước khi đi ngủ, mình và em thường hay chơi đuổi bắt rất vui vẻ. Mình rất yêu quý em mình. Mình chúc em luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn để mình và em có thể đi học chung một trường. Bài văn tả con vật mà em yêu quý – Tả con chó Ôi ! Tuyệt quá ! em reo lên khi thấy mẹ đem về một chú cún thật dễ thương. Em vội ẵm chú vào phòng. Sau một hồi suy nghĩ, em đã đặt cho chú cái tên là Vằn Đen. Khi mẹ mới đem về, Vằn Đen sợ hãi, lúc nào cũng nép trong vách tường. Thế mà chỉ vài ngày sau, chú đã lân la làm quen với em, em xuống bếp, chú cũng xuống bếp, em lên phòng, chú cũng lên phòng. Nhìn vào đôi mắt Vằn Đen, em thấy nó như đang ước muốn một điều gì thì phải ? Em liền bế nó lên, nói nựng : “Muốn làm quen với anh hả ? Chú mình! Được thôi, từ nay chú có tên là Vằn Đen, chịu không ?”. Vằn Đen liền phe phẩy cái đuôi như đồng ý với cái tên thật dễ thương của mình. Chú chó này có một bộ lông màu nâu xen kẽ trắng, có hình dáng như một con thạch sùng, được người đời gọi là tứ túc mai hoa. Cái đầu nhỏ nhắn, trông giống như một cái yên xe đạp. Hai tai lúc nào cũng dong dỏng dựng đứng như đang nghe ngóng một điều gì. Đôi mắt Vằn Đen lộ vẻ ngây thơ, nhưng ban đêm, đôi mắt ấy ngời xanh giúp chú có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên trông giống như của một chú hổ con. Cái miệng thoạt nhìn có vẻ hiền lành, nhưng khi chú gầm lên, những chiếc răng nanh hiện ra trông dữ tợn như một con ác thú. Cái mũi thì thật kì lạ, lúc nào cũng ướt như người bị cảm cúm. Chùm lông đuôi xù xì, xoắn thành hình chữ o, phe
  54. Trang 54 phẩy khi vui vẻ, duỗi ra khi buồn rầu. Những lúc em đi học về. Mới thoạt nhìn thấy ở đầu ngõ, chú đã vui mừng nhảy chồm hai chân trước lên bắt tay em, tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình em đang đánh một giấc ngon lành sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng chú vẫn thức, vẫn đứng đó, canh giấc ngủ cho cả nhà. Đặt biệt là khi có khách lạ, chú nhe hai hàm răng thật dữ tợn, sủa “gâu, gâu” làm cho ông khách nào cũng phải sợ. Thế mà bố em chỉ vừa mới gọi một tiếng là chú im bặt ngay. Tuy là chó nhưng chú cũng rất ghét chuột. “Chíp, chíp” đấy, một con chuột to gan đang đi trước mõm chú đấy. Con chuột xấu số, không biết Vằn Đen đang tức giận, vẫn vô tư nhấm nháp từng hạt thóc ngon lành. Bỗng “ào” một cái, chú chuột đã nằm gọn trong móng vuốt của Vằn Đen. Thực ra chú ta chỉ định hù doạ con chuột nhỏ bé. Nhưng vì vồ quá mạnh nên con chuột thảm thương đã ngoẻo tự bao giờ. Thường ngày, khi ăn cơm với chú thì khỏi phải chê! Chú ăn lia lịa, ăn không kịp nuốt, em vừa mới ăn được có nửa chén cơm mà chú đã dọn sạch cả cái xoang to. Ăn xong chú còn liếm lại thật kĩ như thể không để cho một hạt cơm nào còn sót lại, trông mới dễ ghét làm sao ! Hình như chú thích em lắm! Khi em xem ti vi, chú hay đến bên em dụi dụi vào chân như muốn em vuốt ve bộ lông mềm mại hay nựng nịu với chú một tí. Em quý chú lắm! Những lúc rảnh rỗi, em thường cùng chú chơi đùa không biết chán.Vào những lúc đó, mọi phiền toái trong đầu em đều tan biến. Vằn đen của em là như thế đó. Khôn ngoan và thật đáng yêu! Bai van ta con cho nhung bai van ta me luc em bi om, nhung bai van hay ta ve nguoi me cua em, Bai van hay tu ay, van hay ve bai tu ay, ta lai hinh anh nguoi than cham soc em khi em bi om, ta hinh dang me, mau hoa don le, em hay ta lai me, Em hay phan tich ve nguoi me cua em, cam nhan ve ben que MỘT SỐ ĐOẠN VĂN HAY CỦA HỌC SINH LỚP HAI Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh biển vào buổi sáng: Cảnh biển buổi sáng ở Vũng Tàu tuyệt đẹp. Mặt trời to và đỏ rực hiện dần lên sau rặng núi xa. Trên bầu trời hồng có mấy đám mây bay nhởn nhơ. Xa xa, đàn hải âu chao mình bay liệng. Đoàn thuyền đang lừng lững hướng về bến cảng sau mấy ngày đi đánh cá. Em nhớ mãi buổi sáng đẹp trời ấy ở bãi biển Vũng Tàu. Đề bài : Viết từ ba đến 5 câu nói về em bé của em (Hoặc em bé của nhà hàng xóm): Ở nhà em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi Bo. Bây giờ em đã lên hai tuổi rồi đấy. Bé có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Khuôn mặt Bo rất tươi, lúc nào cũng cười. Tóc em đen nháy giống như tóc mây. Bo hơn tròn nên dáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con. Mỗi khi đi học về, Bo liền chạy ra mừng và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bo và thích chơi với em bé mỗi khi mẹ bận việc.
  55. Trang 55 Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn để tả về mùa xuân. Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba. Thời tiết rất ấm áp. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa huệ, hoa hồng, hoa đào, hoa mai. Mùa xuân cũng có rất nhiều loại quả. Ngày tết mùa xuân em được bố mẹ ông bà lì xì. Em rất thích mùa Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 - 5 câu để nói về ảnh của Bác Hồ mà em được nhìn thấy (Bài kiểm tra viết cuối kì 2 - lớp hai) Ảnh Bác Hồ được treo một cách trang trọng ngay chính giữa bức tường lớp học của em. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào. Vầng trán của Bác cao lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.